3.3.2.1 Xử lý thoả đáng những việc liên quan đến hợp đồng vay vốn
Trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã vấp phải một số vụ việc lớn liên quan đến những sai phạm trong hợp đồng tín dụng. Những xử lý kiên quyết các vụ việc này đã thể hiện quyết tâm xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, có hiệu quả. Từ những bài học đích đáng đó đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải thường xuyên giám sát hoạt động cho vay của các ngân hàng, phối họp với các cơ quan công an, Toà án, Viện kiểm sát...
kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm để ngăn ngừa, răn đe những đối tượng có ý định lừa đảo ngân hàng góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong cho vay đối với các ngân hàng.
3.3.2.2. Tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động cho vay
Ngân hàng Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các cơ chế, thể lệ cụ thể, rõ ràng đê tạo lập một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động cho vay. Hiện nay, các quy chế, thể lệ của Ngân hàng Nhà nước còn tỏ ra quá chung chung, mang tính chỉ đạo, định hướng nhiều hơn là mang tính pháp lý. Đấy là những sơ hở trong một văn bản pháp lý khung về hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước phải có những biện pháp hữu hiệu trong việc buộc các Ngân hàng thương mại thi hành đúng các cơ chế, thể lệ đó.
Những sai sót, vi phạm quy chế, thể lệ phải được xử lý nghiêm túc và kịp thời.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường liên ngân hàng, hiệp hội ngân hàng cũng như việc nâng cao chât lượng, hiệu quả công tác thông tin hạn chế rủi ro của trung tâm thông tin tín dụng (CIC).
3.3.2.3 Hô trọ’ các Ngân hàng thương mại trong việc xử lý nọ’
Ngoài việc chỉ đạo thi hành các quy chế, thể lệ của các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước cần phải tích cực giám sát để nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là trong việc xử lý các tài sản thế chấp, các khoản nợ.
Hiện nay, các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang đứng trước khó khăn rất lớn trong việc xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố, các khoản nợ khó đòi. Số vốn bị mắc kẹt trong các khoản nợ đó chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số vốn cho vay gây khó khăn cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Đổ giải quyết vấn đề này, đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các cấp, các ngành có liên quan thực hiện một số biện pháp sau:
- Đề nghị ủy ban nhân dân và các sở, ban, ngành tạo điều kiện hồ trợ ngân hàng trong việc hợp pháp hóa các tài sản thế chấp, tài sản xiết nợ, hỗ trợ khi kê biên và đấu giá tài sản qua trung tâm đấu giá.
- Đề nghị các cơ quan Công an, Toà án, Viện kiểm sát... tạo điều kiện cho ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp, giải quyết nhanh chóng các vụ án để thu hồi vốn cho ngân hàng.
- Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành những thông tư liên tịch về hướng dân thủ tục vê xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng.
- Ngân hàng Nhà nước xúc tiến thành lập các công ty mua bán nợ dưới nhiều hình thức của Nhà nước, cổ phần hoặc liên doanh. Hoạt động của Công ty mua bán nợ được mở rộng, phát triển sẽ giải toả bớt nợ quá hạn, nợ đọng từ tài sản thế chấp giúp cho ngân hàng vượt qua khó khăn, có thanh khoản để đâu tư cho nên kinh tê, có vôn đê quay vòng chứ không để tình trạng đóng băng vốn như hiện nay.
- Ngân hàng nhà nước cần cương quyết trong việc kiểm tra giám sát các ngân hàng đặc biệt là việc trích lập và sử dụng dự phòng xử lý rủi ro. Thực hiện sửa đôi các quy định liên quan sao cho phù họp với thực tế.
- Ngân hàng Nhà nước cần ban hành những văn bản quy định những hệ sô an toàn đê quản lý hoạt động ngân hàng gần tới những tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.
3.3.3 Kiến nghị đối vói ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội
Với vai trò là cơ quan là chỉ đạo trực tiếp hoạt động của SHB CN Ba Đình, Ngân hàng TMCP Sài Gòn hà Nội cần có những hướng dẫn cụ thể các hoạt động của SHB CN Ba Đình, đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống là những biện pháp gián tiếp giúp Chi nhánh thực hiện tốt công tác hạn chế rủi ro trong cho vay.
