Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp hạn chế rủi ro đối với hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Ba Đình trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay (Trang 75 - 85)

2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG HẠN CHÉ RỦI RO TRONG CHO

2.3.1 Những kết quả đạt được

Trước những biến động vĩ mô và đặc biệt là các biến động pháp lý của việc sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, ban lãnh đạo Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý điều hành hoạt động cho vay, bước đầu đã thu được một số kết quả:

Một là, Xây dựng chiến lược kinh doanh phù họp với định hướng phát triển của ngân hàng từng thời kỳ. Nhận thấy dấu hiệu vĩ mô nền kinh tế từ thị trường chứng khoán, thị trường bât động sản, sự khó khăn của một số doanh nghiệp nhà nước, SHB CN Ba Đình đã đẩy mạnh việc cho vay với các doanh nghiẹp ngoai quôc doanh, đa dạng hóa khách hàng và hạn chế các khoản vay giá trị lớn nhằm phân tán rủi ro.

Hai là, duy trì sắp xếp đội ngũ nhân viên phù họp với năng lực. Đối mặt với việc thay đổi cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo SHB CN Ba Đình đã có những quyết định linh hoạt, kịp thời nhằm duy trì và ổn định hoạt động.

Ba là, chuyển từ cho vay tín chấp sang cho vay có tài sản đảm bảo, lựa chọn tài sản có tính thanh khoản cao, tuy nhiên, linh hoạt cho vay đảm bảo bằng hàng hóa và quyền đòi nợ. Chú trọng hơn công tác hoàn thiện hồ sơ tài sản đảm bảo.

Bốn là, siết chặt hơn việc kiểm tra giám sát quá trình cho vay đặc biệt là công tác kiểm toán nội bộ đã có những cải thiện đáng kể. Việc hoàn thiện sau kiếm tra cũng được coi trọng và sát sao hơn trước.

Năm là, tập trung đay mạnh công tác xử lý nợ, tham vấn các cơ quan chuyên môn của Hội sở chính như Pháp chế và ban Quản lý và xử lý nợ có vấn đề với các khoản vay phức tạp với mục tiêu tối thiểu hóa tổn thất cho ngân hàng.

Nhờ những nỗ lực trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng trong bối cảnh nền kinh tế biến động và quá trình tài cấu trúc hệ thống ngân hàng bắt đầu diễn ra mạnh mẽ, SHB CN Ba Đình đã duy trì được lợi nhuận qua các năm đều dương, đó là một dấu hiệu tích cực.

2 - y r r i * __ • ______ > /s. 1 *

.3.2 lo n tại và nguyên nhan

2.3.2.1 Quy trình cho vay chưa ổn định và thống nhất

- Quy trình cho vay thay đổi liên tục gây khó khăn trong hoạt động cho vay nói chung và công tác hạn chế rủi ro trong cho vay nói riêng.

- Từ sau sáp nhập đến nay vẫn chưa có quy trình cho vay. Hoạt động cho vay của Chi nhánh thực hiện theo quy chế cho vay của SHB. Quy trình cho vay hiện hành vần đang hoàn thiện dự kiến áp dụng vào tháng 6/2013.

Cán bộ tín dụng (chức danh là chuyên viên quan hệ khách hàng) vừa thực hiện khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định khoản vay, kiểm soát trong và sau cho vay.

Nguyên nhân:

- Việc thay đổi quy trình trước sáp nhập là do Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội chuyển đổi từ mô hình quản trị rủi ro phân tán sang mô hình quản trị rủi ro tập trung trong đó chia nhỏ và chuyên môn hóa từng khâu trong quá trình cho vay.

- Do quá trình sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, tạm thời hoạt động cho vay thực hiện theo mô hình cũ đang áp dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội. Việc xây dựng quy trình chung cho toàn hệ thống SHB phù hợp với điều kiện kinh doanh mới vẫn cần thời gian đế hoàn thiện, bố sung.

2.3.2.2 Chưa phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao

- Nguồn nhân lực của Chi nhánh bị buộc phải đào tạo lại: Ngân hàng phải tập trung đào tạo lại cán bộ khi có sự thay đôi chính sách, quy trình, chưa có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại theo định kỳ. Chủ yếu vẫn đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn mà chưa chú ý đến khía cạnh đạo đức cán bộ.

