Các biện pháp an toàn trước khi vận hành
- Đảm bảo rằng áp lực trước và sau van đĩa cân bằng trước khi vận hành.
- Van by pass phía hạ lưu ở vị trí đóng.
82 - Không có tín hiệu nghẹt lọc.
- Không có tín hiệu báo mức dầu thấp.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của các áptômát.
- Kiểm tra các cảm biến vị trí mở và đóng hoàn toàn van đĩa.
- Kiểm tra các đường dầu không bị rò rỉ.
10.2.1. Nhiệm Vụ Của Van Đĩa
Van đĩa có nhiệm vụ cách ly không cho nước vào đường ống áp lực từ đường hầm dẫn. Mục đích bảo vệ đường ống khi có sự cố cũng như để phục vụ cho công tác sữa chữa đường ống áp lực. Ngoài ra van đĩa còn được sử dụng để bảo vệ tổ máy khi van cầu không làm việc đƣợc.
Van đĩa chỉ được mở khi đã cân bằng áp lực nước ở phía thượng lưu và hạ lưu.
Việc cân bằng áp lực này đƣợc thực hiện nhờ van by pass bên trên van đĩa.
Điều khiển van đĩa có 2 chế độ : từ xa tại nhà máy và vận hành bằng tay tại chỗ (thao tác trên panel điều khiển).Mở van đĩa bằng dầu áp lực và đóng van đĩa bằng đối trọng.
10.2.2. Vận Hành Van Đĩa
Bao gồm 2 chế độ. AUTO/ MANU
- Chế độ AUTO: Chế độ vận hành từ xa tại nhà máy (công tắc lựa chọn chế độ bên ngoài tủ điều khiển nằm ở vị trí AUTO).
- Chế độ MANU: Chế độ vận hành bằng tay tay tại chỗ (công tắc lựa chọn chế độ bên ngoài tủ điều khiển nằm ở vị trí MANU).
10.2.2.1. Chế độ AUTO / chế độ vận hành tại nhà máy
Mở van đĩa
Điều kiện mở van đĩa.
- Nguồn động lực sẵn sàng (đèn hiển thị sáng).
- Công tắc chọn chế độ ở vị trí AUTO.
- Công tắc lựa chọn bơm ở vị trí hợp lý.
Điều khiển mở van đĩa.
- Ra lệnh khởi động từ máy tính tại nhà máy.
- Động cơ bơm dầu hoạt động, lúc này:
83
+ Dầu từ thùng chứa đƣợc bơm đƣa qua van một chiều 8.1/ (8.2) tới bộ lọc 14 rồi qua van tay 15 (van thường mở) sau đó đi đến van điện từ 17.
+ Lúc này van điện từ 17 có đường P thông với đường A (đường dầu điều khiển thông) cho dầu đi qua hai van tiết lưu 21.1 và 21.2 đưa dầu vào Servomotor mở van đĩa.
+ Đường dầu L2 đưa dầu ở khoang đóng của Servomotor về thùng.
- Van đĩa mở.
- Van đĩa đã mở hoàn toàn (ở góc 900), cảm biến trạng thái R3 tác động ngừng động cơ bơm dầu.
Đóng van đĩa
Điều kiên đóng van đĩa.
Không có điều kiện nào.
Điều khiển đóng van đĩa.
- Ra lệnh đóng van đĩa từ nhà máy, cấp tín hiệu điều khiển cho van điện từ 17
+ Lúc này van điện từ 17 có đường A thông với đường T, trả dầu áp lực ở khoang mở về thùng.
+ Van đĩa đóng lại nhờ trọng lƣợng của đối trọng.
+ Đường L2 đưa dầu vào khoang đóng của Servomotor để đảm bảo an toàn cho Servomotor.
10.2.2.2. Chế độ MANU/ Vận hành bằng tay tại chỗ
Mở van đĩa
Vận hành cụm van bypass
Mở van bypass bằng tay ở phía thượng lưu trước rồi sau đó mở van bypass bằng tay ở phía hạ lưu cho đến khi áp lực trước và sau van đĩa cân bằng (không còn nghe tiếng nước chảy qua van đĩa).
Điều kiện mở van đĩa.
- Nguồn động lực sẵn sàng (đèn hiển thị sáng).
- Công tắc chọn chế độ ở vị trí MANU.
- Công tắc lựa chọn bơm ở vị trí hợp lý.
84
Điều khiển mở van đĩa.
- Nhấn nút PB2 (OPEN) → động cơ bơm dầu 6.1/6.2 đƣợc khởi động, dầu từ thùng chứa đƣợc bơm đƣa qua van 1 chiều 8.1/8.2 → bộ lọc dầu 14 → van tay 15 → van điện từ 17 (lúc này van điện từ 17 có đường P thông với đường A) → van tiết lưu 21.1 và 21.2 → xilanh thủy lực → mở van đĩa.