3.3.3.1 Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thòi các chủ trương, chính sách của Chính phủ và của ngân hàng nhà nước
Hiện nay, các điều kiện về môi trường cho hoạt động ngân hàng còn nhiêu thiêu sót, bât cập, chính vì vậy việc Chính phủ thường xuyên đưa ra những Nghị định để chỉ đạo hoạt động của ngành ngân hàng là sự cố gắng rất lớn của Nhà nước nhằm từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự phát triển của ngành. Khi các Nghị định này ra đời, việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội nhanh chóng đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho các Chi nhánh thực thi là điều cần thiết giúp họ giải toả kịp thời những vướng mắc để nâng cao hiệu quả hoạt động.
3.3.3.2 Chuân hoá cán bộ ngân hàng
Giải pháp về con người không chỉ là giải pháp của riêng từng Chi nhánh mà còn phải có sự phối họp của các cấp phòng ban của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội trong việc tuyển dụng cán bộ. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội cân có quy định những tiêu chuẩn của cán bộ ngân hàng ở các
mặt hoạt động nghiệp vụ khác nhau cũng như ở các vị trí cấp bậc khác nhau, đồng thời tổ chức các lớp đào tạo cán bộ chuyên sâu trong từng lĩnh vực mà đặc biệt là lĩnh vực tín dụng. Các lớp đào tạo này cần được mở thường xuyên, nội dung giảng dạy phải không ngừng được nâng cao để phù hợp với sự phát triển nghiệp vụ ngân hàng tiến tới những tiêu chuẩn quốc tế. Có thể, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội nên tổ chức những kỳ thi sát hạch đối với những cán bộ ngân hàng để chọn lọc được những cán bộ có đủ năng lực, đồng thời khuyến khích họ không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức nghiệp vụ.
Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội cần chỉ định những người có năng lực thực sự, phẩm chất đạo đức tốt để bố trí vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt của Chi nhánh. Một đội ngũ lãnh đạo giỏi về nghiệp vụ, tốt về đạo đức là điều kiện rất cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động, hạn chế tối đa những rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng.
3 . 3 3 3 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, quy trình, quy chế
Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, quy trình, quy chế là yêu cầu hàng đầu để hạn chế rủi ro cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội.
Trong hoạt động cho vay vốn cần chú ý đến các nội dung sau:
- Xây dựng chính sách cho vay linh hoạt từng thời kỳ và tạo cơ chế mở đê các Chi nhánh xây dựng định hướng hoạt động cho vay cụ thể phù hợp với điều kiện kinh doanh của đơn vị.
- Tập trung hoàn thiện quy trình cho vay vốn trong đó xác định rõ trách nhiệm của các vị trí, các khâu trong quá trình ra quyết định cho vay.
- Hướng dẫn cụ thể hơn về các vấn đề như thẩm định dự án đầu tư, việc quản lý và hoàn thiện thủ tục hồ sơ tài sản, định giá tài sản cả về phương pháp định giá tài sản và cập nhật bảng giá theo thị trường...
33.3.4 Nâng cao hiệu quả công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay trên toàn hệ thống.
Trong thời gian qua, việc hạn chế rủi ro tại SHB CN Ba Đình chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng. Do đó, trong thời gian tói ngân hàng cần tập trung đẩy mạnh việc hạn chế rủi ro, kiểm tra và kiểm soát tất cả các khoản vay đã phát sinh hoặc sắp phát sinh.
Để nâng cao hiệu quả cho vay và hạn chế rủi ro trong cho vay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội cần có sự kiểm tra giám sát thường xuyên hoạt động cho vay vốn tại các Chi nhánh, kịp thời phát hiện các rủi ro tiềm ẩn nhăm giảm thiêu rủi ro trong cho vay.
Bên cạnh đó, có thể thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm hạn chế rủi ro của các đon vị, đưa ra các mô hình hiệu quả và áp dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội.
Kết luân chuơng 3
Các giải pháp được đưa ra cùng với những kiến nghị đề xuất áp dụng trong điều kiện thực tế là hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Ba Đình trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Nội dung này cũng khép lại nội dung đề tài luận văn Thạc sỹ “Giải pháp hạn chế rủi ro đối với hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Ba Đình trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay”.