- Nguồn nhân lực của chi nhánh bị buộc phải tổ chức lại: Thiếu quản lý ở những vị trí quan trọng. Việc sắp xếp các vị trí đôi lúc chưa phù hợp với năng lực cán bộ. Có sự thiếu hụt cán bộ ở những vị trí quan trọng đòi hỏi kinh nghiệm và năng lực trong khi vẫn có tình trạng dư thừa nhân lực ở những vị trí khác.

Nguyên nhân:

- Trước sáp nhập, đã có sự thuyên chuyển của nhiều cán bộ có năng lực đi đảm nhiệm vị trí quản lý ở các đcm vị khác hoặc thay đôi ngân hàng, đội ngũ cán bộ còn lại có tuối đời còn trẻ và chưa đủ kinh nghiệm trong công tác.

- Cùng thời điểm này, sự ra đời của quy trình tín dụng mới theo mô hình quản trị rủi ro phân tán cùng hàng loạt sự thay đôi của các chức danh cũng như nội dung công việc của từng vị trí đòi hỏi phải tuyên mới, đào tạo lại và sắp xếp nguồn nhân lực họp lý.

- Trong quá trình sáp nhập của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, có sự không trùng khít về nhân sự giữa hai bên và sự thay đổi trong hệ thống sản phẩm, các quy chế, văn bản của ngân hàng đối với một Chi nhánh của HBB cũ. Việc sắp xếp, bổ nhiệm nhân sự trên toàn hệ thống HBB cũ gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và các giải pháp quyết liệt.

23.2.3 Công tác thẩm định phưong án vay vốn, dự án đầu tư còn nhiều bất cập

- Việc thẩm định phương án vay vốn, dự án đầu tư chưa phát hiện được các rủi ro dẫn đến quá hạn hoặc phát hiện nhưng xem nhẹ rủi ro, không đề xuất được phương án hạn chế rủi ro hiệu quả dẫn đến quá hạn.

- Đôi lúc vẫn còn tư tưởng cho vay dựa vào tài sản đảm bảo, việc thẩm định khoản vay đôi lúc chưa chú trọng vào hiệu quả của phương án vay vốn, dự án đầu tư trong dài hạn hoặc khi điều kiện kinh doanh trở nên khó khăn hơn để đánh giá, do đó, dẫn đến rủi ro phát sinh.

- Một số cán bộ thẩm định khi xem xét hiệu quả của phương án vay vốn dự án đầu tư lại có xu hướng quá thận trọng, có tình trạng ngại rủi ro và tránh rủi ro.

Nguyên nhân;

- Cán bộ thẩm định khoản vay cũng chính là cán bộ phát triển khách hàng và cán bộ quản lý khoản vay sau này. Do nhận chỉ tiêu kinh doanh quá cao, cán bộ thẩm định đôi khi nhận biết được rủi ro cao nhưng vẫn đề xuất cho vay. Mặt khác, do quá tải trong công việc, một số cán bộ thẩm định thiếu kinh nghiệm và năng lực công tác, chưa lường trước được tất cả rủi ro cũng như đưa ra được các giải pháp hiệu quả để khắc phục các rủi ro này.

- Tư tưởng cho vay dựa trên tài sản đảm bảo hơn coi trọng hiệu quả của phương án vay vốn, dự án đầu tư hình thành từ giai đoạn trước khi điều kiện kinh doanh dễ dàng, khi các khoản cho vay ít phát sinh rủi ro, giá trị tài sản

đặc biệt là bất động sản ở mức cao và tăng giá liên tục, điều kiện CỈ10 vay lỏng lẻo và kiểm soát thiếu chặt chẽ trong nội bộ ngân hàng.

- Cán bộ thâm định khoản vay đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm khi khoản vay quá hạn, nên trong một số tình huống quá thận trọng trong đánh giá tình trạng phưong án vay vốn, dự án đầu tư hoặc phát sinh tâm lý ngại rủi ro và tránh rủi ro thay vì tìm biện pháp để phòng ngừa, hạn chế rủi ro.

23.2.4 Việc thu thập và x ử lý thông tin thiếu kịp thòi - Thiếu thông tin khách hàng

- Nhận thông tin sai lệch - Nhận thông tin muộn

- Không đánh giá được độ tin cậy của thông tin - Chậm trễ trong việc xử lý thông tin nhận được

- Chậm báo cáo kết quả xử lý thông tin lên các cấp quản lý chi nhánh

N g u y ê n n h â n :

- Nguồn thông tin chính vẫn là thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ còn thiếu năng lực phán đoán, thụ động trong việc kiểm tra và tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác. Chưa có chính sách cụ thể và bắt buộc cho việc lấy thông tin từ các nguồn bên ngoài hay tham vấn ý kiến chuyên gia với công tác cho vay và quản lý khách hàng.

