Giải pháp nâng cao phối hợp CSTK và CSTT tại Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn hiện nay: Thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CSTK VÀ CSTT TẠI VIỆT NAM

3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

3.2.2. Giải pháp nâng cao phối hợp CSTK và CSTT tại Việt Nam giai đoạn

Trong bối cảnh dự báo kinh tế cho giai đoạn sắp tới, để nâng cao hiệu quả phối hợp CSTK và CSTT, các giải pháp sau nên được chú trọng:

Một là, trên cơ sở thực tra ̣ng và diễn biến của kinh tế trong nước cũng như quốc tế, cần xác đi ̣nh rõ mu ̣c tiêu kinh tế vĩ mô là: tâ ̣p trung ta ̣o dựng môi trường kinh tế

vĩ mô ổn đi ̣nh, trong đó chú ý đến các vấn đề về la ̣m phát và các cân đối vĩ mô, ta ̣o môi trường thuâ ̣n lợi cho doanh nghiê ̣p phát triển thay vì mu ̣c tiêu hướng tới tăng trưởng nhanh như giai đoa ̣n trước đây

Bộ Tài chính và NHNN nên có sự phối hợp trong việc xác định mục tiêu vĩ mô ưu tiên trong từng thời kỳ và phải tuân thủ điều phối chung cho mục tiêu đó. Đồng thờ i, Chính phủ nên xem xét đến việc chuyển đổi khung mục tiêu chính sách theo hướng thực hiện chính sách mục tiêu lạm phát linh hoạt - mục tiêu lạm phát linh hoạt nhằm hướng hai chính sách vào mục tiêu chung.

Trên cơ sở các mục tiêu chung, NHNN và Bộ Tài chính sẽ cùng tham gia xác định khung mục tiêu chính sách cho giai đoạn trung hạn, tạo thế chủ động và linh hoạt trong quá trình phối hợp để đạt mục tiêu, xây dựng kế hoạch tài chính – tiền tệ tổng thể cho từng năm trong đó các vấn đề về bội chi ngân sách, đầu tư công, hiệu quả đầu tư cần phải được tính toán và xem xét cụ thể trên các vấn đề có liên quan tới CSTT như tổng phương tiện thanh toán, tăng trưởng tín dụng... để đảm bảo việc thực thi 2 chính sách được đồng bộ và hiệu quả.

Hai là, thiết lập hệ thống cung cấp thông tin, thực hiện minh bạch đối với các kỳ vọng chính sách cũng như trách nhiệm giải trình của các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách.

Việc hình thành một cơ sở dữ liệu chung là rất quan trọng đối với công tác quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô. Bởi nếu tình trạng thông tin chưa đầy đủ và kịp thời, thiếu chính xác thì sẽ ảnh hưởng tới việc ra quyết định. Trong thờ i gian tới, cần sớm khắc phu ̣c tình tra ̣ng thông tin chưa ki ̣p thời, không đầy đủ, thiếu chính xác làm cho việc ra quyết đi ̣nh thiếu căn cứ đầu vào đầy đủ. Đồng thời cần hoàn thiê ̣n và nâng

cao tính pháp lý của các quy đi ̣nh về chế đô ̣ báo cáo thông tin, cơ chế chia sẻ thông tin.

Đối với CSTT, việc hoạch định và thực thi chính sách phải phải đảm bảo duy trì tính ổn định của kinh tế vĩ mô trong khuôn khổ điều tiết lãi suất thị trường theo hướng kiềm chế lạm phát, ổn định sức mua đồng tiền, kiểm soát tỷ giá, huy động vốn và cung cấp vốn cho thị trường; phát triển hệ thống ngân hàng, tạo cơ sở thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững, qua đó, tạo điều kiện tăng nguồn thu và huy động vốn để bù đắp thâm hụt cho ngân sách nhà nước. Đối với CSTK, cần nỗ lực tập trung các khoản thu, chi ngân sách nhà nước nhằm đạt được mục tiêu ổn định nền kinh tế, phát triển nền kinh tế vĩ mô bền vững, xác lập cơ sở kinh tế cho việc thực thi CSTT có hiệu quả, kiểm soát lạm phát, giữ sức mua của đồng tiền ổn định và phát triển thị trường tiền tệ.

