Các khía cạnh phối hợp CSTK và CSTT

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn hiện nay: Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1.3.3. Các khía cạnh phối hợp CSTK và CSTT

1.3.3.1. Mức độ phối hợp CSTK và CSTT qua mô hình IS – LM

Sự phối hợp trong mối quan hệ giữa CSTK và CSTT đã được chứng minh qua mô hình IS – LM. Mô hình IS – LM cho thấy một cái nhìn chi tiết hơn những điều ẩn chứa phía sau tổng cầu, nó tách tổng cầu thành: thị trường hàng hóa và thị trường

tiền tệ. Thị trường hàng hóa được biểu thị bằng đường IS, còn thị trường tiền tệ được thể hiện bằng đường LM.

Trong nền kinh tế đóng, sự phối hợp CSTK và CSTT tùy thuộc vào các công cụ mà Chính phủ đưa ra, phụ thuộc vào độ dốc của đường IS và đường LM, đồng thời phụ thuộc và mức độ phản ứng, mức độ tác động của hai chính sách này. Có thể xem xét các trường hợp sau:

a. Sự phối hợp CSTK và CSTT mở rộng

Khi Chính phủ sử dụng CSTK lỏng (tăng chi tiêu, giảm thuế) thì tổng cầu sẽ tăng lên, đường IS sẽ dịch chuyển phải từ IS -> IS1 (hình 1.1), nền kinh tế sẽ đạt trạng thái cân bằng tại E1. Kết quả là lãi suất sẽ tăng từ i0 -> i1, mức sản lượng cân bằng tăng từ Y0 -> Y1. Do lãi suất tăng dẫn đến tình trạng thoái lui đầu tư.

Hình 1.1: CSTK và CSTT mở rộng

Để tránh được tình trạng thoái lui đầu tư, Chính phủ phải kết hợp CSTK lỏng và CSTT lỏng. Đó là việc Chính phủ tăng mức cung tiền và duy trì mức lãi suất i0, đường LM dịch chuyển sang phải từ LM -> LM1, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới tại E2, lúc này lãi suất giảm từ i1 về mức lãi suất ban đầu i0, sản lượng cân bằng tăng lên từ Y1 -> Y2. Kết quả của việc phối hợp hai chính sách này là: Thu nhập tăng nhanh từ Y0 -> Y2 và ổn định được lãi suất.

b. Sự phối hợp CSTK và CSTT thắt chặt

CSTK thắt chặt là chính sách sử dụng nhằm tăng thuế T, giảm chi tiêu G để giảm tổng cầu AD và thu hẹp phạm vi phát triển của nền kinh tế.

Khi Chính phủ sử dụng CSTK và CSTT thắt chặt làm giảm sản lượng cân bằng của nền kinh tế từ Y0 -> Y1, lãi suất cân bằng không đổi.

i i0

0

Y1 Y Y0

IS IS1

LM LM1

E0

i1

E1

Y2

E2

CSTT chặt sử dụng nhằm giảm mức cung tiền MS, tăng lãi suất i để giảm tổng cầu AD nhằm giảm sản lượng cân bằng Y.

Hình 1.2: CSTK và CSTT thắt chặt

Khi Nhà nước sử dụng CSTK chặt, đường IS sẽ dịch chuyển sang trái, IS giảm từ IS -> IS1 nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới, sản lượng cân bằng giảm từ Y0

-> Y1, lãi suất giảm từ i0 -> i1.

Để kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tránh nền kinh tế rơi vào trạng thái quá nóng, Nhà nước có thể phối hợp với CSTT chặt. Nhà nước giảm mức cung tiền, tăng lãi suất i, đường LM sẽ dịch chuyển sang trái làm LM giảm từ LM -> LM1. Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới là E2, lãi suất tăng từ r1 -> r0, sản lượng giảm từ Y1 -> Y2.

Kết quả của việc phối hợp hai chính sách đã làm cho sản lượng giảm nhanh, lãi suất i không thay đổi, tránh được trạng thái nền kinh tế rơi vào trạng thái quá nóng.

c. Sự phối hợp CSTK lỏng và CSTT chặt

Để tăng tốc độ phát triển kinh tế, tăng sản lượng cân bằng Y của nền kinh tế, Chính phủ phải sử dụng CSTK nới lỏng (tăng G, giảm T), đường IS dịch chuyển từ IS -> IS1, điểm cân bằng mới là E1, lãi suất tăng, sản lượng cân bằng tăng nhanh từ Y0 -> Y1.

i i0

0

Y Y1

Y2

IS1

IS LM1

LM E2

i1 E1

Y0

E0

Hình 1.3: CSTK lỏng và CSTT chặt

Kết quả của CSTK lỏng và CSTT chặt là làm cho sản lượng tăng lên ở mức độ hợp lý từ Y0 -> Y2; lãi suất tăng từ i0 -> i2; không gây lạm phát cao.

Nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh, lạm phát cao. Nhà nước cần sử dụng CSTT chặt để hỗ trợ CSTK lỏng. Nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng tại điểm E1. Khi sử dụng CSTT chặt, mức cung tiền giảm, lãi suất tăng, đầu tư có xu hướng giảm, nền kinh tế chuyển sang trạng thái cân bằng mới tại E2, lãi suất tăng từ i1 ->

i2, sản lượng cân bằng giảm từ Y1 -> Y2.

Kết quả của việc phối hợp hai chính sách là làm cho sản lượng tăng lên ở mức độ hợp lý, đạt được tốc độ tăng trưởng dài hạn, không gây lạm phát cao

1.3.3.2. Các khía cạnh phối hợp CSTK và CSTT

CSTK và CSTT là hai công cụ chủ lực để điều hành kinh tế vĩ mô. Mỗi công cụ có những mục tiêu nhất định. Tuy nhiên khi kết hợp hai công cụ này, cần phải xác định được những khía cạnh quan trọng để đảm bảo tính tương tác hiệu quả. Cụ thể:

Thứ nhất, phối hợp để thực hiện các mục tiêu vĩ mô.

CSTK và CSTT là hai chính sách vĩ mô quan trọng nhất nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính phủ. Quá trình cụ thể hóa các mục tiêu được thực hiện thông qua các công cụ chính sách. Việc phối hợp CSTK và CSTT nhằm đạt được các mục tiêu chung: (i) Tăng tính hiệu lực của chính sách: CSTK hay CSTT đều được thực hiện dựa trên một số công cụ chính sách nhất định mà mỗi

i

i0

0

Y Y2

Y0

IS IS1

LM1

LM E0

i1

E2

Y1

E1

i2

công cụ này có hiệu lực đối với một, hoặc một số mục tiêu nhất định; (ii) khắc phục độ trễ và tăng tính linh hoạt của chính sách; (iii) giúp ổn định kỳ vọng của NKT.

Thứ hai, phối hợp trong thị trường hoạt động của các chính sách.

Mức độ ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng tới thị trường tài chính của CSTK và CSTT phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá cũng như mức độ mở cửa của thị trường tài chính. Theo đó, một cơ chế tỷ giá linh hoạt ở một mức độ mở cửa nhất định của tài khoản vốn sẽ đảm bảo hiệu lực tác động của CSTT mạnh hơn CSTK và vì thế yêu cầu mức phối hợp phù hợp tại mỗi cơ chế tỷ giá. Sự phối kết hợp giữa thị trường tài chính và thị trường tiền tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phối hợp và thực hiện mục tiêu chung của hai chính sách.

Thứ ba, về cơ chế trao đổi thông tin và hỗ trợ trong công tác điều hành CSTT và CSTK.

Cần có sự phối hợp kịp thời và nhịp nhàng, khai thác triệt để những đặc tính riêng có của từng chính sách. CSTT với nội dung cơ bản là kiểm soát cung tiền và lãi suất của nền kinh tế, trong khi đó thu, chi của Chính phủ có tác động trực tiếp đến cung tiền và lãi suất. Xem xét bảng cân đối tiền tệ cho thấy, các hoạt động thu, chi của Chính phủ được phản ánh rõ qua các giao dịch trên tài khoản kho bạc mở tại NHNN hoặc mở tại ngân hàng thương mại. Tiền gửi của Chính phủ tại NHNN là cấu phần quan trọng trong tiền cơ sở 3, do vậy cũng là cấu phần quan trọng làm thay đổi M2 trong nền kinh tế. Trong những thời kỳ nguồn thu và chi tiêu của Chính phủ diễn ra mạnh mẽ, việc chuyển tiền hai chiều trên tài khoản của Chính phủ tại NHNN có thể làm biến động tiền cơ sở của NHNN. Thực tế ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, sự biến động của tiền gửi kho bạc có những lúc tăng cao đáng kể làm giảm mạnh vốn khả dụng của các NHTM, qua đó làm tăng lãi suất liên ngân hàng. Ngược lại, cũng có khi làm tăng đáng kể vốn khả dụng và giảm lãi suất liên ngân hàng. Điều này gây áp lực nhất định cho việc kiểm soát cung tiền của NHNN trong thực thi CSTT. Đặc biệt ở những nước có một phần tiền gửi kho bạc được gửi tại NHTM thì việc kiểm soát cung tiền và lãi suất của NHNN càng khó khăn hơn. Vì vậy, các khoản thu, chi lớn của Chính phủ ảnh hưởng đến dòng

tiền cần được thông báo trước với NHNN để điều chỉnh dòng tiền phù hợp với mục tiêu điều hành.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn hiện nay: Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)