CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.5. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp
1.5.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo số lượng sản phẩm mà người lao động sản xuất ra với mục tiêu khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động. Trong hình thức này, số tiền lương người lao động nhận được sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lƣợng đơn vị sản phẩm đƣợc sản xuất ra và đơn giá trả công tính cho một đơn vị sản phẩm.
Dưới đây là một số chế độ đã và đang được áp dụng trong sản xuất:
a) Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân 12
Chế độ trả lương này căn cứ trực tiếp vào số lượng sản phẩm mà người lao động nộp theo quy định về chất lượng và đơn giá tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm với chất lƣợng tốt.
- Công thức tính:
TLspi = ĐG Qi Trong đó:
+ TLspi: Tiền lương sản phẩm của công nhân thứ i + ĐG: Đơn giá tiền lương của sản phẩm cá nhân
+ Qi: Sản lƣợng của công nhân thứ i trong một thời gian xác định (ngày, tháng, năm…)
- Công thức tính đơn giá tiền lương sản phẩm cá nhân ĐG = LCBCV x T hoặc ĐG = LCBCV / Q Trong đó:
+ LCBCV: Lương cấp bậc của công việc + T: Mức thời gian
+ Q: Mức sản lƣợng - Ưu điểm:
+ Việc tính toán tiền lương đơn giản, người lao động có thể dễ dàng tính được số tiền lương nhận được sau khi kết thúc công việc.
+ Tiền công gắn liền với kết quả lao động của người lao động, do đó kích thích người lao động cố gắng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, năng suất lao động tăng nhằm nâng cao thu nhập cá nhân.
- Nhược điểm:
+ Phương án chỉ quan tâm đến số lượng mà chưa quan tâm đến chất lượng.
+ Người lao động không sử dụng tốt máy móc thiết bị, lãng phí nguyên vật liệu, không quan tâm đến hoạt động của tập thể.
b) Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể13
Chế độ này thường được áp dụng với những công việc cần một nhóm công nhân, đòi hỏi sự phối hợp của họ và năng suất lao động chủ yếu phụ thuộc vào sự đóng góp của cả nhóm nhƣ lắp ráp các thiết bị, sản xuất ở các bộ phận theo dây chuyền, trông nom máy liên hợp.
- Công thức tính:
ĐG = ∑ hoặc ĐG ∑ x Ti hoặc ĐG = L x T Trong đó:
+ ĐG: Đơn giá tính theo sản phẩm tập thể + ∑ : Tổng lương cấp bậc của cả nhóm + Li: Lương cấp bậc của công việc bậc i + Ti: Mức thời gian của công việc bậc i + n: Số công việc trong tổ
+ L: Lương cấp bậc công việc bình quân của cả tổ + T: Mức thời gian của sản phẩm
Việc phân phối tiền lương cho người lao động được thực hiện theo hai phương pháp sau:
Phương pháp hệ số điều chỉnh Bước 1: Xác định đơn giá tiền lương Bước 2: Lsp tổ = Qtổ x ĐG
Bước 3: Xác định hệ số điều chỉnh
13PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân – ThS. Nguyễn Vân Điềm, Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2015
Hđc =
Bước 4: Lương thực lĩnh = Ltgi x Hđc
Phương pháp giờ hệ số
Bước 1: Xác định đơn giá tiền lương Bước 2: Lsp tổ = Qtổ x ĐG
Bước 3: Xác định thời gian làm việc quy đổi: Tqđi = ti x ki Trong đó: ti: thời gian làm việc thực tế của công nhân i
ki: hệ số quy đổi
∑ = tqđ1 + tqđ2 +…………+tqđn
Bước 4: Xác định tiền lương của mỗi giờ quy đổi l =
∑
Bước 5: Lương thực lĩnh: LCNi = Tqđi x l
Hai phương pháp chia trên đều đem lại kết quả giống nhau.
- Ưu điểm: Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp làm việc có hiệu quả giữa người lao động trong tổ, khuyến khích các tổ làm việc theo mô hình tổ chức lao động tự quản.
