VẬN HÀNH MÁY BIẾN ÁP CHÍNH

Một phần của tài liệu thực tập tổng hợp tại nhà máy thủy điện EAKRong rou (Trang 175 - 179)

14.2.1. Các chế độ làm việc của MBA

 Máy biến áp làm việc với chế độ định mức lâu dài, vơi nhiệt độ lớp dầu trên cùng khi phụ tải định mức không vƣợt quá 950C, nếu nhiệt dộ lớn hơn thì ca trực vận hành phải theo dõi diễn biến chặt chẽ và có biện pháp xử lý, đồng thời báo lên cấp trên để có phương án khắc phục kịp thời.

 Giá trị cài đặ t các rơle bảo vệ nhiệt độ dầu và dây quấn MBA nhƣ sau:

Báo động (0C) Tác động (0C)

Nhiệt độ dầu 75 85

Nhiệt độ dây quấn 85 95

 Cho phép MBA làm việc lâu dài dưới với điện áp cao hơn điện áp định mức đến 5% khi phụ tải không quá phụ tải cho định mức.

14.2.2. Chuẩn bị đóng điện vào MBA

 Sau khi lắp dặt hoặc đại tu sữa chữa cần có đầy đủ các biên bản sau:

1. Biên bản lắp đặt hoặc tháo lắp sữa chữa.

2. Biên bản thí nghiệm điện và dầu, so sánh với biên bản này với biển bản thí nghiệm xuất xưởng của nhà chế tạo hoặc tiêu chuẩn hiện hành và với sô liệu thí nghiệm lần trước.

3. Biên bản kết luận của hội đồng nghiệm thu.

 Trước khi đóng điện tiến hành kiểm tra theo nội dung sau:

1. Kểm tra mức dầu.

2. Kểm tra relay hơi.

3. Kểm tra không có rò rỉ dầu.

4. Kểm tra thứ tự pha.

5. Đảm bảo phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật cho mỗi MBA trong trường hợp vận hành song song.

6. Kểm tra vị trí của bộ điều áp không tải.

7. Kểm tra hệ thống đo lường, relay bảo vệ, điều khiển.

164

8. Kểm tra vị trí vận hành của toàn bộ van cơ khí.

9. Kểm tra hệ thống vao chống cháy MBA.

Sau khi kiểm tra phải dảm bảo an tất cả các nội dung trên phù hợp với yêu cầu kỹ của nhà chế tạo và đáo ứng đƣợc tiêu chuẩn của ngành đối với MBA.

 Công tác chuẩn bị trước khi đóng diện:

1. Trước khi đóng điện cần có đầy đủ và hoàn tất hồ sơ, thủ tục, biên bản thí nghiệm, nghiệm thu và biên bản thống nhất đóng điện của hội đồng nghiệm thu.

2. Tháo và di chuyển hết các trang thiết bị sữa chữa ra khỏi MBA.

3. Đưa toàn bộ hệ thống đo lường, bảo vệ và tự động điều khiển vào vị trí sẵn sàng hoạt động.

Lưu ý: bất kỳ một bảo vệ nào hoạt động không tốt thì dứt khoát không đƣa MBA vào làm việc.

 Thời gian đóng điện yêu cẩu.

1. Sau khi bổ sung dầu, đóng MBA vào lưới điện ít nhất là 12h.

2. Sau khi vận hành không tải khoảng 1h, nâng tải từ từ và quán sát tình trạng vận hành của máy cho đến khi đầu tải, thời gian theo dõi ít nhất là 3h.

3. Nếu kết quá tốt, chuyển MBA sang vận hành chính thức.

 Khi làm việc bình thường, toàn bộ hệ thống relay bảo vệ phải ở tình trạng sẵn sàng làm việc. MBA có trang bị các bải vệ sau đây:

1. Bảo vệ so lệch khói máy phát-MBA 87GT

2. Bảo vệ quá dòng 50/51

3. Bảo vệ rơle hơi 2 cấp 96

4. Bảo vệ nhiệt độ cuộn dây quấn 2 cấp 26 5. Bảo vệ nhiệt độ dầu 2 cấp.

6. Bảo vệ mức dầu.

7. Bảo vệ quá từ thông.

8. Van giảm áp.

9. Bảo vệ chống cháy.

165

Tất cả tín hiệu báo động và tác động đều hiển thị bằng đèn và còi báo động trên tủ CR2 tại phòng điều khiển trung tâm và các đồng hồ hiển thị trên MBA.

