CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.5. Các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu
Danh mục các SPVD của ngân hàng bán lẻ trong những năm gần đây ngày càng phong phú và đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu khác nhau của
các đối tƣợng khách hàng. Trong đó bao gồm sáu dịch vụ chính sau:
1.1.5.1. Dịch vụ huy động vốn
Dịch vụ huy động vốn là một trong những dịch vụ cơ bản, làm nền tảng để triển khai các hoạt động ngân hàng khác và là nhân tố mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Dịch vụ này phản ánh nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau với nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ gốc và lãi theo thỏa thuận, từ đó hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng.
Nguồn vốn này đƣợc huy động thông qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:
- Tiền gửi thanh toán: Là tiền gửi không kỳ hạn do khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích chính là phục vụ các nhu cầu thanh toán của khách hàng. Tuy nhiên, hình thức huy động này có tính ổn định không cao do khách hàng có thể rút tiền tại bất cứ thời điểm nào, ngân hàng luôn phải duy trì một lƣợng tiền nhất định để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, lãi suất của khoản tiền này rất thấp, không đáng kể.
- Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng với mục đích chính là hưởng lãi sau các thời hạn nhất định. Đây cũng được coi là hình thức huy động vốn truyền thống của các NHTM, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn vốn trung dài hạn, thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm có nhiều loại khác nhau về lãi suất, kỳ hạn,… đƣợc phân thành hai loại chủ yếu là:
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi nhiều lần và rút ra bất cứ khi nào có nhu cầu do đó lãi suất huy động thường thấp.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi đƣợc rút ra sau một khoảng thời gian nhất định, lãi suất sẽ thay đổi phụ thuộc vào thời hạn khách hàng đăng ký gửi tiền. Tuy nhiên, đối với loại tiền gửi này, khách hàng có thể
rút trước hạn nhưng không được hưởng lãi suất như ban đầu, thông thường sẽ được hưởng lãi suất theo tiền gửi không kỳ hạn.
- Giấy tờ có giá: Là chứng nhận do các ngân hàng phát hành trong đó có xác nhận về nghĩa vụ trả tiền với một thời hạn nhất định cùng điều kiện trả lãi và các cam kết khác giữa ngân hàng và người mua với mục đích huy động vốn cho ngân hàng, bao gồm các loại nhƣ: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu,…
Thông thường, các sản phẩm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm là sản phẩm được ngân hàng cung ứng thường xuyên và rộng rãi. Trong khi đó các sản phẩm nhƣ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi sẽ chỉ đƣợc cung ứng cho khách hàng khi đã xác định đƣợc thời gian và số tiền huy động vốn một cách cụ thể.
1.1.5.2. Dịch vụ tín dụng bán lẻ
Dịch vụ tín dụng bán lẻ là việc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng bằng nguồn vốn của mình. Kỳ hạn của các khoản tín dụng này rất đa dạng từ ngắn hạn đến trung và dài hạn. Đây vẫn là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng, đƣợc coi là nghiệp vụ quan trọng hàng đầu.
Các sản phẩm cơ bản của dịch vụ tín dụng là: Cho vay tiêu dùng và cho vay phục vụ SXKD. Trong đó:
- Cho vay tiêu dùng: Là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản tiền nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, nhờ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Các sản phẩm chính trong cho vay tiêu dùng bao gồm: cho vay mua ô tô, cho vay thấu chi, cho vay xây sửa chữa nhà,…
- Cho vay phục vụ hoạt động SXKD: Là hoạt động ngân hàng cung cấp vốn cho khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn nhằm đảm bảo đủ vốn cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, tái sản xuất mở rộng,…
1.1.5.3. Dịch vụ thanh toán
Dịch vụ thanh toán là một trong những dịch vụ chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng. Thông qua dịch vụ này, khách hàng có thể thực hiện các hoạt động thanh toán mà không cần sử dụng tiền mặt. Hơn nữa, khi dịch vụ thanh toán phát triển sẽ là cơ sở để DVNH khác phát triển.
