CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CN TỈNH NAM ĐỊNH
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI
3.2.3. Giải pháp về kênh phân phối DVNH bán lẻ
Để mảng dịch vụ bán lẻ phát triển nhƣ kế hoạch đặt ra, CN cần tận dụng và khai thác tối đa các lợi thế về mạng lưới kênh phân phối. Một số giải pháp đƣợc CN đƣa ra với mục đích đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm bao gồm:
- Thực hiện rà soát, đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các kênh phân phối mà CN đang sử dụng để triển khai cung ứng sản phẩm đến khách hàng.
Tăng cường đầu tư vào kênh phân phối có hiệu quả và từng bước cắt giảm các kênh phân phối chƣa đạt hiệu quả tốt để tránh tình trạng lãng phí, dƣ thừa.
- Tiếp tục mở rộng mạng lưới CN, phòng giao dịch trực thuộc tại các địa điểm đông dân cƣ, giàu tiềm năng phát triển nhƣ thành phố, khu công nghiệp, trường đại học,… Bên cạnh đó, cần mở rộng phạm vi và hạn mức hoạt động cho các Phòng giao dịch tại khu vực tập trung dân cƣ đông đúc. Đối với những
địa bàn nông thôn xa xôi chƣa có phòng giao dịch, tiếp tục đẩy mạnh triển khai cung ứng dịch vụ thông qua mô hình ngân hàng lưu động bằng xe ô tô chuyên dụng. Điểm giao dịch lưu động này cũng có cơ cấu hoạt động giống với một CN của Agribank, có quyền sử dụng con dấu và tƣ cách pháp lý của CN để trực tiếp thực hiện các hoạt động cung ứng dịch vụ cho khách hàng nhƣ nhận tiền gửi, mở tài khoản thanh toán, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Mô hình này giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với các SPDV của ngân hàng hơn, tiết kiệm chi phí, thời gian di chuyển. Bên cạnh đó, triển khai hiệu quả điểm giao dịch lưu động sẽ thúc đẩy hoạt động bán lẻ phát triển hơn.
- Hiện tại, hầu hết các SPDV đƣợc Agribank tỉnh Nam Định cung ứng đến khách hàng đều thông qua kênh phân phối truyền thống là khách hàng phải trực tiếp đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch. Trong khi đó, các kênh phân phối hiện đại dù đã đƣợc triển khai nhƣng chƣa đem lại hiệu quả nhƣ kế hoạch đề ra. Vì vậy, trong thời gian tới, Phòng Dịch vụ Marketing của CN cần phải nghiêm túc thực hiện các nghiên cứu, khảo sát đặc điểm khách hàng trên địa bàn hoạt động của mình, để tìm ra nguyên nhân vì sao kênh phân phối hiện đại của CN chƣa phát triển nhƣ kì vọng, nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan chiếm tỷ trọng lớn hơn. Từ đó làm căn cứ đề xuất với Ban lãnh đạo của CN các phương hướng, giải pháp cụ thể khắc phục tình trạng trên, hướng đến mục đích đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối hiện đại nhƣ: Internet Banking, E-Mobile Banking,… tạo điều kiện tối đa phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ qua các kênh phân phối hiện đại này.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống ATM bằng việc thường xuyên bảo trì, nâng cấp hệ thống máy ATM. Đồng thời mở rộng mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ và triển khai các hoạt động liên kết với các NHTM khác trong hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả và khai thác tối đa các tiện ích của thẻ ATM. Để các giải pháp trên đƣợc triển khai một cách hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Dịch vụ Marketing và Phòng Kế toán ngân quỹ. Trước tiên, Cán bộ phòng Dịch vụ Marketing cần chú trọng đến công tác
bảo trì hệ thống máy ATM, giao cho các đơn vị trực tiếp quản lý máy ATM có trách nhiệm trong việc bảo quản, sửa chữa ngay khi có vấn đề, đảm bảo máy ATM luôn trong tình trạng hoạt động tốt. Cán bộ phụ trách tiếp quỹ ATM phải tiếp quỹ theo quy định, nhất là vào các đợt cao điểm, có thể thực hiện công tác tiếp quỹ tối đa để đảm bảo ATM không rơi vào tình trạng thường xuyên hết tiền, làm gián đoạn nhu cầu sử dụng của khách hàng. Tiếp đến là Phòng Dịch vụ Marketing cần tiếp tục tìm kiếm khách hàng để mở rộng mạng lưới địa điểm chấp nhận thanh toán thẻ, xây dựng các chính sách và chế độ dành riêng cho đối tƣợng khách hàng này. Việc mở rộng đơn vị chấp nhận thẻ là cơ sở để CN phát triển các SPDV đi kèm khác nhƣ thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ,…
- Gia tăng hiệu quả của các kênh phân phối thông qua việc mở rộng hệ thống đại lý chi trả kiều hối, đại lý thanh toán, đại lý bảo hiểm,…
Vấn đề cốt lõi và quan trọng của phát triển DVNH bán lẻ đó là phải phát triển hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật, làm nền tảng và cơ sở để mở rộng các loại hình dịch vụ mới theo hướng nâng cao hàm lượng kỹ thuật.
Từng bước đưa vào triển khai mô hình giao dịch một cửa, hiện đại hóa các nghiệp vụ ngân hàng, thu hẹp khoảng cách về dịch vụ với các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo hội nhập sâu rộng với các ngân hàng trong khu vực và quốc tế.
Tăng cường quy trình xử lý tự động trong tất cả các hoạt động từ tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thẩm định và xử lý thông tin và ra quyết định cuối cùng. Để những giải pháp trên có hiệu quả, CN cần phải thường xuyên đầu tư, nâng cấp hệ thống máy tính, hệ thống công nghệ thông tin phải đáp ứng với yêu cầu về giao dịch của khách hàng, hạn chế đến mức tối đa nhất tình trạng nghẽn mạng, quá tải.
Quá trình triển khai và đƣa vào áp dụng các kênh phân phối cần đƣợc thực hiện theo từng bước cụ thể, CN nên xây dựng lộ trình rõ ràng và có thời gian hoàn thành cho từng giai đoạn để các giải pháp đƣa ra đạt hiệu quả cao nhất.