 Để kiểm tra theo dõi tình trạng vận hành của MBA, ca trực vận hành mỗi giờ ghi trị số dòng điện, điện áp và nhiệt độ một lần. Trị số đo lường căn cứ vào:

1. Panel bảo vệ tổ máy chính: R1.

2. Panel điều khiển và bảo vệ MBA: CR2, CR2A

3. Các trị số hiển thị trên màn hình điều khiển trung tâm.

4. Trị sô nhiệt độ đọc trên đồng hồ đo nhiệt độ tại chỗ MBA.

Lưu ý: nếu MBA vận hành quá tải thì 1/2h ghi thông sô một lần.

 Mỗi giờ 1 lần, ca trực vận hành phải kiểm tra bằng mắt theo những nội dung sau:

1. Kiểm tra tiếng kêu phát của MBA.

2. Kiểm tra mức dầu trong thùng dầu phụ.

3. Kiểm tra sứ có vết rạn nứt không và độ bẩn của nó.

4. Kiểm tra màu sắc của cát hút ẩm (Silicagel) và cốc dầu ngăn cách không khí. (Cốc dầu có lớp dầu đệm ngăn không cho cát hút ẩm tiếp xúc trực tiếp với không khí đi vào/ra thùng dầu phụ của MBA. Nếu phát hiện đệm dầu bị hụt thì ca vận hành bổ sung ngay và phải đúng loại dầu).

5. Kiểm tra sự rò rỉ dầu, vị trí vận hành của toàn bộ các van dầu.

6. Kiểm tra các bộ làm mát:

 Độ rung

 Sự rò rỉ dầu.

7. Kiểm tra bề mặt kim loại của các bộ làm mát.

8. Kiểm tra báo và chống cháy:

 Áp suất nước.

 Vị trí vận hành của các van nước và động hồ đo lường.

 Kết cấu cơ khí của hê thống phun nước.

9. Kiểm tra cáp lực đầu vào hạ áp và thanh cái đầu ta cao áp không có gì bất thường.

10. Kiểm tra bộ điều áp không tải:

166

 Các liên kết cơ khí.

 Chỉ báo vị trí hợp so với phương thức vận hành.

Kiểm tra vào ban đêm 1 lần/ca trực. Chú ý đến hiện tƣợng phóng điện trên các bộ phận dẫn điện.

 Kiểm tra bất thường MBA trong những trương hợp sau:

1. Khi nhiệt độ môi trương thay đổi đột ngột và có biên độ thay đổi lớn, sau khi có bão tố, chú ý kiểm tra mức dầu, áp suất của dầu, kiểm tra sứ đỡ và các đầu nối cao áp.

2. Khi có bảo vệ tác động.

 Trong khi vận hành nếu thấy MBA có những hiện tượng khác thường như chảy dầu, mức dầu ở bình dầu phụ không đủ, máy bị nóng quá mức, máy có tiếng kêu bất thường,...trực ca phải tìm mọi biện pháp để giải quyết (báo cáo và phối hợp với ca trực kỹ thuật), đồng thời báo cáo lên cấp trên và ghi các hiện tƣợng vào sổ vận hành.

 Vận hành bộ điều áp không tải:

1. Bộ điều áp không tải chỉ cho phép vận hành khi không có điện. Bộ điều áp gồm 5 nấc điều chỉnh:

2. Khi muốn tăng hoặc giảm điện áp ta quay cần theo chiều thuận hay ngược chiều kim đồng hồ tươn ứng. Quay đến khi nào nghe tiếng kêu thì mới chắc chắn là tiếp điểm đã đƣợc tiếp xúc tốt.

3. Tránh trường hợp không nên để nấc phân áp ở khoảng giữa hai nấc phân áp liên tiếp.

Lưu ý: Sau khi điều chỉnh nấc phân áp, phải tiến hành kiểm tra tiếp xúc bằng cách đo điện trở một chiều bằng dụng cụ đo phù hợp. Kết quả đo đƣợc phải đúng với giá trị tương ứng tại nấc phân áp đó (so với nhà chế tạo) mới được phép đóng điện lại MBA.

167

Một phần của tài liệu thực tập tổng hợp tại nhà máy thủy điện EAKRong rou (Trang 175 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(229 trang)