Ba là, tiến tới thực hiê ̣n khuôn khổ chính sách tiền tê ̣ la ̣m phát mu ̣c tiêu và nâng cao kỷ luâ ̣t tài khóa. Với viê ̣c xác đi ̣nh mu ̣c tiêu phối hợp tài khóa – tiền tê ̣ giai đoa ̣n tới tâ ̣p trung vào viê ̣c xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn đi ̣nh, thì viê ̣c áp dụng chính sách khuôn khổ la ̣m phát mu ̣c tiêu và nâng cao kỷ luâ ̣t tài khóa là lựa chọn thích hợp đối với chính sách tiền tê ̣ – tài khóa của Viê ̣t Nam.

Đối với điều kiê ̣n hiê ̣n nay của Viê ̣t Nam, để có thể áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu trong tương lai, cần phối hợp đồng bộ các nhóm giải pháp sau: (i) Nhóm giải pháp đổi mới thể chế: Nghiên cứu có thể xây dựng Luật Ngân hàng Trung ương Việt Nam thay thế Luật NHNN theo hướng đổi mới NHNN thành Ngân hàng Trung ương hiện đại; (ii) Nhóm giải pháp kỹ thuật: Hoàn thiện phương pháp xác định chỉ số lạm phát (CPI); (iii) Nhóm giải pháp hỗ trợ: Đẩy mạnh công tác truyền thông về lạm phát mục tiêu; Nâng cao năng lực dự báo; Phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính; Củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng; Nâng cao tính minh bạch của CSTT; Phối hợp tốt giữa CSTT và CSTK; Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái theo hướng linh hoạt hơn. Đối với chính sách tài khóa, cần tăng cường kỷ luật tài khóa, cải thiện tính minh bạch, công khai trong quy trình ngân sách, mở rộng hình thức và nội dung công khai; tăng cường trách nhiệm giải trình. Để thực hiện được giải pháp này cần hình thành các quy tắc tài khóa được thiết kế theo thông lệ

và chuẩn mực quốc tế; có chế tài đảm bảo tuân thủ các quy tắc tài khóa đề ra, qua đó từng bước tăng cường kỷ luật tài khóa.

Bốn là, phối hợp tài khóa tiền tệ phải tính đến sự phối hợp với các chính sách vĩ mô khác, đặc biệt giám sát thận trọng vĩ mô. Trong quá trình phối hợp CSTK và CSTT, cần xem xét và tính đến sự phối hợp với các chính sách khác, đặc biệt là các biện pháp giám sát vĩ mô thận trọng. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng và được quan tâm nhiều trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các khu vực thương mại, các hiệp định thương mại tự do (Cộng đồng Kinh tế ASEAN, TPP, Việt Nam – EU...), nhằm hạn chế sự biến động của các dòng vốn vào – ra , đồng thời tạo sự ổn định tài chính trong nền kinh tế.

KẾT LUẬN

CSTK và CSTT là hai chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng mà Chính phủ các nước trên thế giới sử dụng nhằm điều tiết tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Mặc dù các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hiệu quả tác động của hai chính sách này là khác nhau ở các nước, song chúng đều có quan hệ bổ trợ lẫn nhau.

Ở Việt Nam, CSTK và CSTT được sử dụng nhằm tăng cường tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế vĩ mô, ứng phó kịp thời hiệu quả với các biến động kinh tế - xã hội trong và ngoài nước trong từng thời kỳ, thực hiện mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, hướng đến phát triển bền vững.

