CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ĐÀM PHÁN KINH DOANH 2 – GIỮA
2.3. Phân tích môi trường bên trong, môi trường vi mô và môi trường vĩ mô
2.3.1. Phân tích môi trường bên trong của Whole Foods
Hình 2.11: Siêu thị Whole Foods khi mới thành lập năm 1980 (Nguồn: Bizgovsocfive, 2012) Whole Foods là siêu thị thực phẩm hữu cơ và tự nhiên hàng đầu thế giới n ằm trong top 15 về tổng doanh số bán hàng tạp hóa, được thành lập vào năm 1980 là sự hợp nhất giữa hai cửa hàng thực phẩm hữu cơ độc lập nhỏ SaferWay và Clarksville Natural Grocery. Sứ mệnh của Whole Foods là nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của khách hàng bằng cách cung cấp những thực phẩm hữu cơ có chất lượng cao, lành mạnh tốt cho sức khỏe. Công ty luôn có
khát vọng trở thành một thương hiệu nổi tiếng quốc tế không chỉ với thực phẩm hữu cơ họ đang bán mà còn là nhà bán lẻ thực phẩm tốt nhất trong khu vực. Công ty không chỉ quan tâm đến những thực phẩm hữu cơ mà Whole Foods đã mở tiệm bánh không chứa gluten của riêng mình ở Raleigh, NC vào năm 2004.
Whole Foods là một trong mười ba công ty duy nhất được đưa vào danh sách của tạp chí Fortune về "100 công ty tốt nhất để làm việc" trong 17 năm liên tiếp kể từ khi danh sách ra đời vào năm 1996 (Mehta, 2014). Năm 2009, công ty tự hào được đánh giá ở vị trí thứ 16/100. John Mackey – Giám đốc điều hành của Whole Foods có một danh sách các giải thưởng, từ việc lọt vào danh sách 30 nhà lãnh đạo công ty hàng đầu do Barron's nêu tên đến được Ernst & Young bầu chọn là Gương Mặt Doanh Nghiệp Thành Đạt năm 2003.
Whole Foods tham gia rất nhiều các hoạt động liên quan đến vấn đề môi trường và vấn đề của cộng đồng, cam kết hướng tới môi trường được thể hiện qua hành động xây dựng các cửa hàng bằng các sản phẩm tái chế. Công ty quyên góp ít nhất 5% lợi nhuận ròng hàng năm cho các hoạt động từ thiện. Ngoài ra, Whole Food còn lọt vào danh sách “25 Đối tác năng lượng xanh hàng đầu” của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ với những nỗ lực như: loại bỏ nhựa, làm việc để đảm bảo đối xử nhân đạo với động vật, bảo vệ ngành đánh bắt cá và bù
đắp chi phí năng lượng của nó thông qua các khoản tín dụng năng lượng gió.
Công ty còn lọt vào danh sách 10 công ty hàng đầu của Newsweek về “Các công ty bán lẻ xanh nhất ở Mỹ” vì năm 2012, Whole Foods đã lắp đặt hơn 70 trạm sạc xe điện tại 27 siêu thị trên khắp nước Mỹ để cung cấp công nghệ sinh thái mới nhất cho khách hàng (Mehta, 2014).
2.3.1.1. Thương hiệu
Whole Foods là một thương hiệu nổi tiếng có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực bán lẻ thực phẩm ở Mỹ với mạng lưới trung tâm phân phối rộng khắp toàn quốc với 444 cửa hàng ở Mỹ và có 9 cửa hàng ở Anh. Sự tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ của Whole Foods phần lớn đạt được nhờ vào việc mua lại Wild Oats (cửa hàng thực phẩm hữu cơ lớn thứ hai) vào năm 2007 (Harbin and Humphrey, 2009). Công ty dẫn đầu xu hướng về thực phẩm sạch, đưa thực phẩm hữu cơ và yếu tố sức khỏe trở thành xu hướng chủ đạo.
2.3.1.2. Khách hàng
Whole Foods có cơ sở khách hàng trung thành là những khách hàng có xu hướng ít nhạy cảm về giá. Gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người tiêu dùng trung lưu và thượng lưu. Thành công trong chiến lược cung cấp chỉ tập trung vào một
thứ và cung cấp thứ đó tốt nhất có thể, mang đến cho người tiêu dùng cơ hội tiếp cận với thực phẩm hữu cơ sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
2.3.1.3. Đội ngũ nhân viên
Đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm điều hành cửa hàng cao cấp. Hàng năm Whole Foods tăng thêm nhiều nhân viên tại siêu thị của mình hơn đối thủ cạnh tranh để tăng dịch vụ khách hàng, đem đến sự chăm sóc tốt nhất đến khách hàng của Whole Foods, trung bình mỗi siêu thị có 206 nhân viên (Safeway 184 nhân viên, Kroger 107 nhân viên) (Tân Nông Nghiệp, 2013).
2.3.1.4. Doanh thu
Trong khi Whole Foods có lợi thế cạnh tranh về chất lượng và chủng loại thực phẩm hữu cơ nhưng vì bán sản phẩm với giá cao hơn gần 15% so với mặt hàng cùng loại tại những cửa hàng của đối thủ cạnh tranh khác đã khiến người tiêu dùng trở nên nhạy cảm hơn với giá cả khiến Whole Foods bị sụt giảm doanh số bán hàng.
Hình 2.12: Doanh thu ròng toàn cầu của Whole Foods từ năm 2010 – 2017
(Nguồn: Statista, 2021)