Yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đối với con người

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục học: Thực trạng kỹ năng giảng dạy trên lớp của sinh viên trường Đại học Sư phạm Tp. HCM (Trang 38 - 44)

6. Nhóm KN kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh

1.3. VAN ĐỀ REN LUYEN KỸ NĂNG GIẢNG DAY TREN LỚP

1.3.1. Tính cấp thiết của việc rèn luyện kỹ năng giảng dạy trên lớp cho

1.3.1.1. Yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đối với con người

Việt Nam

Yêu cẩu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đặt ra cho mỗi người Việt

Nam cần phải có sự chuyển mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.

Xã hội phát triển cùng với sự hội nhập của nền kinh tế tri thức đòi hỏi đội ngũ

lao động có kỹ thuật và chuyên môn cao ngày càng trở nên bức thiết. Vấn để

nguồn nhân lực được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển xã hội của các quốc gia, dân tộc. Viện sĩ Phạm Minh Hạc nhấn mạnh "giáo dục và đào

tạo con người có đạo đức, tri thức, kỹ năng...được coi là điều kiện tiên quyết

để phát triển nguồn lực con người."{23, tr.15], “giáo dục là quá trình nâng

cao tri thức và kỹ nang, và trước hết, giáo dục là phương tiện mang lại sự phát

triển của cá thể ”{23, tr.56].

Bên cạnh đó, khi để cập đến các nhiệm vụ dạy học đại học. các nhà giáo dục học rất quan tâm đến việc trang bị kỹ năng cho sinh viên. Trong đó nhiệm vu đầu tiên là “trang bị cho sinh viên hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng về một lĩnh vực khoa học nhất định, bước đầu trang bị cho sinh viên

phương pháp luận khoa học, các phương pháp nghiên cứu và phương pháp tự

học có liên quan tới nghề nghiệp tương lai của họ”{9, u.28]. Thật vậy, hoạt

động day học là một hoạt động phức tap của người thay để có được phẩm chất nhân cách tốt đẹp mà giáo dục học sinh. Hơn nữa, phẩm chất và kỹ năng làm thầy phải được rèn luyện song song với quá trình học văn hóa chung và là kết quả của một quá trình rèn luyện lâu dài thông qua một hệ thống hoạt động

thực hành nghiệp vụ công phu.

Như vậy, trước hết người lao động phải có tri thức, trình độ văn hóa

Yêu cầu về mặt wi thức, biểu hiện trước hết ở sự hiểu biết về những lĩnh

vực khoa học cơ bản, về những vấn để chung của xã hội như kinh tế, văn hoá, chính trị..Trong đó, yêu câu về tri thức, trình độ chuyên môn sâu, rộng là một yêu cầu cấp bách. Bên cạnh đó, người lao động cũng cần phải thông thạo ngoại ngữ và vi tính, vừa có thể giao lưu, hội nhập với bạn bè thế giới, vừa là những phương tiện hữu hiệu cho việc tìm kiếm và mở mang tri thức chuyên

môn.

Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin và hệ thống mạng

Internet phát triển mạnh như vũ bão, khối lượng thông tin trì thức trở nên rộng

lớn, phong phú, da dạng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các thông tin, trì

-33-

thức sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu, lỗi thời nếu không cập nhật hoá. Đồng

thời, chọn lọc và xử lý các thông tin, tn thức thu thập được sao cho hữu ích

cho công việc của mình là một việc khó khăn, người lao động phải cẩn đến các kỹ năng tìm kiếm thông tin, phân tích, tổng hợp, chọn lọc tài liệu và kỹ

năng xử lý thông tin .

Học - học nữa - học mãi, không những thế mà còn là học suốt đời và nhất là tự học, Bác Hồ kính yêu của chúng ta chính là một tấm gương sáng

ngời cho mọi người về tinh thần tự học. Ngày nay, người lao động cũng cẩn thấm nhuần tinh thần ấy để có thể tự tiếp thu, cập nhật các tri thức khoa học

tiến bộ.

Thứ hai, người lao động phải có kỹ năng.

Khi tham gia vào đời sống xã hội, mỗi cá nhân phải biết lao động một

cách có văn hóa, đem lại lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.