Kết quả của viê ̣c phối hợp CSTK và CSTT giai đoạn 2013-2017 đã đem la ̣i môi trường kinh tế vĩ mô ổn đi ̣nh hơn, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiê ̣p, nền kinh tế bắt đầu có những dấu hiê ̣u phu ̣c hồi khả quan hơn. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai do đặc thù của các chính sách cũng như việc thực hiện ở các cấp từ Trung ương tới địa phương đối với mỗi loại chính sách phụ thuộc vào nhiều vấn đề nên sự phối hợp CSTK và CSTT chưa đạt được mục tiêu mong muốn.

Thực tế điều hành CSTT và CSTK giai đoạn 2013 – 2017 cũng cho thấy NHNN và Bộ Tài chính đã có những can thiệp linh hoạt thông qua các công cụ của chính sách của mình nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát không phải năm nào cũng đạt được và đặc biệt là vào những năm mà sự bất ổn không chỉ do nhân tố bên trong mà còn cộng hưởng với nhân tố bên ngoài như khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự biến động giá dầu, sự sụt giảm thị trường chứng khoán và bất động sản… Sự phối hợp giữa BTC và NHNN đã được thể chế hóa thông qua việc ký kết Quy chế phối hợp công tác và trao đổi thông tin và Quy chế Phối hợp trong quản lý và Điều hành kinh tế vĩ mô.

Tuy vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ phối hợp giữa BTC và NHNN trong điều hành vẫn chưa cao. Trong thời gian tới nếu CSTT và CSTK được phối hợp tốt hơn thì kết quả điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ sẽ có sự cải thiện tích cực.

Bài nghiên cứu này cho thấy cần thiết phải có sự phối hợp giữa hai CSTK và tiền tệ ở Việt Nam và đã đề xuất phương án kết hợp CSTT và CSTK cho giai đoạn 2018 – 2025.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu

- PGS.TS Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình “Tiền tệ ngân hàng”, Học viện Ngân hàng;

- TS. Nguyễn Đức Thành và TS. Nguyễn Thị Thu Hằng (2015), “Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam”;

- Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương và nhóm tư vấn của dự án RCV, “Báo cáo kinh tế vĩ mô”;

2. Bài viết

- Hồ Ngọc Tú (2016), Phối hợp CSTK và CSTT nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam dưới góc độ phân tích định lượng, Tạp chí Ngân hàng, số 17 tháng 10/2016;

- GS.TS. Trần Thọ Đạt, Quản lý tổng cầu trong nền kinh tế: Nhìn từ cơ chế phối hợp CSTK - tiền tệ, Tạp chí Ngân hàng, số 3/2013;

- GS.TS. Trần Thọ Đạt, TS. Hà Quỳnh Hoa - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Phối hợp CSTT và CSTK nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô đến năm 2015;

- Phối hợp CSTK và tiền tệ: Kinh nghiệm một số nước châu Á, Tạp chí Tài chính số 4 – 2014;

- Lê Minh Thành, Đánh giá về CSTK ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016;

- TS. Nguyễn Viết Lợi, CSTK năm 2017 và định hướng năm 2018;

- TS. Nguyễn Viết Lợi, Phối hợp CSTK và CSTT ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 và giải pháp đến năm 2020, Tạp chí Ngân hàng số 3+4 tháng 2/2016;

- TS. Nguyễn Văn Hà, Khống chế hạn mức tín dụng: Nên hay không?;

- Dự kiến 2 kịch bản kinh tế Việt Nam 5 năm tới, Hội thảo khoa học: “Kinh tế Việt Nam đến năm 2025: cơ hội và thách thức”;

- TS. Lê Thị Thùy Vân, CSTT với vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, Tạp chí Tài chính Kỳ 1+2 2017;

- ThS. Chu Nga Thanh - Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội, Hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở trong quá trình đổi mới CSTT ở Việt Nam;

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn hiện nay: Thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)