- Việc thu thập và xử lý thông tin sau vay được cán bộ quản lý khách hàng thực hiện theo định kỳ và đột xuất còn mang tính đối phó, thiếu liên tục, thiêu chủ động phụ thuộc theo yêu cầu của các cấp quản lý.

- Các cấp quản lý thiếu sát sao trong kiểm tra quá trình thu thập và xử lý thông tin của nhân viên.

23.2 .5 Hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình cho vay chưa thường xuyên Hên tục

- Việc tìm kiếm khách hàng mới thiếu hiệu quả, ngân hàng mất đi các mối quan hệ với các khách hàng truvền thống.

- Việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý trước cho vay còn bị buông lỏng ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ. Phát sinh các rủi ro liên quan đến việc thiếu chứng từ, giả mạo chứng từ trong quá trình cho vay. Kiếm tra giám sát sau cho vay đôi lúc còn thiếu kịp thời, thiếu chi tiết, chưa có tác dụng hỗ trợ công tác phát hiện rủi ro nhằm cảnh báo để xây dựng biện pháp khắc phục.

- Chất lượng của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa cao, hiện tại tổ kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh chỉ đang thực hiện việc kiểm tra giám sát các khoản vay mới và các khoản vay quá hạn mà chưa thực hiện với các khoản vay trong hạn, còn dư nợ của Chi nhánh phát sinh trước thời điểm sáp nhập.

N g u y ê n n h â n

- Do trong thời gian hoàn thiện quá trình sáp nhập, có một sự đình trệ nhất định trong quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Sự khác biệt về đối tượng khách hàng ưu tiên của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội cũng ảnh hưởng đến các mối quan hệ truyền thống của ngân hàng và khách hàng.

- Khâu hoàn thiện hồ sơ sau khi duyệt vay, kiểm soát chứng từ trong quá trình giải ngân do nhiều phòng ban chức năng cùng thực hiện. Cán bộ liên quan thiếu trách nhiệm và thiếu chuyên môn để nhận biết các rủi ro tiềm tàng.

Do áp lực về doanh số và quá tin tưởng vào khách hàng nên ngân hàng đã buông lỏng kiêm soát sau vay. Việc kiêm tra giám sát sau cho vay chưa được coi trọng đúng mức, đôi lúc còn mang tính thủ tục, đối phó và thiếu chủ động nên khổng phát hiện được rủi ro kịp thời.

- Tô kiêm tra, kiêm soát nội bộ của Chi nhánh chỉ gồm 1 tô trưởng và 3 nhân viên, số lượng nhân sự ít chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Cả chi nhánh chỉ có một cán bộ phụ trách kiêm tra, kiêm soát liên quan đên hoạt động cho vay.

2.3.2.Ó Hoạt động phân tán rui ro trong cho vay chưa hiệu quả

- Việc cho vay của SHB CN Ba Đình vẫn còn tập trung vào một số đối tượng khách hàng lớn, 80% dư nợ thuộc về danh sách 20 khách hàng lớn của Chi nhánh.

- Việc cho vay đồng tài trợ mang lại hiệu quả thấp. Đây là một hình thức cho vay đã được áp dụng tại SHB CN Ba Đình từ lâu khi còn là Sở Giao Dịch của Habubank cũ, tuy nhiên, trong quá trình áp dụng xuất hiện nhiều bất cập liên quan đến cơ chế phối kết hợp giữa các ngân hàng và ngân hàng đầu mối; vấn đề chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng đồng tài trợ ...

- Chi nhánh chưa áp dụng các hình thức bảo hiểm tín dụng vào thực tế quá trình cho vay.

Nguyên nhân

- SHB CN Ba Đình đã có chính sách đa dạng hóa các đối tượng đầu tư từ cuối năm 2010, tuy nhiên, do tình hình kinh doanh khó khăn liên tiếp trong năm 2011, năm 2012 là quá trình sáp nhập ngân hàng, nên quy mô cho vay phải thu hẹp dần, do đó, hiệu quả của chính sách đưa ra chưa cao như kỳ vọng của ban lãnh đạo Chi nhánh.