KÉT LUẬN
Dựa trên cơ sở tìm hiểu thực tế tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Ba Đình cùng với sự kế thừa những nghiên cứu có trước, học viên đã hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ với một số kết quả nhất định:
- Luận văn đã hệ thông cơ sở lí luận tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và những lý luận về rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay. Nội dung đề tài cũng đề cập đến kinh nghiệm của một số quốc gia tiêu biểu trong việc hạn chế rủi ro trong cho vay.
- Trên nền tảng phân tích thực trạng hoạt động cho vay, cụ thể hơn là thực trạng rủi ro trong cho vay tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Ba Đình, luận văn đã chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân dẫn tới tồn tại của hoạt động này tại SHB — Chi nhánh Ba Đình để làm cơ sở để đề ra các giải pháp thực tiễn.
- Luận văn nêu rõ quan điểm định hướng hạn chế rủi ro trong cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội nói chung và của riêng SHB - Chi nhánh Ba Đình, đồng thời luận văn đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại SHB CN Ba Đình và các kiến nghị đối với chính phủ, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội.
Do điều kiện thực tế và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy học viên mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo và các đồng nghiệp.
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Tiến Sĩ Đào Văn Tuấn cùng tập thể thầy cô giáo trong khoa sau đại học và tập thể cán bộ SHB - Chi nhánh Ba Đình đã nhiệt tình giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. rs. lô Ngọc Hưng, G iả o trìn h n g h iệ p v ụ k in h d o a n h n g â n h à n g, Nhà xuất bản Thống Kê.
2. Vũ 1 hanh Hà, Trân Thu Hường (2012), /ý lu ậ n c ơ b ả n v ề r ủ i ro đ ạ o đ ứ c tr o n g h o ạ t đ ộ n g n g â n h à n g , chuyên đề nghiên cứu trao đổi Ngân hàng nhà nước.
3. Nguyễn Minh Kiều (2005), N g h iệ p v ụ n g â n h à n g , Nhà xuất bản Tài chính.
4. TS. Nguyễn Đại Lai (2006), B ìn h lu ậ n v à g iớ i th iệ u k h á i q u á t 2 5 n g u y ê n tắ c c ơ b ả n c ủ a ủ y b a n B a s e l v ề th a n h tra - g iá m s á t n g â n
h à n g , Chuyên đề nghiên cứu trao đổi Ngân hàng nhà nước
5. Nguyễn Thị Mùi (2006), N g h iệ p v ụ n g â n h à n g th ư ơ n g m ạ i, Nhà xuất bản Tài chính.
6. Ngân hàng ĨMCP Sài Gòn Hà Nội — Chi nhánh Ba Đình, b á o c ả o n ă m 2 0 0 9 , 2 0 1 0 , 2 0 1 1 , th á n g 6 /2 0 1 2 , 2 0 1 2 , Hà Nội.
7. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (2012), Q u y c h ế c h o v a y c ủ a N g â n h à n g T M C P S à i G ò n H à N ộ i.
8. Ngân hàng I MCP Sài Gòn Hà Nội (2012), Q u y c h ế tà i s ả n đ ả m b ả o c ủ a N g â n h à n g T M C P S à i G ò n H à N ội.
9. Peter s. Rose (2001), Q u ả n tr ị n g â n h à n g th ư ơ n g m ạ i, Nhà xuất bản Tài Chính.
10. Thống đốc NHNN, Q u y ế t đ ịn h s ổ 4 9 3 /2 0 0 5 /Q Đ -N H N N - n g à y 2 2 /4 /2 0 0 5 , B a n h à n h Q u y đ ịn h v ề p h ả n lo ạ i nợ, tríc h lậ p và s ử d ụ n g d ự p h ò n g đ ê x ử lý r ủ i ro tín d ụ n g tr o n g h o ạ t đ ộ n g N g â n h à n g c ủ a N H T M .
1 1. Thống đốc NHNN, T h ô n g tư s ố 0 2 /2 0 1 3 /T T -N H N N - n g à y 2 1 /0 1 /2 0 1 3 , B a n h à n h Q u v đ ịn h v ê p h â n lo ạ i tà i s ả n c ó ,m ứ c trích, p h ư ơ n g p h á p