Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp hạn chế rủi ro đối với hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Ba Đình trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay (Trang 102 - 105)

3.3.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay vốn

Môi trường pháp lý hoàn thiện, có hiệu lực cao sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động cho vay vốn nói riêng, góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và hiệu quả.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành và sửa đổi nhiều điều luật quan trọng liên quan đến hoạt động cho vay như Luật Ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật đất đai, luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp...Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót trong các điều luật, sự chồng chéo trong các quy định đã dẫn đến sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, gây khó khăn cho hoạt động tín dụng ngân hàng, đặc biệt trong việc giải quyết các tranh chấp tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, phát mại tài sản, bán đấu giá... Vì vậy kiến nghị chính phủ xem xét sửa đổi, quy định rõ về các vấn đề sau:

- Quy định rõ quyền phát mại, bán đấu giá tài sản đảm bảo của NHTM.

- Quy định rõ các trường hợp vô hiệu hoá hợp đồng tín dụng, hợp đồng kinh tế.

- Quy trách nhiệm rõ ràng cho các cấp, các ngành trong việc xử lý tài sản thế chấp của NHTM. Đồng thời quy định rõ thời gian, thủ tục xử lý các trường hợp này, hạn chế những thủ tục rườm rà gây phiền hà, cản trở quá trình xử lý.

Bên cạnh việc xem xét sửa đổi các điều luật đã ban hành cho phù hợp với thực tế. Chính phủ cần nghiên cứu cho ra đời những điều luật mới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay. Cụ thể:

- Luật về sở hữu tài sản: Hiện nay, điều kiện cho vay đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gần như bắt buộc phải thế chấp tài sản.

Trong khi đó, không có cơ quan nào chịu trách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản. Vì thế, trong nhiều trường hợp ngân hàng khó có thể xác định chính xác chủ sở hữu của tài sản đó hoặc phải lấy chứng nhận của cơ quan nào vê nguồn gốc tài sản thế chấp, cầm cố hoặc nguồn gốc số tiền trả nợ là họp pháp.

Mặt khác, pháp luật cho các doanh nghiệp thế chếp giá trị quyền sử dụng đất nhưng lại phải có điều kiện gắn với tài sản thuộc sở hữu của mình, quy định này khó có thể áp dụng được với các doanh nghiệp nhà nước.

- Luật về kiểm toán: Để tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, hoạt động lành mạnh, có hiệu quả, giảm thiếu rủi ro tín dụng ngân hàng. Chính phủ cần nhanh chóng cho ra đời điều luật này đảm bảo phản ánh chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Luật về lưu thông kỳ phiếu thương mại: Hiện nay, tín dụng thương mại (mua bán chịu) đang trở thành phổ biến trong giao dịch thương mại. Tình trạng chiếm dụng vốn, công nợ dây dưa, lừa đảo, trốn thuế, sử dụng vốn vay ngân hàng sai mục đích diễn ra thường xuyên gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc kiếm soát và là nguyên nhân tiềm ấn rủi ro hoạt động cho vay ngân hàng. Việc ra đời bộ luật này sẽ làm lành mạnh hoá các quan hệ thương mại có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động cho vay vốn.

- Luật về đăng ký giao dịch đảm bảo: Việc quy định rõ ràng về nơi đăng ký, thời hạn hiệu lực của một đăng ký...là rất cần thiết.

3.3.1.2 Tăng cưòng công tác quản lý đối vói các doanh nghiệp

Việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động cho vay vốn của ngân hàng. Trong hoàn cảnh nền kinh tế đât nước gặp nhiều khó khăn như hiện nay, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, ít có sức cạnh tranh. Trên thị trường hoạt

động của nhiều doanh nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ, chụp giật, không có tầm nhìn chiến lược là một thách thức lớn đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp giải quyết kịp thời, cụ thể:

- Thực thi tốt kế hoạch phát triển kinh tế tổng thể đã đề ra, kế hoạch tái câu trúc nền kinh tế, có các ưu tiên ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm. Xây dưng một nền kinh tế với tính chất thị trường đầy đủ. Xây dựng một nền kinh tế ổn định, hạn chế những biến động lớn mang tính chất vĩ mô.

- Ban hành và hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực thi các điều luật đã và sẽ ban hành. Đối với các hoạt động của doanh nghiệp, tăng cường công tác thanh tra, kiếm tra bảo đảm các doanh nghiệp thực thi nghiêm túc các điều luật đó.

- Việc cấp giấy phép hoạt động và kinh doanh đối với doanh nghiệp mới, đặc biệt là các công ty trách nhiệm hữu hạn phải đảm bảo điều kiện về vốn, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, cán bộ điều hành có đủ năng lực và có phấm chất đạo đức tốt.

- Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện đê các doanh nghiệp có đủ khả năng trong điều hành sản xuất kinh doanh và có tình hình tài chính lành mạnh.

+ Tiếp tục duy trì chế độ bảo toàn vốn cho các doanh nghiệp nhà nước.

Đối với những doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, không bảo tồn được vốn kinh doanh thì kiên quyết thay đổi bộ máy lãnh đạo, cán bộ quản lý, giám đốc điều hành. Nếu những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài, sản phâm không cạnh tranh được với cơ chê thị trường thì kiên quyết giải thể.

+ Tiếp tục thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, găn chặt quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp hạn chế rủi ro đối với hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Ba Đình trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)