CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VIỆT NAM
Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013 – 2017 thể hiện rõ xu thế phục hồi của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người tăng liên tục trong 5 năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm 2013 – 2017 đạt khoảng 6,22% cao hơn giai đoạn 2008 – 2012.
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP và GDP/người giai đoạn 2013 - 2017
(Nguồn: NDH) GDP năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, mức tăng trưởng năm này tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm qua có nhiều bất ổn, sản xuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên đây là mức tăng hợp lý, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biê ̣n pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành.
Tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 5,98% so với năm 2013. Mặc dù tốc độ tăng trưởng còn chậm nhưng so với nhiều quốc gia trên thế giới đây là kết quả khá khả quan. Sự hồi phục chậm trong tăng trưởng có nguyên nhân từ sự hồi phục chậm
1,960 2,050 2,109 2,215 2,385
5.42
5.98
6.68 6.21 6.81
0 1 2 3 4 5 6 7 8
0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000
2013 2014 2015 2016 2017
Tăng trưởng GDP và Thu nhập bình quân đầu người
GDP/người (USD) Tăng trưởng GDP (%) (USD) (%)
GDP bình quân đầu người
trong chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình và đầu tư tài sản cố định. Xu thế thắt chặt tiêu dùng và đầu tư phần lớn do thu nhập không cải thiện và tâm lý thận trọng với triển vọng tương lai.
Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2015 theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2109 USD/người, tăng 57 USD so với năm 2014.
Trong năm 2016, mức tăng GDP này thấp hơn 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu đề ra là 6,7%. Tuy nhiên nếu xét trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới năm 2016 không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp, đây cũng là năm chuyển giao thế hệ lãnh đạo… thì việc đạt được mức tăng trưởng như trên là cũng là một điểm đáng ghi nhận.
Năm 2017, tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, cao nhất trong giai đoạn 2013 - 2017.
Sau những khó khăn chạm đáy vào năm 2012, nền kinh tế quốc gia đang cho thấy sự tăng trưởng khá ổn định. Tăng trưởng kinh tế tăng cao trong bối cảnh các biến số phản ánh ổn định kinh tế được cải thiện. Không những vậy, thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) cũng được cải thiện đáng kể với con số 2.385 USD/người trong năm 2017, tăng 170 USD so với năm trước.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế đang tăng tốc trên nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc hơn. Điều này phản ánh nhiều chính sách kinh tế vĩ mô đang đi đúng hướng nhưng tốc độ thẩm thấu các chính sách tốt vào cuộc sống còn chậm. Diễn biến kinh tế giai đoạn 2013 – 2017 nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và nền tảng kinh tế vĩ mô dần được cải thiện, đây sẽ là cơ sở để duy trì tốc độ tăng trưởng cho những năm tiếp theo.
2.1.2. Lạm phát
Trong những năm gần đây, lạm phát đã được kiểm soát thành công, đặc biệt là giai đoạn 2013 - 2017. Cụ thể, tỉ lệ lạm phát có xu hướng giảm rõ rệt:
Biểu đồ 2.2: Chỉ số CPI giai đoạn 2013 – 2017
(Nguồn: NDH) Chỉ số giá tiêu dùng trung bình năm 2014 tăng 4,09%, bằng một nửa tỷ lệ tăng trung bình 10 năm gần nhất. Tỷ lệ lạm phát giảm từ 5,45% vào tháng 1 xuống 1,84% vào tháng 12. Đóng góp chủ yếu vào lạm phát thấp là sự suy giảm kéo dài của lạm phát lõi (các hàng hóa không bao gồm lương thực, thực phẩm và xăng dầu).
Nhóm hàng hóa thuộc nhóm lương thực, thực phẩm và xăng dầu, sau một thời gian tăng nhẹ đã có xu hướng giảm trong nửa sau năm 2014 theo xu hướng giảm toàn cầu.
Năm 2015 ghi nhận CPI tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, chỉ ở mức 0,6%. Trái với thường lệ, lạm phát năm qua thấp đặc biệt trong những tháng cuối năm, CPI hầu như không thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Sự giảm giá của hai nhóm mặt hàng năng lượng và lương thực, vốn đóng góp xấp xỉ 17% trong rổ hàng hóa CPI, là tác nhân chính dẫn tới hiện tượng mang yếu tố bất thường này.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2016 tăng 4,74%, tăng đáng so với năm 2015.
Có thể thấy, CPI liên tục giảm từ 2011 – 2015 và mức tăng 4,74% của năm 2016 đã chấm dứt xu hướng giảm liên tục của CPI trong giai đoạn 5 năm gần đây.
Năm 2017, CPI bình quân cả năm là 3,53%, Chính phủ đã hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm này. CPI bình quân năm 2017 tăng chủ yếu là do các địa phương điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dịch vụ khám chữa bệnh. Có một
6.04
4.09
0.6
4.74
3.53
0 1 2 3 4 5 6 7
2013 2014 2015 2016 2017
Chỉ số CPI (%)
số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI trong năm 2017 như chỉ số giá nhóm thực phẩm bình quân năm giảm 2,6% so với năm 2016. NHNN đã điều hành CSTT kiên định với mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, lạm phát giảm thấp có thể gây ảnh hưởng đối nghịch. Một mặt, lạm phát thấp làm tăng thu nhập thực tế và thúc đẩy tiêu dùng, giảm chi phí và thúc đẩy sản xuất của DN. Mặt khác, lạm phát thấp, thậm chí là âm, có thể tiếp thêm kỳ vọng giá cả sẽ tiếp tục giảm, dẫn tới người tiêu dùng sẽ hạn chế chi tiêu.