- Khi van đĩa mở hoàn toàn cảm biến trạng thái van đĩa mở hoàn toàn đƣa tín hiệu đến rơle RL2 → RL2 có điện → tiếp điểm thường đóng của RL2 mở ra → K1 mất điện → động cơ bơm dầu 6.1/6.2 dừng. Quá trình mở van đĩa đƣợc kết thúc.
- Nếu trong quá trình vận hành, van đĩa đã mở hoàn toàn nhƣng cảm biến trạng thái không làm việc, lúc này ta có thể nhấn nút PB1 (STOP) để dừng động cơ bơm dầu.
- Khi van đĩa suy giảm 85% thì cảm biến TRIP đƣa tín hiệu đến rơle RL3
→ RL3 có điện → tiếp điểm thường mở của RL3 đóng lại → động cơ bơm dầu 6.1/6.2 khởi động → van đĩa mở hoàn toàn.
- Trong quá trình mở van đĩa nếu động cơ bơm dầu 6.1/6.2 quá tải thì ORL1/ORL2 tác động → tiếp điểm thường đóng của ORL1/ORL2 mở ra
→ K1/K2 mất điện → động cơ bơm dầu 6.1/6.2 dừng, đồng thời tiếp điểm thường mở của ORL1/ORL2 đóng lại → rơ le KT1/KT2 có điện → tiếp điểm thường mở của KT1/KT2 đóng lại → K2/K1 có điện → động cơ bơm dầu 6.2/6.1 có điện. Van đĩa đƣợc mở hoàn toàn.
`Đóng van đĩa
Vận hành cụm van bypass
Đóng van bypass b ằng tay ở phía hạ lưu trước rồi sau đó đóng van by pass bằng tay ở phía thượng lưu sau.
Điều kiên đóng van đĩa.
- Không có điều kiện nào.
Điều khiển đóng van đĩa.
85
- Nhấn nút PB3 (CLOSE) → R1 có điện → van điện từ 17 có điện (tại van điện từ 17 có đường A thông với đường T) → dầu áp lực trả về thùng dầu.
- Van đĩa đóng nhờ trọng lực của đối trọng.
- Khi van đĩa đóng đến vị trí van đĩa suy giảm 85%, do lúc này R1 đang có điện nên tiếp điển thường đóng của R1 mở ra, lúc này RL3 vẫn không có điện, nên van đĩa tiếp tục di chuyển cho đến khi đóng hoàn toàn.
- Khi van đĩa đóng hoàn toàn, cảm biến trạng thái van đĩa đóng hoàn toàn đưa tín hiệu đến rơle RL1 → tiếp điểm thường đóng của RL1 mở ra → rơle R1 mất điện → tiếp điểm thường mở của R1 mở ra → van điện từ 17 mất điện. Quá trình đóng van đĩa đƣợc kết thúc.
10.2.3. Các Thao Tác Van Tay 12
- Xoay van 12 sang phải đƣa dầu có áp lực từ hệ thống ống dầu cấp cho đồng hồ để đo áp lựcdầu.
- Xoay van 12 sang trái để xả dầu từ hệ thống ống về thùng qua đường L1.
10.2.4. Vận Hành Hệ Thống Van By Pass
- Hệ thống van by pass có 2 van tay, 1 van tay ở phía thượng lưu và 1 van tay ở phía hạ lưu van đĩa.
- Trong chế độ vận hành bính thường, van tay phía thượng lưu van đĩa ở chế độ thường mở, van tay ở phía hạ lưu ở vị trí thường đóng.
- Khi van đĩa đóng vì sự cố nhà máy hay do một nguyên nhân nào khác, nhân viên vận hành phải thao tác đóng lần lƣợt 2 van tay này lại theo trình tự van phía hạ lưu trước, van ở phía thượng lưu sau vì mục đích an toàn.
- Khi đã khắc phục xong sự cố, để mở đƣợc van đĩa phải thao tác mở 2 van tay này ra để cân bằng áp lực nước trước và sau van đĩa. Trình tự thao tác mở van phía thượng lưu trước sau đó mở van phía hạ lưu sau.
10.2.5. Vận hành van Xả Nước Đường Hầm
Van xả này nằm ở phía trước van đĩa với mục đích xả hết nước trong đường hầm dẫn.
- Van xả nước đường hầm là van tay ở vị trí thường đóng trong điều kiện làm việc thường xuyên.
86
- Khi cần thao tác xả nước trong đường hầm dẫn để phục vụ cho công tác bảo dưỡng hay sữa chữa đường hầm, thao tác đóng van đĩa, đóng cửa nhận nước, mở van tay này để xả nước trong đường hầm dẫn.
- Khi đã thao tác xong, đóng van tay này lại rồi tiến hành mở của nhận nước nạp nước cho đường hầm dẫn.