Các hoạt động chủ yếu của Agribank tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh tỉnh Nam Định (Trang 53 - 58)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CN TỈNH NAM ĐỊNH

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK TỈNH NAM ĐỊNH

2.1.3. Các hoạt động chủ yếu của Agribank tỉnh Nam Định

- Huy động vốn bằng đồng nội tệ và đồng ngoại tệ từ dân cƣ và tổ chức với các hình thức nhƣ: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi,…

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo các hình thức nhƣ: cho vay từng lần, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng,..

- Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ.

- Công tác ngân quỹ: thu, chi tiền mặt tại Ngân hàng.

- Các hoạt động bảo lãnh, vay vốn tài trợ, ủy thác.

- Các hoạt động thanh toán.

- Một số hoạt động khác.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank tỉnh Nam Định giai đoạn 2017 – 2019

a) Hoạt động huy động vốn

Xác định đƣợc tầm quan trọng của nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của CN, Agribank tỉnh Nam Định luôn coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và đã hoạch định chiến lược huy động vốn cụ thể với phương châm coi trọng nguồn vốn huy động tại chỗ từ các tầng lớp dân cƣ, tổ chức kinh tế trong địa bàn.

Trong giai đoạn 2017 – 2019, nguồn vốn Agribank tỉnh Nam Định huy

động từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh (Bảng 2.2).

Tổng số vốn CN huy động để phục vụ các hoạt động kinh doanh vào năm 2017, 2018, 2019 lần lƣợt đạt 7.896 tỷ đồng, 8.691 tỷ và 9.763 tỷ đồng. Mức tăng nguồn vốn năm 2018 so với năm 2017 là 795 tỷ đồng ứng với tốc độ tăng trưởng 10,07% và mức tăng năm 2019 so với năm 2018 là 1.072 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng đạt 12,33%. Trong đó, dễ dàng thấy rằng nguồn vốn huy động của Agribank tỉnh Nam Định chủ yếu đến từ nhóm khách hàng dân cƣ khi chiếm hơn 90% trong tổng nguồn vốn huy động, với loại tiền chủ yếu là VND với hơn 88%

và cuối cùng, nhóm tiền gửi có kỳ hạn tăng dần từ 7.086,66 (năm 2017) đến 7.086,66 (năm 2019), điều đó cho thấy Agribank tỉnh Nam Định đang ngày càng có sự chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn huy động vào hoạt động kinh doanh, dù phải trả chi phí sử dụng vốn cao hơn.

Có thể nói rằng tình hình kinh tế tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2017 – 2019 tiếp tục ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực khi các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, xã hội đã đạt và vƣợt kế hoạch đã đề ra. Điều này đã mang đến cho Agribank tỉnh Nam Định nhiều cơ hội để đẩy mạnh phát triển các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội là các thách thức đặt ra cho Agribank tỉnh Nam Định khi phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của các NHTM cổ phần khác trên địa bàn, với các chính sách hấp dẫn nhằm lôi kéo khách hàng, khiến cho công tác huy động vốn của CN gặp nhiều bất lợi. Trước tình hình đó, Agribank tỉnh Nam Định đã tiến hành nhiều biện pháp linh hoạt nhằm hoàn thiện và đổi mới các hoạt động từng ngày nhƣ cung ứng thêm các gói SPDV phù hợp với nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, tăng cường thực hiện các chiến dịch truyền thông Marketing, quảng bá ngân hàng, đơn giản hóa quy trình thủ tục cung ứng dịch vụ, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ cán bộ nhân viên cũng nhƣ đƣa ra các chỉ tiêu huy động đến từng cán bộ cụ thể.

Với việc hoạch định chính xác phương hướng phát triển cùng những nỗ lực không ngừng, Agribank tỉnh Nam Định ngày càng gia tăng nguồn vốn huy động và giữ vững vị trí là ngân hàng có thị phần dẫn đầu trên thị trường, tạo nên nguồn vốn ổn định cho CN tiếp tục phát triển các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục đích mang lại nguồn thu cho đơn vị.

b) Hoạt động tín dụng

Tín dụng là nghiệp vụ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng khi có nhiệm vụ tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn đã huy động. Điều đó đƣợc thể hiện rất rõ khi tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu, chiếm hơn 80% tổng thu nhập của đại đa số các NHTM Việt Nam hiện nay. Do đó, nếu hoạt động huy động vốn phát triển tốt, nguồn vốn thu về dồi dào nhƣng ngân hàng không cho vay đƣợc sẽ dẫn đến tình trạng nguồn vốn bị ứ đọng, lãng phí, sử dụng không hiệu quả. Chính vì vậy, các ngân hàng luôn coi hoạt động tín dụng là hoạt động chủ chốt của mình.

Chi tiết về hoạt động tín dụng tại Agribank tỉnh Nam Định đƣợc biểu thị qua bảng sau:

Bảng 2.3 cho thấy: dƣ nợ cho vay nền kinh tế của Agribank tỉnh Nam Định không ngừng tăng dần qua các năm trong suốt giai đoạn 2017 – 2019 tương ứng với mức tăng trưởng lần lượt là 6,5%; 7,79% và 8,19%. Tổng dư nợ tín dụng tăng từ 7.742 tỷ đồng vào năm 2017 đến 9.029 tỷ đồng năm 2019 ứng với tốc độ tăng trưởng là 16,62%. Trong đó, nhóm khách hàng hộ sản xuất và cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dƣ nợ cho vay khi năm 2018 tăng so với năm 2017 là 562 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 11,04%, năm 2019 tăng so với năm 2018 là 540 tỷ đồng ứng với tỷ lệ tăng 9,56%.

c) Kết quả kinh doanh

Là đơn vị kinh doanh có hiệu quả khi lợi nhuận (theo cơ chế khoán tài chính của Agribank) của Agribank tỉnh Nam Định năm sau luôn cao hơn năm trước. Ngoài ra, CN luôn luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước, ngân hàng cấp trên, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho đội ngũ cán bộ nhân viên theo quy định của Agribank. Kết quả kinh doanh của Agribank tỉnh Nam Định đƣợc ghi nhận nhƣ sa”:

Qua cơ cấu tổng thu nhập đƣợc thể hiện tại Bảng 2.4, dễ dàng nhận thấy tín dụng (chiếm hơn 90%) là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho Agribank tỉnh Nam Định. Tổng thu nhập ròng của toàn CN năm 2018 đạt 1.012 tỷ đồng, tăng 50 tỷ đồng so với năm 2017 (tỷ lệ tăng 5,2%); năm 2019

đạt 1.085 tỷ đồng, tăng 73 tỷ đồng ứng với tốc độ tăng là 7,21%. Với kết quả đó, CN đã đảm bảo thu nhập cho toàn bộ đội ngũ cán bộ nhân viên.

Cũng trong giai đoạn này, Agribank tỉnh Nam Định đã chủ động triển khai các biện pháp nhằm đa dạng hóa danh mục SPDV truyền thống, mở rộng các sản phẩm phi tín dụng để theo kịp xu hướng của thị trường là phát triển các SPDV ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, qua kết quả hoạt động kinh doanh, nguồn thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ vẫn còn chiếm một tỷ trọng tương đối thấp (dưới 10%) trong tổng lợi nhuận, chưa phù hợp với chiến lược phát triển ngân hàng hiện đại của CN. Mặc dù đây là những nguồn thu có tính ổn định, bền vững, tiềm ẩn rủi ro ít hơn hơn so với nguồn thu từ hoạt động tín dụng – hoạt động bị ảnh hưởng lớn bởi các sự kiện kinh tế, chính trị.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh tỉnh Nam Định (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)