- SHB CN Ba Đình cho vay đồng tài trợ chỉ bó hẹp với các dự án dài hạn là các công trình thủy điện với dư nợ lớn. Việc quy định về lãi suất tuân theo các hợp đồng cho vay vốn kỳ kết giữa các ngân hàng đồng tài trợ từ những năm 2007 còn thiếu linh hoạt. Khi lĩnh vực thủy điện gặp khó khăn do EVN chậm thanh toán công nợ, nguồn thu của dự án bị chậm, lập tức ảnh hưởng đến việc thu hồi công nợ của Chi nhánh. Việc tìm kiếm các dự án đồng tài trợ hiệu quả trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều khó khăn.

- Việc mua bảo hiếm gia tăng chi phí cho ngân hàng, giảm hiệu quả kinh doanh hoặc tăng chi phí đi vay của khách hàng vay vốn làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng.

2.3.2.7 Thiếu an toàn trong bảo đảm tiền vay

- Giá trị tài sản biến động mạnh không đủ đảm bảo cho nghĩa vụ nợ của khách hàng.

- Phát sinh rủi ro trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo do tính pháp lý của tài sản thấp, thủ tục pháp lý thực hiện chưa chặt chẽ, tính thanh khoản tài sản đảm bảo thấp

- Phát sinh rủi ro liên quan đến việc hết hạn bảo hiểm tài sản khi khách hàng chưa hoàn tất nghĩa vụ nợ của mình.

N g u y ê n n h â n :

- Thông thường một tài sản đảm bảo là bất động sản được định giá lại định kỳ 1 năm/lần, cán bộ thực hiện công tác định giá không lường trước biến động của giá cả tài sản trong thời gian vay vốn. Trong khi đó, giá trị của tài sản lại phụ thuộc vào biến động của thị trường bất động sản.

- Ngân hàng vẫn nhận tài sản có tính thanh khoản thấp, khó bán, chủ tài sản là người già, trẻ nhỏ...

- Việc kiểm soát quá trình hoàn thiện hồ sơ tài sản còn lỏng lẻo. Không thực hiện đúng quy trình liên quan đến việc hoàn thiện hồ sơ tài sản. Việc kiểm tra tính chính xác của tài sản và chủ tài sản phụ thuộc vào các văn phòng công chứng tư nhân.

- Việc theo dõi thời hạn tái tục bảo hiểm tài sản do cán bộ quản lý khách hàng thực hiện và không có sự kiểm tra giám sát thường xuyên của các cấp quản lý.

2.3.2.8 Chưa coi trọng công tác quản trị rủi ro trong cho vay

- Hoạt động quản trị rủi ro trong cho vay thường được coi là công việc thường nhật, mang tính thủ tục.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa phát huy hiệu quả, đánh giá chưa chính xác năng lực khách hàng.

N g u y ê n n h â n :

- Ban lãnh đạo Chi nhánh chưa xây dựng được một hệ thống quản trị rủi ro bài bản và hiệu quả.

- Phương pháp xếp hạng nội bộ chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu định lượng, không được đánh giá và cập nhật một cách thường xuyên.

23.2.9 Việc trích lập và sử dụng dự phòng chưa đúng, đủ và kịp thòi - Việc trích lập dự phòng chưa tương xứng với mức độ rủi ro thực tế.

- Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro phải thực hiện nhiều thủ tục, thời gian kéo dài.

N g u y ê n n h â n :

- Việc phân loại nợ theo quy định hiện hành chưa thực sự họp lý khi phân loại nợ theo thời gian quá hạn. Ví dụ như sự khác biệt của tài sản đảm bảo của khoản nợ tại mồi tổ chức tín dụng nên mức độ rủi ro đối với các khoản vay cũng khác nhau.

- Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục thực hiện phải theo trình tự còn phức tạp dẫn đến chậm trễ.

2.3.2.10 Công tác xử lý tổn thất trong cho vay còn chậm trễ, chưa đảm bảo tính khách quan, minh bạch

- Quá trình xử lý nợ kéo dài trong vài tháng, thậm chí vài năm trong khi ngân hàng vẫn phải chịu chi phí lãi tiền gửi của công chúng trong suốt thời gian xử lý gia tăng tổn thất cho ngân hàng.

- Công tác xử lý tổn thất trong một số tình huống còn thiếu khách quan, minh bạch, hậu quả là bỏ lỡ thời cơ thu hồi nợ và chậm trễ trong việc xác định trách nhiệm của các bên liên quan.

N g u y ê n n h â n

- Nguyên nhân khách quan là do các biến động vĩ mô nền kinh tế, nhiêu doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình gặp khó khăn trong kinh doanh dẫn đên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp hạn chế rủi ro đối với hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Ba Đình trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)