CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ĐÀM PHÁN KINH DOANH 1 – GIỮA TẬP ĐOÀN UNILEVER VÀ CÔNG TY HÓA PHẨM P/S
1.3.3. Phân tích môi trường vĩ mô của công ty hóa phẩm P/S
1.3.3.1. Môi trường dân số
Dân số Việt Nam có cơ cấu là dân số trẻ, trình độ, lỹ năng chuyên môn không ngừng hoàn thiện, đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp.
Nguồn lao động tại Việt Nam khá dồi dào, chi phí nhân công lại rẻ sẽ là một điều kiện thuận lợi giúp một tập đoàn lớn như Unilever có thể tiếp cận, đầu tư, tiến hành kinh doanh tại thị trường này.
1.3.3.2. Môi trường kinh tế
Chủ trương của các bộ ngành Việt Nam trong đó có cả công ty Hoá Phẩm P/S là cùng thống nhất xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đối với nước ta, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn tiến xã hội chủ nghĩa, nhất thiết phải trãi qua công nghiệp hóa. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa giúp phát triển lực lượng sản xuất, làm thay đổi căn bản công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động.
Kinh tế mở nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào khiến doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn và P/S cũng không ngoại lệ P/S hết gặp khó khăn này rồi lại tới khó khăn khác, công ty Hóa Phẩm P/S ngày càng đuối sức trong liên doanh kể từ khi liên doanh thay đổi công nghệ phát triển. Nếu trước đây, vỏ kem đánh răng P/S là nguyên liệu nhôm thì lúc đó, nhựa đã được dùng để thay thế. Công ty hóa phẩm P/S đã không đủ sức đầu tư dây chuyền sản xuất mới để tiếp tục gia công cho liên doanh nên số cổ phần còn lại của P/S đã rơi vào tay Unilever.
1.3.3.4. Môi trường tự nhiên
Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi và có nguồn tài nguyên phong phú, nên việc đảm bảo nguồn nguyên liệu sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, làm giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Vì vậy khi nước ta có chính sách mở cửa, đổi mới nền kinh tế đất nước sang kinh tế thị trường, đã thu hút đông đảo các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
1.3.3.5. Môi trường văn hóa - xã hội
Vốn một quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc, Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những nền văn hóa từ nhiều quốc gia trên thế giới thông qua mở cửa nền kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Việt Nam cũng là một quốc gia đa tôn giáo, tự do tín ngưỡng nên việc xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo hầu như là không xảy ra. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không cần bận tâm về những cuộc biểu tình hoặc bạo động như các quốc gia khác trên thế giới, các doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư và phát triển thương hiệu của mình tại đây.
1.3.3.6. Môi trường công nghệ
Vì công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư Việt Nam sử dụng các công nghệ hiện đại, đây là một lợi thế thế của họ.
Nhưng đối với các doanh nghiệp trong nước đây là một khó khăn khi phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn mạnh. Vì sẽ có nhiều doanh nghiệp không đủ tài chính để đầu tư vào những trang thiết bị hiện đại. từ đó có thể thấy đây sẽ là một cơ hội lớn cho Unilever, nhưng cũng sẽ là khó khăn đối với công ty Hóa Phẩm P/S.
Sau khi liên doanh, theo thỏa thuận, Công ty Hóa phẩm P/S không sản xuất kem đánh răng P/S mà chỉ gia công vỏ hộp kem đánh răng bằng nhôm cho liên doanh này. Tuy nhiên, Công ty Hóa phẩm P/S ngày càng đuối sức trong liên doanh kể từ khi liên doanh thay đổi công nghệ phát triển. Nếu trước đây, vỏ kem đánh răng của P/S là nguyên liệu nhôm thì khi ấy, Unilever “đòi” Công ty P/S phải chuyển từ ống nhôm sang ống phức hợp nhưng lúc này P/S chưa đáp ứng được yêu cầu.
Từ đó cho thấy vì không đáp ứng được những công nghệ mới nên Công ty Hóa phẩm P/S đã đánh mất hoàn toàn vị thế cạnh tranh ban đầu của mình về sản phẩm chăm sóc răng miệng, chỉ vì không còn đủ sức đầu tư dây chuyền sản xuất mới để tiếp tục gia công cho liên doanh.
Và theo chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang nhận xét công nghệ là một trong các chiến lược mà các công ty đa quốc gia dùng để thu mua doanh nghiệp Việt Nam. Ông Quang phân tích không ít doanh nghiệp mang tới công nghệ quá tầm khiến đối tác không đủ sức theo đuổi và phải bán lại cổ phần.
1.3.3.7. Môi trường chính trị - xã hội
Bộ luật thương mại còn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là chính sách thuế quan và thuế suất cao đánh vào các mặt hàng. Từ khi chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế vào năm 1986, thì bộ luật của nước ta đang dần hoàn thiện. Chính phủ Việt Nam đã tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, tạo nhiều thuận lợi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào. Do đó khi hình thành chiến lược kinh doanh về vấn đề chính trị pháp luật, Unilever cũng không có vấn đề, trở ngại quá lớn.