Căn cứ vào phạm vi thực hiện hoạt động thanh toán, dịch vụ thanh toán bao gồm 02 hình thức: thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế:
- Thanh toán trong nước: Là một dịch vụ truyền thống trong hoạt động ngân hàng. Dịch vụ này giúp khách hàng có thể thực hiện hoạt động chuyển tiền trong toàn lãnh thổ Việt Nam, bao gồm chuyển tiền trong cùng hệ thống và chuyển tiền đến NHTM khác qua các kênh nhƣ thanh toán bù trừ, thanh toán từng lần qua NHNN, thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán song phương. Dịch vụ thanh toán đƣợc thực hiện qua các hình thức là: ủy nhiệm chi, séc, ủy nhiệm thu, thẻ thanh toán…. Ngoài ra, để mở rộng tệp khách hàng tiềm năng và phục vụ khách hàng đƣợc tốt hơn, các ngân hàng còn thực hiện hợp tác với các tập đoàn, ký kết các hợp đồng song phương giúp khách hàng sử dụng dịch vụ chất lượng hơn với mức phí ƣu đãi hơn. Hoạt động liên kết này một phần giúp các ngân hàng phát triển mở rộng kênh thanh toán của mình, một phần giúp người dân có cơ hội sử dụng các sản phẩm tốt hơn.
1.1.5.4. Dịch vụ thẻ
Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ ngân hàng đã mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích. Theo đó, chủ thẻ có thể sử dụng để gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản hoặc thanh toán hóa đơn... Một số tiêu chí đƣợc ngân hàng sử dụng để phân loại thẻ:
- Theo tính chất thanh toán thẻ:
+ Thẻ ghi nợ (debit card): Là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện các giao dịch trong phạm vi số dƣ trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chính chủ thẻ mở tại ngân hàng hoặc các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
+ Thẻ tín dụng (credit card): Là loại thẻ cho phép chủ thẻ đƣợc thực hiện các giao dịch trong giới hạn nhất định theo thỏa thuận đã ký kết với đơn vị phát hành thẻ.
- Theo phạm vi sử dụng:
+ Thẻ nội địa: Là loại thẻ chỉ có giá trị khi các giao dịch đƣợc thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia nơi phát hành.
+ Thẻ quốc tế: Là loại thẻ đƣợc chấp nhận thanh toán trên toàn thế giới.
Để phát hành thẻ này, tổ chức phát hành thẻ phải là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế đồng thời cam kết tuân thủ chặt chẽ các quy định về phát hành thẻ do tổ chức này ban hành.
- Theo chủ thẻ:
+ Thẻ cá nhân: Là loại thẻ đƣợc sử dụng cho mục đích thanh toán của khách hàng cá nhân.
+ Thẻ công ty: Là loại thẻ đƣợc tổ chức phát hành thẻ phát hành cho doanh nghiệp và đƣợc cá nhân sử dụng thông qua ủy quyền.
ATM (Automatic Teller Machine): Là một thiết bị giúp khách hàng thực hiện giao dịch một cách tự động với ngân hàng thông qua thẻ ngân hàng (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng). Với công nghệ hiện đại, hiện nay ATM đƣợc tích hợp thêm nhiều dịch vụ và tiện ích mới khác nhƣ: thanh toán hóa đơn, nộp tiền mặt, gửi tiết kiệm… ATM đã giúp ngân hàng và khách hàng dễ dàng kết nối hơn, do đó số lƣợng ATM tăng ngày một nhanh để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu cho khách hàng.
EDC (Electronic Data Capture): Là thiết bị đọc thẻ điện tử, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán tại đơn vị chấp nhận thẻ. Mỗi điểm đặt EDC trở thành một điểm bán hàng (POS – Point of sale). Trong thời gian qua, nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt, NHNN đã thực hiện một loạt các giải pháp để mở rộng có hiệu quả hoạt động của hệ thống POS trên toàn quốc.
