CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ĐÀM PHÁN KINH DOANH 1 – GIỮA TẬP ĐOÀN UNILEVER VÀ CÔNG TY HÓA PHẨM P/S
1.2. Phân tích Môi trường bên trong, môi trường vi mô và môi trường vĩ mô
1.2.3. Phân tích môi trường vĩ mô của Unilever
Từ cuối thập niên 1980, Việt Nam bắt chước thực hiện chính sách đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, tìm biện pháp khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài để tạo thêm nguồn lực cho kinh tế. Đây chính là môi trường thuận lợi để nhiều nhà đầu tư xem việc thành lập các liên doanh với các đối tác sở tại là phương án ưu tiên. Các đối tác sở tại được nhắm đến thường là các doanh nghiệp nhà nước cấp trung ương hoặc địa phương có thị phần đáng kể sau một thời gian dài được ưu tiên phát triển.
Chủ trương của các bộ ngành Việt Nam là cùng thống nhất xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia như Unilever để tăng ngân sách.
Thị trường trong nước (bán buôn, bán lẻ,lưu chuyển hàng hóa...) đã phát triển hơn nhiều.Và cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn, nhất là TP.Hồ Chí Minh đã và đang được đầu tư thích đáng, trước mắt là ngang bằng với các nước trong khu vực => Unilever đến Việt Nam khi thị trường hàng tiêu dùng ở đây còn mới, có cơ hội phát triển tiềm năng.
1.2.3.2. Môi trường nhân khẩu học/ dân số học
Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ và phổ biến là gia đình mở rộng (ông bà, cô chú,…), tạo nhiều cơ hội cho Unilever Việt Nam vì đây chính là khách hàng mục tiêu của công ty.
Trình độ dân trí Việt Nam tương đối cao, nhất là khu vực thành thị. Tỷ lệ người tốt nghiệp đại học, cao đẳng…khá cao so với các nước; Hơn nữa lao động trí óc ở Việt Nam giỏi xuất sắc về công nghệ nên đây cũng là một nguồn nhân lực khá dồi dào cho công ty.
Hình 1.6: Quy mô, tốc độ tăng lực lượng lao động và tốc độ tăng dân số, 2000- 2016
(Nguồn: Quốc Anh, 2018)
1.2.3.3. Môi trường tự nhiên:
Việt Nam nằm ở vị trí tương đối thuận lợi trong khu vực, có đường bờ biển dài, có nhiều cảng biển lớn thuận lợi cho việc xuất, nhập khẩu hàng hoá khi công ty Unilever Việt Nam bắt đầu chú trọng đến việc xuất khẩu trong tương lai gần.
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa tạo thuận lợi cho việc kinh doanh sản phẩm theo từng mùa, đây là cơ hội cho nhiều dòng sản phẩm đa dạng thâm nhập vào thị trường.
1.2.3.4. Môi trường công nghệ
Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever Việt Nam luôn được chú trọng và đầu tư thỏa đáng. Đặc biệt, công tác R&D rất hiệu quả trong việc khai thác tính truyền thống trong sản phẩm như dầu gội đầu bồ kết, kem đánh răng muối. Công nghệ hiện đại kế thừa từ Unilever toàn cầu, được chuyển giao nhanh chóng và có hiệu quả rõ rệt.
Sự hợp tác có tác động đáng kể đối với Unilever và cả những đơn vị sản xuất. Đối với Unilever điều đó có nghĩa là dây chuyền sản xuất hoạt động nhanh
chóng, dễ dàng và không tốn nhiều chi phí, kết hợp với việc thành lập xí nghiệp mới. Điều này cho phép công ty nhanh chóng mở rộng số lượng sản phẩm. Cùng với sự xuất hiện một vài điểm sản xuất gần nơi tiêu thụ, tính phức tạp của hệ thống logistics sẽ giảm đi và chi phí vận chuyển sẽ thấp hơn.
Việc chuyển giao công nghệ trực tiếp được tiến hành đối với chuyển giao máy móc và hệ thống công thức cũng như đảm bảo chất lượng và những phân tích.
Những nhà quản lý của Unilever cung cấp dịch vụ hỗ trợ thiết thực để giúp những nhà sản xuất tăng tính hiệu quả đồng thời nâng cao chất lượng và vòng đời sản phẩm.
1.2.3.5. Môi trường chính trị-xã hội
Chính trị:
Việt Nam là một quốc gia có sự ổn định chính trị rất cao, người dân nhận thức, quan điểm tốt về đầu tư trực tiếp nước ngoài và coi trọng những công ty này, cho nên việc xây dựng và hình thành một chiến lược kinh doanh lâu dài tại Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở.
Luật pháp:
Mặc dù luật pháp của Việt Nam còn nhiều rắc rối, bất cập gây nhiều sự khó hiểu cho công ty nhưng công ty thấy rằng việc đầu tư của công ty vào Việt Nam là được sự chào đón của các quan chức địa phương, phù hợp với luật đầu tư nước ngoài tại đây, cộng thêm là công ty sẽ hiểu biết nhiều hơn về luật đầu tư cũng như môi trường kinh doanh tại Việt Nam nói chung khi công ty tiến hành thuê người bản xứ làm việc cho mình cho nên khi hình thành chiến lược kinh doanh vấn đề chính trị và luật pháp đối với công ty cũng không có vấn đề, trở ngại gì quá lớn.
Cái duy nhất mà công ty phải đối phó và cẩn thận trong luật pháp khi xây dựng chiến lược là các vấn đề về lao động và chế độ đối với người lao động, bởi chính phủ Việt Nam rất quan tâm tới vấn đề này và Unilever đã có những bài học về các công ty nước ngoài khác về các vấn đề này tại Việt Nam.
Bộ luật thương mại còn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là chính sách thuế quan và thuế suất cao đánh vào các mặt hàng mà Unilever kinh doanh như kem dưỡng da sữa tắm…
1.2.3.6. Môi trường văn hóa, tôn giáo
Về văn hoá tại Việt Nam Unilever nhận thấy người Việt Nam là những người dễ chấp nhận những gì là mới mẻ và có quan điểm cách tân, có thái độ chào
đón những cái mới miễn là những cái mới này phù hợp với cách sống, cách tư duy của họ. Họ thích tiêu dùng những sản phẩm mới, luôn mới thì càng tốt với chất lượng ngày càng được nâng cao, thậm chí khi họ chưa biết đến một sản phẩm nào đó, vấn đề quảng bá sản phẩm của công ty cũng không gặp quá nhiều khó khăn, bởi người Việt Nam rất tò mò, công ty khi tiến hành khuếch trương, quảng cáo chỉ cần kích thích sự tò mò của họ là sản phẩm ấy cũng sẽ thành công.
Unilever nhận thấy sở thích người Việt Nam rất đa dạng, rất phù hợp với các chủng loại sản phẩm phong phú của Unilever, người Việt Nam không thích hẳn một màu sắc nào riêng biệt, như Trung quốc ưa màu đỏ như là màu của sự hạnh phúc, người Việt nói chung là đa dạng không có sự bài trừ một cái gì đó liên quan đến thẩm mỹ, trừ những trường hợp có liên quan đến thuần phong mỹ tục của họ
Việt Nam là một quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo sản phẩm cũng không chịu nhiều ràng buộc khắc khe như các nước khác ở châu Á.
Hình 1.7: Các tôn giáo tại Việt Nam
(Nguồn: Hải Cường, 2012)