ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHỐI HỢP CSTK VÀ CSTT Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn hiện nay: Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHỐI HỢP CSTK VÀ CSTT Ở VIỆT NAM

Trong giai đoạn 2013 - 2017, Chính phủ và NHNN đã phối hợp, chỉ đạo theo dõi sát sao, điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa CSTT với CSTK và các chính sách khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng.

Việt Nam đã xây dựng được các mục tiêu tương đối đồng bộ và đúng hướng: sử dụng CSTK thắt chặt và CSTT thắt chặt để kiềm chế lạm phát; sử dụng CSTK mở rộng và CSTT mở rộng nhằm kích thích tăng trưởng nền kinh tế. Đồng thời, việc sử dụng các công cụ của hai chính sách này cũng được sử dụng khá đồng bộ.

Kết quả của phối hợp hai CSTK và CSTT trong giai đoạn 2013 – 2017:

Thứ nhất, nền kinh tế tiếp tục được phục hồi và tăng trưởng. Thông qua diễn biến tăng trưởng GDP qua các năm, ta thấy tăng trưởng kinh tế đang trên đà tăng tốc và khi tăng trưởng GDP năm 2017 cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Điều này là kết quả của việc tái cơ cấu nền kinh tế, thu ngân sách Nhà nước, thu hút FDI, cơ hội từ việc gia nhập Hiệp định TPP... Bên cạnh đó là kết quả của cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà hiện nay Việt Nam đang tiếp tục triển khai.

Thứ hai, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhất trong những 10 năm trở lại đây. Đây là thành quả to lớn sau cả quá trình dài nỗ lực và phấn đấu. Chỉ số lạm phát đã đạt mức kỷ lục và có xu hướng tiếp tục giảm.

Thứ ba, chính sách thu tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tăng cường tiềm lực tài chính cho DN thông qua việc giảm bớt nghĩa vụ thuế cho DN và người dân, tạo thêm nguồn lực cho DN tái đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh. Bên cạnh đó, chính sách chi ngân sách được điều hành chặt chẽ, thực hiện phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm chi NSNN;

đồng thời đã thực hiện có kết quả quá trình tái cơ cấu đầu tư công theo định hướng đề ra.

Nhìn chung, việc tăng cường phối hợp trong điều hành chính sách vĩ mô được chú trọng nhằm tăng cường tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế vĩ mô, ứng phó kịp thời hiệu quả với các biến động kinh tế - xã hội trong và ngoài nước trong từng thời kỳ, thực hiện mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, hướng đến phát triển bền vững.

Kết quả của việc phối hợp CSTK - CSTT 2013 - 2017 đã đem lại môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN, nền kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi khả quan hơn.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Việc phối hợp CSTK và CSTT bên cạnh những kết quả nhất định cũng còn tồn tại những hạn chế cần vượt qua để hai chính sách này có thể phối hợp với nhau linh hoạt và hiệu quả nhất:

Thứ nhất, về mặt lý thuyết, để phối hợp CSTK và CSTT trong nền kinh tế, điều kiện tiên quyết là phải có một mô hình hoạch định chính sách kinh tế tổng thể, dự báo và tính toán tương đối chính xác tác động của các biến số kinh tế trong và ngoài nước, trong đó có các biến số chính sách đến các mục tiêu kinh tế cần đạt được.

Tuy nhiên, trong một thế giới luôn luôn biến động như ngày nay, khả năng dự báo, đánh giá tác động của các mô hình kinh tế lượng thường gặp nhiều hạn chế.

Việc dự báo hay đánh giá thiếu chính xác các tác động sẽ khiến cho việc phân công vai trò và liều lượng giữa các chính sách lúc ban đầu có thể trở nên không hợp lý trong bối cảnh mới, thậm chí có thể khiến các chính sách kinh tế rơi vào thế bị động.

Thứ hai, điều khiến việc phối hợp CSTK và CSTT trở nên khó khăn là sự độc lập tương đối giữa các bộ, ngành, điển hình là giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và NHNN.

Cho dù các mô hình dự báo và hoạch định chính sách kinh tế hoàn thiện đến đâu, việc phối hợp chỉ được thực hiện một cách hiệu quả nếu có một trung tâm điều

phối duy nhất. Tuy nhiên, trung tâm này lại chỉ có trong một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

Tại Việt Nam hiện nay, các bộ, ngành đều được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm đối với một số nhiệm vụ cụ thể, mặc dù có thể chưa thật rõ ràng. Chẳng hạn, Bộ Tài chính phải thu đủ theo dự toán, đồng thời đảm bảo các khoản chi phải được thực hiện đúng tiến độ đề ra theo kế hoạch, cho dù các điều kiện bên trong và bên ngoài có thể không thuận lợi (lạm phát thấp và giá dầu thấp). Còn NHNN phải chịu trách nhiệm ổn định lạm phát, tỷ giá, đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính… Vì vậy, sẽ các cơ quan này có thể theo đuổi những mục tiêu riêng của mình nhiều hơn so với các mục tiêu khác sẽ hợp lý hơn.

Thứ ba là những khó khăn liên quan đến quy trình hoạch định chính sách. Mặc dù, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị chủ trì trong việc đề ra các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (các mục tiêu và giải pháp), nhưng cơ quan này lại không nắm những công cụ chính sách như thuế, cung tiền hay lãi suất… Vì vậy, khi lập kế hoạch phối hợp các chính sách, đặc biệt là khi có những biến động lớn và đòi hỏi phải có sự điều chỉnh chính sách cũng như mục tiêu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phải thảo luận với Bộ Tài chính, NHNN và trong nhiều trường hợp các giải pháp phải đợi Quốc hội họp để đưa ra quyết định cuối cùng, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến thuế và chi tiêu ngân sách. Quá trình này đòi hỏi nhiều thời gian và có thể khiến cho các chính sách mới mang tính phối hợp đưa ra bị chậm hơn so với yêu cầu của thực tiễn.

Thứ tư là về vấn đề liên quan đến dư địa của các chính sách. Nếu một chính sách nào đó đã không còn dư địa thì việc phối hợp các chính sách là không thể.

Đối với Việt Nam hiện nay, khi quy mô nợ công đã đạt mức 61,3% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia đã đạt mức 41,5% GDP, chi trả nợ hiện đã chiếm hơn 25%

tổng thu NSNN và ảnh hưởng tiêu cực đến chi đầu tư phát triển, việc yêu cầu nới lỏng tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng trong trường hợp nền kinh tế gặp những cú sốc tiêu cực là giải pháp không dễ thực hiện. Ngay cả CSTT hiện cũng gặp nhiều giới hạn trong việc nới lỏng do những vấn đề như tình trạng đô la hóa hay nợ xấu của các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn hiện nay: Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)