- Nhược điểm: Tiền lương phụ thuộc vào kết quả làm việc chung của cả nhóm chứ không trực tiếp phụ thuộc vào kết quả làm việc của bản thân người lao động. Do đó, ít kích thích người lao động nâng cao suất cá nhân.
c) Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp14
Chế độ trả công này chỉ áp dụng cho những người lao động phụ mà công việc quả họ có ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của người lao động chính hưởng tiền lương theo sản phẩm, như công nhân sửa chữa, phục vụ máy sợi, dệt trong nhà máy sợi…Do đó, số tiền lương mà người lao động phụ nhận được phụ thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính.
- Công thức tính:
ĐG =
Trong đó:
+ ĐG: Đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp + L: Lương cấp bậc của công nhân phụ + Q: Mức sản lƣợng của công nhân chính + M: Số máy phục vụ cùng loại
- Ưu điểm: Chế độ tiền lương này khuyến khích người lao động phụ phục vụ tốt hơn cho người lao động chính, tạo điều kiện năng cao năng suất lao động trong hoạt động sản xuất.
- Nhược điểm: Tiền lương của người lao động phụ phụ thuộc vào sản lượng của công nhân chính nên phụ thuộc vào thái độ làm việc, trình độ lành nghề của người lao động chính nên không đánh giá chính xác được công việc của người lao động phụ.
d) Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng15
Chế độ trả lương này thực chất là kết hợp của hình thức trả lương theo sản phẩm với hình thức tiền thưởng nếu được công nhận đạt được các tiêu chuẩn thưởng quy định. Khi áp dụng chế đố trả lương này, toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về số lượng của chế độ tiền thưởng quy định.
- Công thức tính:
Lspt = L + Trong đó:
+ Lspt: Tiền lương sản phẩm có thưởng + L: Tiền lương trả theo đơn giá cố định
+ m: Tỷ lệ % tiền thưởng cho một tỷ lệ % vượt mức chỉ tiêu + h: Tỷ lệ % hoàn thành vượt múc sản lượng được tính thưởng
- Ưu điểm: Khuyến khích người lao động tích cực học hỏi làm việc, tích lũy
15PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân – ThS. Nguyễn Vân Điềm, Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2015
kinh nghiệm để hoàn thành vƣợt mức sản lƣợng. Từ đó, nâng cao đƣợc năng suất lao động cho doanh nghiệp.
- Nhược điểm: Chỉ tiêu thưởng, điều kiện thưởng và tỉ lệ thưởng nếu xác định không chính xác, hợp lý thì sẽ làm tăng chi phí tiền lương và bội chi quỹ lương.
e) Chế độ trả lương khoán16
Đây là chế độ trả lương sản phẩm cho một người hoặc một tập thể người lao động căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương được quy định trong hợp đồng giao khoán. Chế độ trả lương khoán thường được áp dụng cho những công việc nếu giao cho từng chi tiết từng bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lƣợng cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định nhƣ trong xây dựng cơ bản, sửa chữa, lắp ráp các sản phẩm, máy móc, thiết bị…
- Công thức tính:
TLspk = ĐGk x Qk Trong đó:
+ TLspk: Tiền lương sản phẩm khoán
+ ĐGk: Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc cũng có thể là đơn giá trọn gói cho cả khối lƣợng công việc hay công trình
+ Qk: Khối lƣợng sản phẩm khoán đƣợc hoàn thành - Ưu điểm:
+ Khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải tiến các phương pháp lao động để tối ưu hóa quá trình lao động.
+ Khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn mà vẫn đảm bảo chất lƣợng công việc thông qua hợp đồng giao khoán chặt chẽ.
- Nhược điểm:
Phương pháp này đòi hỏi khi tính toán đơn giá phải hết sức chính xác, chặt chẽ, tỷ mỉ để xây dựng đơn giá trả công hợp lý cho công nhân khoán.