CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CN TỈNH NAM ĐỊNH
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA AGRIBANK TỈNH NAM ĐỊNH VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ của Agribank
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Agribank luôn khẳng định đƣợc vị thế là một trong những NHTM đi đầu, giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Bước vào thời kỳ đổi mới, khi nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu và rộng, đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nhiều thách thức và cạnh tranh hơn, Agribank vẫn kiên trì với mục tiêu phát triển theo hướng ổn định, bền vững, định hướng trở thành ngân hàng uy tín, hiện đại, có tầm ảnh hưởng trong nước và khu vực.
Trong giai đoạn 2020 – 2025, bên cạnh việc tiếp tục củng cố và giữ vững vị thế là ngân hàng chủ đạo trong hoạt động cấp tín dụng phục vụ quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa, phát triển nông nghiệp nông thôn phù hợp với mục tiêu và đường lối của Đảng, Nhà nước đã đề ra, Agribank định hướng mở rộng hoạt động kinh doanh với phương châm an toàn, hiệu quả và bền vững;
cung ứng các dịch vụ tiện ích ngân hàng trên nền tảng ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ thông tin hiện đại đến tất cả khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính từ doanh nghiệp lớn đến các khách hàng ở những địa bàn xa xôi, khó khăn.
Một số mục tiêu cụ thể đƣợc Agribank đề ra trong “Chiến lƣợc kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025” là:
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và khai thác các phân khúc khách hàng tiềm năng, phân khúc thị trường có hiệu quả bên cạnh lĩnh vực chủ đạo là nông nghiệp, nông thôn.
- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và phát triển các sản phẩm mới, tiện ích mới trên nền tảng công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng các nhu cầu phát sinh ngày một đa dạng của khách hàng, thu hẹp khoảng cách giữa sản phẩm của Agribank với các tiêu chuẩn về sản phẩm bán lẻ quốc tế, đồng thời tiếp tục hoàn thiện quá trình hội nhập quốc tế toàn diện.
- Chủ động cải thiện quy mô và chất lƣợng tài sản có, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tối thiểu hóa chi phí, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động từ khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Bảo trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thiết bị điện tử đảm bảo không xảy ra tình trạng nghẽn mạng trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
- Nâng cao hiệu suất lao động của cán bộ trong toàn hệ thống thông qua hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực giỏi nghiệp vụ, chuyên nghiệp trong cách thức phục vụ khách hàng.
- Tiếp tục rà soát và hoàn thiện hệ thống cơ chế, quy trình, quy định nghiệp vụ kinh doanh đúng pháp luật, an toàn, hiệu quả đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp của Agribank đến khách hàng, góp phần đƣa Agribank trở thành lựa chọn hàng đầu của khách hàng khi phát sinh các nhu cầu tài chính.
- Tiếp tục thực hiện các hoạt động cộng đồng, đóng góp vào công tác hỗ trợ an sinh xã hội, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, quốc gia, đóng góp tích cực vào chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng hiệu quả nông thôn mới.
3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Agribank tỉnh Nam Định
Là một đơn vị trong hệ thống, bên cạnh việc luôn theo sát định hướng và đường lối phát triển của toàn hệ thống, Agribank tỉnh Nam Định đã cố gắng không ngừng nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp để đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng SPDV trên cơ sở các lợi thế sẵn có của CN. Một số mục tiêu cụ thể đƣợc CN đề ra nhƣ sau:
- Căn cứ vào danh mục SPDV mới đƣợc Agribank xây dựng và đƣa vào triển khai, CN tiếp tục thực hiện công tác tiếp nhận, giới thiệu và cung ứng những sản phẩm này đến khách hàng. Bên cạnh đó, thực hiện rà soát và đẩy mạnh triển khai các sản phẩm có tính năng, tiện ích và điều kiện áp dụng phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn làm sản phẩm chủ lực, và đầu tƣ hơn cho nhóm sản phẩm ấy tạo ra sản phẩm thế mạnh đặc trƣng của CN so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
- Chủ động trong công tác sử dụng nguồn vốn đã huy động từ khách hàng một cách có hiệu quả, từng bước nâng cao tỷ trọng vốn tự có trên tổng nguồn vốn của CN, phấn đấu để đảm bảo luôn đáp ứng đủ vốn phục vụ cho nhu cầu cấp tín dụng trên địa bàn, đặc biệt có ƣu tiên hơn đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, các chính sách, dự án trọng điểm của tỉnh Nam Định.
Bên cạnh đó, không ngừng cải thiện và nâng cao chất lƣợng tín dụng, luôn luôn định hướng hoạt động tăng trưởng tín dụng phải đi kèm với kiểm soát tỷ lệ nợ xấu.
- Phấn đấu trở thành ngân hàng số 1 trên địa bàn về cung ứng SPDV nói chung và các sản phẩm ngân hàng bán lẻ nói riêng nhƣ huy động vốn, thẻ, tín dụng bản lẻ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử,... Tiếp tục sửa chữa, thay mới cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ dụng cụ làm việc; hoàn thiện, bảo trì và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, đường truyền dẫn mạng, hệ thống máy ATM cùng mạng lưới các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ nhằm mang đến cho khách hàng sự thuận tiện và các trải nghiệm tốt nhất
khi sử dụng dịch vụ, giảm thiểu đến mức tối đa sự gián đoạn trong quá trình cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
- Chú trọng công tác bồi dƣỡng và đào tạo đồng bộ về chất lƣợng đội ngũ người lao động, cán bộ nhân viên trong toàn CN, từ hội sở đến các phòng giao dịch trực thuộc. Đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm thu hẹp khoảng cách giữa cán bộ ở hội sở với các điểm giao dịch, phòng giao dịch trực thuộc. Xây dựng quy trình, phương thức thống nhất trong công tác cung ứng các dịch vụ tài chính đến khách hàng, luôn có thái độ đúng mực, thể hiện sự chuyên nghiệp và đồng nhất từ trên xuống dưới trong quá trình cung ứng dịch vụ với mục đích nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
- Giải quyết tình trạng mất cân bằng về tỷ trọng doanh thu giữa hoạt động tín dụng và hoạt động ngoài tín dụng trong tổng doanh thu. Mục tiêu đặt ra là tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng tỷ trọng doanh thu từ hoạt động ngoài tín dung, đặc biệt là mảng dịch vụ bán lẻ, vì đây là nguồn doanh thu chất lƣợng và có tính bền vững lâu dài, giúp CN chủ động trong công tác định hướng kinh doanh, đồng thời là dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của CN.