Phân tích môi trường vi mô của Unilever

Một phần của tài liệu Đàm phán trong kinh doanh phân tích cuộc Đàm phán kinh doanh công ty tmđt amazon và công ty công ty whole foods tập Đoàn unilever và công ty hóa phẩm ps (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ĐÀM PHÁN KINH DOANH 1 – GIỮA TẬP ĐOÀN UNILEVER VÀ CÔNG TY HÓA PHẨM P/S

1.2. Phân tích Môi trường bên trong, môi trường vi mô và môi trường vĩ mô

1.2.2. Phân tích môi trường vi mô của Unilever

Unilever có các đối tác chặt chẽ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước với mạng lưới gồm 10 doanh nghiệp sản xuất gia công, hơn 100 doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu bao bì.

Đặt nhà máy tại những nơi trung tâm và gần các nhà cung cấp nguyên liệu như Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Unilever cũng tiến tới hình thức hợp tác chuyển giao công nghệ để sản xuất gia công chế biến.

Trung gian marketing: Từ khi mới vào Việt Nam công ty đã tập trung phát triển hệ thống phân phối trên toàn quốc với hơn 100.000 điểm. Trong hiện nay mặc dù đã mở them nhiều trung tâm phân phối lớn nhưng công ty vẫn chú trọng

đẩy mạnh hợp tác, tạo lập những kênh phân phối truyền thống tại các siêu thị, chợ, cửa hàng nhỏ,…

1.2.2.2. Khách hàng

Xác định khách hàng mục tiêu: Với dòng sản phẩm đa dạng như Unilever thì mỗi loại sản phẩm đều được xác định một đối tượng khách hàng mục tiêu riêng nhưng có thể thu gọn lại ở hai nhóm chính sau: giới trẻ thế hệ X (những bạn trẻ tuổi từ 18-29) hiện có phần tự lập và phóng khoáng, tự tin hơn thế hệ trước, phụ nữ Việt Nam những người làm nội trợ gia đình.

Lý do Unilever lựa chọn khách hàng mục tiêu như trên:

Thứ nhất về giới trẻ thế hệ X:

Cơ cấu dân số của Việt Nam hiện nay là cơ cấu dân số trẻ, giới trẻ Việt Nam hiện có phần tự lập và phóng khoáng, tự tin hơn thế hệ trước. Họ sẽ là người đưa ra quyết định cho phần lớn các vấn đề trong cuộc sống, bao gồm việc lựa chọn mua sản phẩm.

Thế hệ trẻ có xu hướng sống tự lập, tiêu dùng những đồ mà thần tượng họ sử dụng. Thế hệ trẻ có trình độ dân trí cao và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và

những địa điểm ấy khi đó lại trở thành nơi mà các sản phẩm của Unilever dễ thâm nhập vào.

Vì vậy khi đưa ra mắt sản phẩm mới thì đây cũng là những khách hàng dễ tham gia dùng thử và sử dụng nhất.

Thứ hai là những người làm nội trợ trong gia đình:

Giá cả các sản phẩm tương đối chấp nhận được trong khi chất lượng không thua kém hàng ngoại nhập do được sự hỗ trợ về tài chính của tập đoàn Unilever toàn cầu.

Các sản phẩm của Unilever được đưa đến tay người tiêu dùng với chi phí thấp và thời gian ngắn nhờ áp dụng công nghệ mới trong phân phối sản phẩm dân cư Việt Nam trước đây chỉ quan tâm những thứ cần thiết cho gia đình và để tiết kiệm thì nay không chỉ phục vụ thứ cơ bản mà còn biết tiêu dùng nhiều hơn (quan tâm tới giải trí, sức khỏe, thực phẩm,…) và đó là lợi thế để Unilever thâm nhập thị trường và có những sản phẩm chiến lược phù hợp.

Các gia đình Việt vẫn chịu những nền văn hóa và tôn giáo Á Đông nên các sản phẩm mà Unilever đưa ra cũng đánh vào điều này ví dụ như dầu gội đầu sunsilk với tinh chất bồ kết,… Là những người quan tâm trực tiếp đến sức khỏe

của cả gia đình nên việc lựa chọn và cân nhắc mua sản phẩm thì chất lượng luôn là yếu tố hàng đầu.

1.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh:

Có thể nói đối thủ cạnh tranh đem lại khó khăn thật sự cho Unilever Việt Nam hiện nay chính là P&G, đây là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Unilever trên phạm vi toàn cầu. P&G đã tiến hành thâm nhập thị trường Việt Nam với những sản phẩm chủ lực của mình là Colgate và những mặt hàng khác như Tide, Pantene, Rejoice, Downy,…là những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của Unilever Việt Nam về giá cả và chất lượng.

Hình 1.5: Đối thủ cạnh tranh với Unilever

(Nguồn: Văn Dũng, 2020) Nhưng với lợi thế đi trước, Unilever tin rằng sẽ giành thắng lợi trước P&G tại thị trường Việt Nam vì: P&G theo đuổi chiến lược phục vụ những phân đoạn thị trường có thu nhập cao hơn, trong khi phân đoạn thị trường này tại Việt Nam không nhiều và Unilever thì lại theo đuổi chiến lược phục vụ đại đa số những người tiêu dùng trong xã hội, điều mà P&G không nhận ra tại thị trường Việt Nam .

Cạnh tranh nhãn hiệu công ty có thể xem những công ty khác có bán sản phẩm và dịch vụ tương tự cho cùng một khách hàng với giá tương tự là đối thủ cạnh tranh của mình.

Cạnh tranh ngành công ty có thể xem xét rộng hơn tất cả những công ty sản xuất cùng một loại đều là đối thủ cạnh tranh của mình. Trong trường hợp này Unilever sẽ cạnh tranh không chỉ với các hãng sản xuất sản phẩm tiêu dùng nhanh khác về ngành thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình.

Bên cạnh đó còn phải đối phó với những đối thủ cạnh tranh khác như Nivea, Rohto, Double Rich,… Và các đối thủ bản xứ tại Việt Nam như Thorakao, Mỹ Hảo,…

1.2.2.4. Tài chính doanh nghiệp:

Tại Việt Nam, từ năm 1995 đến nay Unilever đã đầu tư khoảng 120 triệu USD trong 3 doanh nghiệp.

Bảng 1.1: Cơ cấu vốn góp của Unilever Việt Nam

Công ty Tổng vốn đầu

tư (Triệu

Phần vốn góp Địa điểm Lĩnh vực hoạt động

USD) của Unilever

Liên doanh Lever VN (1995)

56 66.66% Hà Nội và

TP.HCM

Chăm sóc cá nhân, gia đình

Liên doanh Elida P/S

17.5 100% TP.HCM Chăm sóc răng

miệng

Unilever Bestfood VN (1996)

37.1 100% TP.HCM Thực phẩm, kem và

các đồ uống

(Nguồn:  Phòng Marketing, Công ty Unilever Việt Nam)

Một phần của tài liệu Đàm phán trong kinh doanh phân tích cuộc Đàm phán kinh doanh công ty tmđt amazon và công ty công ty whole foods tập Đoàn unilever và công ty hóa phẩm ps (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w