3.2 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO
3.2.3 Chú trọng hiệu quả của phưong án vay vốn, dự án đầu tư
SHB CN Ba Đình cần lựa chọn được phương án vay vốn, dự án đầu tư hiệu quả có mức độ rủi ro nằm trong mức chấp nhận được của ngân hàng.
Điều này thể hiện ở việc thẩm định chi tiết cụ thể các nội dung liên quan đên
hiệu quả của phương án vay vốn, dự án đầu tư và việc đánh giá rủi ro và đưa ra các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Cụ thể:
- Khi thẩm định phương án vay vốn, dự án đầu tư của khách hàng cần xem xét đến tất cả các vấn đề sau:
+ Đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng: Tùy thuộc vào khách hàng là cá nhân hay tổ chức và thông qua hồ sơ pháp lý mà khách hàng cung cấp mà có cách xác định khác nhau. Khách hàng có đủ năng lực pháp lý là tiêu chuẩn đầu tiên để lựa chọn khách hàng.
+ Đánh giá về uy tín của khách hàng: Đây là yếu tố rất quan trọng trong quá trình đánh giá thẩm định khách hàng, đặc biệt là trong điều kiện kinh doanh ngày một khó khăn như hiện nay. Ngoài các thông tin lưu trữ trong nội bộ và CIC, Cán bộ làm công tác thẩm định có thể quan tâm đến việc thực hiện các cam kết với đối tác của khách hàng.
+ Đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng: không chỉ đánh giá dựa trên các nguồn tin khách hàng cung cấp, cán bộ thâm định còn phải kiêm tra độ tin cậy của các thông tin này, có thể ưu tiên sử dụng các thông tin đã được bên thứ 3 đánh giá như cơ quan thuế, sở giao dịch chứng khoán...
+ Đánh giá về năng lực kinh doanh của khách hàng: Thực tế đã chứng minh rằng, nếu năng lực kinh doanh của khách hàng yếu kém thì năng lực trả nợ của khách hàng cho ngân hàng cũng không đảm bảo. Khi tiến hành đánh giá năng lực kinh doanh của khách hàng có thể chú ý vào lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp và khả năng quản lý của người điều hành.
+ Phân tích đánh giá phương án kinh doanh: Việc đánh giá phương án vay vốn cần quan tâm đến tất cả các yếu tố. vấn đề quan trọng cần chú ý là nguồn trả nợ, việc xác định nguồn trả nợ và khả năng kiểm soát nguôn trả nợ của ngân hàng cho thấy mức độ rủi ro của khoản vay.
+ Phân tích đánh giá dự án đầu tư: Việc thẩm định để đưa ra kết luận về hiệu quả của dự án cần rất nhiều yếu tố từ sản phẩm, thị trường, kỹ thuật,
nguồn nhân lực.. - Hơn thế nữa, vì dự án thường diễn ra trong thời gian dài nên cần xem xét dự án một cách cẩn trọng đặc biệt là tính ổn định của nguồn thu và tiến độ của dự án.
- Sau khi xem xét đến tất cả các khía cạnh trọng yếu trong quá trình thẩm định đánh giá khách hàng và khoản vay, cán bộ thẩm định cần tổng hợp tất cả các rủi ro phát sinh liên quan đến khoản vay và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
Trên cơ sở kết quả đánh giá trên, cán bộ trình lên các cấp lãnh đạo ngân hàng xem xét phê duyệt.
3.2.4 Thu thập và xử lý thông tin kịp thòi
Thu thập và xử lý kịp thời, chính xác các thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định chi vay là điều hết sức cần thiết, điều này giúp nâng cao hiệu quả công tác tín dụng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng. Những sai lầm khi ra quyết định cho vay đa phần là do thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch.
Trong suốt quá trình cho vay vốn từ thẩm định dự án tới khi thu hồi gốc và lãi về, Ngân hàng luôn phải quan tâm tới thông tin tình hình hoạt động kinh doanh và quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Do đó, yếu tố thông tin về khách hàng là rất quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn cho việc thu hồi món vay. Những thông tin về tài chính, đạo dức, tình hình kinh doanh, uy tín... của khách hàng. Từ đó Ngân hàng sẽ có những nhận định chính xác hơn về khách hàng và có thế đưa ra những quyết định có nên tài trợ hay không, thời điểm thu hồi nợ và quan trọng nhất là những rủi ro và việc quyết định chấp nhận rủi ro đến mức nào.
Thông tin do khách hàng cung cấp: Hiện tại, trong quy trình ra quyết định cho vay của mình, SHB đã thiết kế bảng hỏi hỗ trợ cán bộ trong quá trình tác nghiệp, tuy nhiên, không chỉ lấy thông tin mà các cán bộ tín dụng còn phải kiểm tra tính xác thực của thông tin này. Điều này có thể thực hiện
qua việc phát hiện các dấu hiệu mâu thuân trong cung câp thông tin, kiêm tra trong thực tế các thông tin khách hàng cung cấp và trong nhiều tình huống, tính không trung thực có thể được kiêm chứng qua các cảm quan nghê nghiệp của cán bộ. Ban lãnh đạo SHB CN Ba Đình cần khuyến khích cán bộ chia sẻ suy nghĩ, quan điểm đồng thời thường xuyên tô chức trao đôi thông tin hô trợ lẫn nhau trong thực hiện nghiệp vụ.
Thông tin trong nội bộ ngân hàng, đặc biệt là lịch sử giao dịch của các khách hàng cũ rất quan trọng trong quá trình ra quyết định cho vay. Do hoạt động trên quy mô toàn quốc với rất nhiều Chi nhánh và phòng giao dịch, SHB đã tự xây dựng cho mình một hệ thống thông tin nội bộ đô sộ, nên sử dụng triệt để các thông tin này. Tuy nhiên, do tình hình thị trường biên động mạnh, chỉ nên coi nguồn thông tin này như một yêu tô quan trọng như nhiêu yếu tố khác trong qúa trình ra quyết định cho vay. Ví dụ: một khách hàng kinh doanh xuất khẩu nông sản ra nước ngoài có lịch sử giao dịch tốt quan nhiều năm, việc ra quyết định tiếp tục cho vay chỉ dựa trên thông tin này là không hoàn toàn phù hợp, vì trên thực tế, thị trường thế giới đang có nhiều biến động, tình hình thanh toán của các đối tác nước ngoài có thể xấu đi, việc ra tăng quá nhiều hàng tồn kho có thể tiềm ân nhiêu rủi ro sau đó...
Các nguồn tin từ bên ngoài: Trong quá trình tác nghiệp, việc thường xuyên theo dõi và cập nhật các nguôn tin bên ngoài là hêt sức quan trọng, nó cho biết về biến động thị trường, biến động vê chính sách và pháp luật của nhà nước, diễn biến giá cả hàng hóa, thông tin tín dụng, thông tin pháp lý của các tổ chức, cá nhân...tất cả các yếu tố này, khi phát sinh thường có ảnh hưởng rất lớn đến một quyêt định cho vay của ngân hàng. Ví dụ: Các thông tin vĩ mô cho thấy ngành xây dựng đang gặp khó khăn về nhiều mặt, các công trình xây dựng đang có dấu hiệu chậm tiên độ, một đê xuât cho vay tích trữ vật liệu xây dụng với các hợp đồng đầu ra chỉ mang tính nguyên tăc là không khả thi.