1.1.5.5. Dịch vụ ngân hàng điện tử
DVNH điện tử là một DVNH giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng mà không cần phải đến trực tiếp ngân hàng. Đây là kết quả của sự kết hợp giữa các hoạt động ngân hàng truyền thống với hạ tầng công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Hiện nay, các SPDV của ngân hàng điện tử đang đƣợc các ngân hàng cung ứng chủ yếu bao gồm:
- Dịch vụ Mobile banking: Là dịch vụ cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến thông qua mạng điện thoại di động. Khi đăng ký sử dụng dịch vụ, mỗi khách hàng sẽ đƣợc ngân hàng cung cấp một mã số định danh (ID) và một mã số cá nhân (PIN) để xác nhận giao dịch khi đƣợc nhà cung cấp dịch vụ thanh toán yêu cầu.
- Dịch vụ Internet banking: Là dịch vụ giúp khách hàng tiếp cận và sử dụng các SPDV của ngân hàng thông qua đường truyền Internet. Để sử dụng dịch vụ này, khách truy cập vào website của ngân hàng và thực hiện các giao dịch theo nhu cầu.
- Dịch vụ Phone banking: Là dịch vụ đƣợc ngân hàng cung cấp qua thiết bị là điện thoại, hoạt động 24/24. Dịch vụ ngày đƣợc triển khai nhờ hệ thống máy chủ và phần mềm quản lý tại ngân hàng, liên kết trực tiếp với khách hàng qua tổng đài. Nhân viên ngân hàng sẽ tƣ vấn và thực hiện cung ứng các SPDV nhƣ: thanh toán, cung cấp thông tin về SPDV, giải đáp khiếu nại thắc mắc vào bất cứ thời gian nào.
1.1.5.6. Các dịch vụ khác
Ngoài các SPDV truyền thống nhƣ trên, hệ thống NHTM không ngừng cải tiến DMSP từng ngày nhằm đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu phát sinh từ khách hàng. Các dịch vụ tiêu biểu đó là:
- Dịch vụ kiều hối: Là dịch vụ dành cho nhóm khách hàng cá nhân có nhu cầu nhận tiền từ nước ngoài chuyển đến. Đây là nguồn thu dịch vụ quan trọng, không thể không có trong chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng. Ngoài
ra, dịch vụ này cũng giúp các ngân hàng hội nhập gần hơn với các hoạt động ngân hàng quốc tế.
- Dịch vụ bảo hiểm: Các NHTM thực hiện hoạt động cung ứng các sản phẩm bảo hiểm thông qua nhà môi giới bảo hiểm hoặc các công ty con. Hiện nay, sản phẩm bảo hiểm đƣợc ngân hàng cung cấp rất đa dạng, có thể kể đến là bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tín dụng… Sự kết hợp này giúp cho các sản phẩm tài chính trở nên tiện ích hơn cho khách hàng.
- Dịch vụ bảo lãnh: Là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện các nghĩa vụ thay cho bên đƣợc bảo lãnh nếu bên đƣợc bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Trước khi cấp bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng cần phải thực hiện thẩm định tín dụng với khách hàng đƣợc bảo lãnh.
- Dịch vụ quản lý, ủy thác đầu tƣ: Ngân hàng có thể thực hiện các biện pháp quản lý theo yêu cầu của khách hàng hoặc thay mặt khách hàng thực hiện các giao dịch vụ thể khi nhận ủy thác đầu tƣ tài sản của khách hàng.
- Dịch vụ ngân quỹ: Là dịch vụ mà ngân hàng sẽ thực hiện các hoạt động thu, chi tiền mặt của khách hàng qua hệ thống CN, phòng giao dịch. Tuy không mang lại nguồn doanh thu lớn cho ngân hàng nhƣng hoạt động này giúp ngân hàng gắn kết hơn với khách hàng của mình, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp.