Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn hiện nay: Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CSTK VÀ CSTT TẠI VIỆT NAM

3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

3.2.1. Một số khuyến nghị

3.2.1.1. Về xác định mục tiêu

Để đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa CSTT và CSTK ở Việt Nam, cần có những mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, nên có sự phối hợp CSTK và CSTT trong việc xác định mục tiêu kinh tế vĩ mô ưu tiên trong từng thời kỳ và phải tuân thủ điều phối chung cho mục tiêu đó.

Mặc dù viê ̣c lựa cho ̣n các mu ̣c tiêu kinh tế vĩ mô rất quan tro ̣ng đối với quá

trình phối hợp chính sách song các nỗ lực để tuân thủ các mu ̣c tiêu đã đề ra cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiê ̣u quả phối hợp chính sách. Sự phối hợp chính sách

phải hướng tới xây dựng các mu ̣c tiêu chung để giảm thiểu các tác đô ̣ng tiêu cực đến thực hiê ̣n các mu ̣c tiêu của các ngành, lĩnh vực khác.

Thứ hai, phải có sự nhất quán giữa các mu ̣c tiêu chính sách ngắn ha ̣n và dài ha ̣n trong phối hợp CSTK và CSTT:

Về ngắn hạn, CSTK và tiền tệ cần phối hợp chặt chẽ nhằm đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức dưới một chữ số và hỗ trợ tăng trưởng, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ngăn chặn tình trạng phá sản của doanh nghiệp.

Về dài hạn, CSTK phải hướng tới việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ tăng trưởng bền vững. Trong đó, thu chi ngân sách và tín dụng nhà nước phải gắn chặt với mục tiêu ổn định tiền tệ. CSTT phải kiên trì với mục tiêu ổn định lạm phát, vấn đề kiểm soát mức độ tăng giá cần phải được đặt lên hàng đầu không chỉ trong thời kỳ có lạm phát cao mà ngay cả thời kỳ lạm phát thấp nhằm tạo lập niềm tin cho thị trường, xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

Theo đó, cần tính toán và kiểm soát được lượng cung tiền (tổng phương tiện thanh toán M2) trên cơ sở lạm phát mục tiêu, tốc độ tăng trưởng GDP và các yếu tố khác.

Chủ động sử dụng các công cụ của CSTT để kiểm soát cung tiền, tiến tới chuyển từ kiểm soát M2 sang điều hành dựa vào mục tiêu trung gian khác là lãi suất.

Như vậy, CSTT và CSTK là hai công cụ quản lý kinh tế vĩ mô vô cùng quan trọng của bất cứ quốc gia nào. Mỗi một chính sách đều có mục tiêu riêng nhưng chung quy lại đều cùng theo đuổi mục tiêu của quản lý kinh tế vĩ mô là tăng trưởng kinh tế bền vững, kiểm soát lạm phát và đảm bảo công ăn việc làm. Do vậy, quá trình thực thi hai chính sách này cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, vừa thực hiện hiệu quả các quyết định chính sách nhằm đạt được mục tiêu đề ra của các chính sách, đảm bảo tính bền vững của các chính sách.

3.2.1.2. Về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách

Từ những nhận định và phân tích tình hình trên, để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong năm tới, thì NHNN và Bộ Tài chính cần có sự phối chặt chẽ hơn, cụ thể:

- Giữa NHNN và Bộ Tài chính cần có sự hợp tác, phối hợp các vấn đề mang tính kỹ thuật trong quá trình thực thi CSTT và CSTK. Chẳng hạn: Hai cơ quan cần tuyên truyền công khai quan điểm, phát ngôn mang tính chính thức của mình để trấn an tâm lý và giảm kỳ vọng lạm phát, mang tính dẫn dắt và ổn định thị trường;

minh bạch thông tin, trách nhiệm giải trình của các bộ. NHNN và Bộ Tài chính cần công khai các nghiên cứu, phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô; Trao đổi chéo để nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho NHNN và Bộ Tài chính.

- Bộ Tài chính cần đa dạng hóa nhà đầu tư vào trái phiếu để giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, tăng cường kỷ luật tài khóa để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn qua đó giảm thâm hụt ngân sách và áp lực phát hành trái phiếu Chính phủ.

- Bộ Tài chính cần giảm số dư tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại TCTD và tăng số dư tiền gửi KBNN tại NHNN. Đồng thời, Bộ Tài chính cần thông tin chặt chẽ hơn với NHNN trong việc giải ngân để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ.

- Chính phủ cần quy định trách nhiệm cụ thể trong sự phối hợp chặt giữa NHNN và Bộ Tài chính nhằm giảm ảnh hưởng của tiền gửi Chính phủ đến điều hành của NHNN, tạo cho NHNN sự chủ động sử dụng tiền gửi Chính phủ như là một công cụ điều hành CSTT.

- Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHNN trong việc xác định khối lượng, lãi suất phát hành TPCP để đảm bảo khối lượng phát hành cũng như tránh tác động làm tăng lãi suất trên thị trường

- Bộ Tài chính phối hợp với các bộ ngành liên quan rà soát, tính toán thời điểm, mức độ điều chỉnh các loại phí, giá (như giá điện, nước, phí y tế, giáo dục…) để tránh ảnh hưởng đến lạm phát góp phần ổn định đồng VND.

- Có thể thiết lập Ủy ban phối hợp gồm đại diện Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và NHNN như tư vấn của ngân hàng thế giới (WB) và quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn hiện nay: Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)