Kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh tỉnh Nam Định (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CN TỈNH NAM ĐỊNH

2.3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc

Với lợi thế bề dày truyền thống cùng mạng lưới hoạt động rộng khắp, việc đẩy mạnh phát triển DVNH bán lẻ trong giai đoạn vừa qua đã mang lại

cho Agribank tỉnh Nam Định một số kết quả ấn tƣợng trên các mặt sau:

* Đa dạng hóa DMSP

Tính đến ngày 31/12/2019, tổng số SPDV Agribank đang triển khai và cung ứng đến khách hàng là 215 sản phẩm, đƣợc phân tách rõ ràng vào các nhóm sản phẩm cụ thể bao gồm: huy động vốn, tín dụng, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, ngân quỹ, đầu tư, thẻ, E-Banking. Ngoại trừ nhóm 20 các sản phẩm đặc thù dành riêng cho Trụ sở chính, thì các CN loại I nhƣ Agribank tỉnh Nam Định hiện tại đã và đang triển khai cung ứng đến khách hàng hơn 195 SPDV các loại.

Căn cứ trên DMSP sẵn có của Agribank, bằng cách vận dụng khéo léo, linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn, hoạt động triển khai cung ứng SPDV ngân hàng bán lẻ của CN đã phát huy tối đa hiệu quả, mang đến cho các khách hàng sử dụng dịch vụ sự hài lòng cao nhất. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, khách hàng có cơ hội đƣợc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính mới với nhiều tiện ích, tính năng một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm nhất. Những SPDV bán lẻ chủ chốt nhƣ huy động tiền gửi, dịch vụ ngân hàng điện tử, tín dụng bán lẻ, kiều hối, dịch vụ thanh toán... đều có sự tăng trưởng về cả quy mô giao dịch cũng như chất lượng của dịch vụ. Một số sản phẩm mới đƣợc đƣa vào triển khai nhƣ thẻ chip, ứng dụng E-Mobile Banking.. cũng đang từng bước được CN định hướng và có kế hoạch phát triển sâu rộng. Bước đầu thành công trong công tác phát triển DVNH bán lẻ đã giúp cho cơ cấu nguồn thu từ DVNH bán lẻ của CN ngày càng đƣợc cải thiện theo chiều hướng tích cực, an toàn và phù hợp với đường lối phát triển của CN đề ra cũng như xu thế phát triển chung của thị trường. Ngoài ra, việc triển khai và đẩy mạnh hoạt động cung ứng các DVNH bán lẻ đến khách hàng không chỉ góp phần thực thi một cách đồng bộ, có hệ thống các chính sách khách hàng của Agribank mà còn là một kênh giới thiệu, quảng bá, truyền thông hiệu quả về hình ảnh, thương hiệu cùng uy tín của Agribank nói chung và Agribank tỉnh Nam Định nói riêng đến khách hàng, các đối tác trong và ngoài nước.

* Kênh phân phối

Agribank tỉnh Nam Định đã thực hiện phát triển song song kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại. Đối với các kênh phân phối truyền thống, CN đã quan tâm đến công tác cải tạo, sửa chữa, nâng cấp mặt bằng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ dụng cụ, máy móc để đảm bảo chất lƣợng trong công tác cung ứng dịch vụ đến khách hàng. Trong khi đó, CN cũng tập trung chú trọng đầu tƣ, bảo trì và thêm mới các công cụ phục vụ kênh phân phối hiện đại nhƣ hệ thống máy ATM mới, các điểm chấp nhận thanh toán thẻ, hệ thống đường truyền nội bộ, đường truyền tải mạng, hệ thống công nghệ thông tin...

* Chất lƣợng dịch vụ bán lẻ

Chất lƣợng hoạt động bán lẻ của Agribank tỉnh Nam Định đang ngày càng có những chuyển biến tích cực trong quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng. Các hoạt động nổi bật như huy động vốn, tín dụng bán lẻ có sự tăng trưởng ổn định trong cả giai đoạn. CN luôn đảm bảo về chất lượng tín dụng, kiểm soát tốt tỷ lệ nợ xấu theo kế hoạch dù quy mô tín dụng có sự tăng trưởng.

Bên cạnh đó, tính năng của sản phẩm cũng đƣợc cải thiện và nâng cao qua các năm, tiến tới đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ nhân viên thường xuyên được trau dồi, bổ sung các kiến thức kỹ năng mềm bên cạnh kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Những điều này nhằm mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

* Uy tín, thương hiệu

Thông qua bảng kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ do CN cung cấp, thì uy tín, cơ sở vật chất của ngân hàng nhƣ trang thiết bị và công nghệ, chính sách, kênh phân phối là những nhân tố liên quan đến phát triển DVNH bán lẻ đƣợc khách hàng đánh giá cao. Vì vậy, CN cần tập trung tiếp tục phát huy và ngày càng nâng cao lợi thế của mình để nhận được những phản hồi tốt hơn từ khách hàng trong tương lai. Ngoài ra, việc triển khai một loạt các chương trình trong giai đoạn 2017 – 2019 như tặng

thưởng khách hàng sử dụng dịch vụ, tham gia các hoạt động công ích xã hội, các hoạt động từ thiện tại địa phương, tổ chức chương trình nhân ngày thành lập ngành cũng đã tạo đƣợc những kết quả ban đầu khi đã góp phần tăng độ phổ biến của CN đến khách hàng, giúp CN tăng khả năng cạnh tranh trên địa bàn.

* Doanh thu

Trong giai đoạn 2017 – 2019, DVNH bán lẻ của CN đã không ngừng tăng trưởng cả về doanh số hoạt động lẫn phí dịch vụ khi sự tăng trưởng của năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể doanh thu từ dịch vụ bán lẻ năm 2019 đạt 812.007 triệu đồng, tăng 74.920 triệu đồng ứng với 10,16% so với năm 2017. Kết quả này đã phần nào đánh giá đƣợc chiến lƣợc phát triển mà CN đề ra là đúng đắn, công tác đẩy mạnh phát triển mảng bán lẻ của CN trong giai đoạn vửa rồi đã có những thành công bước đầu. Tất cả những kết quả trên đã góp phần làm gia tăng nguồn doanh thu từ dịch vụ của CN, nâng tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ trên tổng doanh thu, góp phần cải thiện sự mất cân bằng giữa nguồn thu từ hoạt động tín dụng và ngoài tín dụng, tạo bước đệm cho CN tiếp tục phát triển mảng dịch vụ trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh tỉnh Nam Định (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)