Muốn thực hiện tốt vai trò của mình, mỗi người phải có một tay nghé nhất định: tay nghề dạy học, tay nghề quản lý, tay nghề sản xuất, tay nghề thủ

công,..Đó chính là những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp nhất định. Kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp giúp con người tham gia vào hoạt động lao động sản xuất

có hiệu quả hơn. Từ đó, mỗi người có thể đảm nhiệm những vai trò và vị trí

nhất định tuỳ theo năng lực, trình độ tay nghề.

Khi người lao động được trang bị tri thức, kết hợp với kỹ năng nghề

nghiệp sẽ tạo nên trình độ chuyên môn cho họ. Chuyên môn cằng cao, kỹ

năng thực hành nghề thành thạo thì hiệu quả lao động càng lớn. Từ đó, con

người có những diéu kiện để phát huy năng lực, sở trường và sức sáng tạo

mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Thứ ba, công nghiệp hoá gắn lién với hiện đại hoá, đặt ra những yêu

cầu cao về những giá trị nhân văn, nhân bản ở con người Việt Nam.

Trong bốn trụ cột giáo dục lớn nhất mà thế giới đưa ra thì trụ cột thứ tư

đó là: học để chung sống với nhau. Diéu đó thể hiện tính nhân văn trong mỗi

oat

con người cẩn phải có. Đối với người giáo viên thì đó là sự mẫu mực, là gương sáng cho học sinh noi theo. Đó là lòng yêu nghé để sắn sàng cống hiến

và lòng yêu thương bao la đối với học sinh của mình, Những giá trị tốt đẹp ấy

không phải một buổi hai buổi mà hình thành nên, trên nền tang trị thức dao đức sẵn có trong mỗi con người thì can đến một quá trình rèn luyện không

ngừng trở thành những hành vi đạo đức.

Tóm lại, thời đại mới của khoa học và công nghệ phát triển cao tạo nên biết bao biến đổi to lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội. Con người muốn tổn tại và phát triển phải không ngừng nỗ lực học tập và vươn lên trong cuộc sống. Muốn hòa nhập và phát triển với xu thế của thời đại, của cộng đồng, Việt Nam cũng không ngừng đổi mới, phát triển. Trong đó. yêu cầu về đội

ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững chắc là một yêu cầu

cấp bách. Do đó, người lao động trong thời kỳ đổi mới phải đảm bảo tri thức chuyên môn cao, kỹ năng thực hành giỏi và tinh than nhân văn sâu sắc để

cùng sống, lao động và học tập với mọi người.

1.3.1.2. Mục tiêu của nhà trường THPT trong giai đoạn hiện nay

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH, mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục THPT nói riêng cũng cân có sự thay đổi cho phù hợp. Sự thay đổi đó trước hết phải tính đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi.

Đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT da dang và phong phú

Lứa tuổi học sinh THPT lại là lứa tuổi có những chuyển biến mạnh mẽ cả trong thể chất lẫn tinh than, Do sự phát triển về thể lực, sự hoàn thiện về trí tuệ cũng như tính xã hội hoá ngày càng cao, nhân cách học sình tuổi này có những nét phát triển mới. Biểu hiện đầu tiên là khả năng tự ý thức. Các em đã nhận thức được vị trí của mình trong tập thể, trong những mối quan hệ với

thế giới xung quanh. Đồng thời. các em đã có khả năng đánh giá một cách sâu

sắc về những phẩm chất, nang lực, vé ưu điểm, khuyết điểm của bản thân.

- 35.

Bên cạnh đó, các em có nhiều ý tưởng sáng tạo mới mẻ, độc đáo, khao khát được tiếp nhận thông tin mới trên mọi lĩnh vực của cuộc sống...và nhất là nhu

cầu được bộc lộ và tự khẳng định mình trong mọi công việc.

Những nghiên cứu về định hướng giá trị của thanh niên cho thấy trong thời kỳ đổi mới, thanh niên có xu hướng thích những nghề liên quan đến kinh tế. doanh nghiệp, ngân hàng, thương mại, kiến trúc.. Khuynh hướng nghề nghiệp bắt dau xuất hiện, các em có những suy tư, đắn do, trăn ud cho nghề nghiệp của mình và giáo viên là người mà các em tin tưởng nhờ tư vấn, giúp đỡ. Do đó, lúc này người giáo viên phải phát huy vai trò là một cố vấn viên đắc lực cho học sinh.

Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện nay, giới trẻ có nhiều biểu hiện lệch lạc

về nhân cách. Ở lứa tuổi này, một số học sinh thường có những biểu hiện như

thói ích kỷ, thiếu đạo đức, không tôn trọng người khác, đua đòi, sa ngã vào

những tệ nạn xã hội..Lúc này, người giáo viên không chỉ đảm nhận công tác

giảng day mà cần phát huy tối đa vai trò của nhà giáo dục. Giáo viên cẩn làm

cho mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh thân thiện, cởi mở, khéo

léo trong giao tiếp và ứng xử sư phạm, tạo những điểu kiện thuận lợi nhất

như: tập thể lớp đoàn kết, dư luận tích cực, tôn trọng và gần gũi các em..như

thế sẽ lôi cuốn các em trở về bên lớp học, bên mái trường thân yêu. Đặc biệt, tạo mối dây liên kết chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để điều

chỉnh và uốn nắn kịp thời những hành vi sai trái của các em.

Tóm lại, lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi có mức phát triển về trí tuệ, nhận thức cũng như đời sống tình cảm khá sâu sắc, tinh tế và phức tạp hơn cả.

Những đặc điểm trên đòi hỏi người sinh viên sư phạm - những nhà giáo tướng lai can nhận thức rõ, hiểu tường tận mà cảm thông, chia sẻ với các em khi

thâm nhập thực tế làm công tác giảng day và giáo dục học sinh.

Mục tiêu giáo dục của nhà trường THPT

Trước những yêu cầu cấp bách của thực tiễn và của thời đại như sự phát

triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin và vai trò

nổi bật của nền kính tế trí thức trong sự nghiệp CNH — HĐH đất nước. những

yêu cẩu ngày càng cao về nguồn nhân lực.đòi hỏi đổi mới giáo dục nói

chung và giáo dục phổ thông nói riêng là tất yếu.

Nói đến đổi mới giáo dục trước tiên phải đổi mới về mục tiêu. Mục tiêu giáo dục là thành tố chỉ phối và quyết định những thành tố khác như: nội dung, phương pháp. hình thức tổ chức và kết quả giáo dục.

Các nhà giáo dục trên thế giới đều nhất trí về hai mục tiêu chủ đạo của

giáo dục phổ thông hiện nay:

- Hỗ trợ nâng cao cuộc sống xã hội, giúp mọi người sống tương trợ,

không xâm hại nhau.

- Phát triển đến mức cao nhất năng lực của mỗi cá nhân.

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH, mục tiêu giáo dục nói

chung cũng như mục tiêu giáo dục THPT nói riêng cũng cẩn có sự thay đổi

cho phù hợp. Theo điều 23, Luật giáo dục Việt Nam “Mục tiêu của giáo dục

phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất,

thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt

Nam XHCN, xây dựng tư cách công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học

lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ

quốc..."{31, tr.28].

Hiện nay, vấn để đổi mới chất lượng giáo dục toàn diện đang được đặt ra ngày một cấp thiết. Trong nhà trường phổ thông, giáo viên là nhân vật

trung tâm quyết định chất lượng giáo dục. Do đó, chất lượng giáo dục cao hay

thấp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng đào tạo của nhà trường sư phạm. Xã hội muốn nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo thì cẩn phải có đội

ngũ giáo viên giỏi, có trì thức, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp. Như vậy, để

.$?-

đạt được mục tiêu mà giáo dục THPT đã đặt ra, người giáo viên có kiến thức

xâu rong về chuyên môn, về các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn chưa

đủ, mà họ còn phải được rèn luyện tay nghé sư phạm vững vàng, kỹ năng và nghệ thuật sư phạm điêu luyện. Day học chính là con đường cơ bản để thực

hiện mục tiêu giáo dục THPT, trong đó, lên lớp là hình thức dạy học cơ bản

nhất, Kỹ năng giảng đạy trên lớp là một bộ phận trong hệ thống các KNSP, vì

thế trong khi rèn luyện các kỹ năng sư phạm, các kỹ năng giảng dạy trên lớp

cũng cần được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục học: Thực trạng kỹ năng giảng dạy trên lớp của sinh viên trường Đại học Sư phạm Tp. HCM (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)