Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA SINGAPORE VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH

1.2. Các vấn đề cơ bản về dịch vụ du lịch

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ du lịch

Sự sẵn có, đa dạng của các nguồn tài nguyên du lịch của các quốc gia Đây không chỉ là nhân tố ảnh hưởng tới cung dịch vụ du lịch mà còn là điều kiện tiền đề để một nước phát triển hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm : địa hình, khí hậu, tài nguyên nước, cảnh quan thiên nhiên, hệ động thực vật,…Địa hình đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại bên cạnh đó địa hình đồi thường tạo ra không gian thoáng đãng, nơi tập trung dân cư khá đông đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ, tài nguyên văn hóa và lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề,thuận lợi

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

cho tổ chức du lịch mùa đông và các loại hình du lịch thể thao nhƣ leo núi, du lịch sinh thái,…Khí hậu cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch ở hai phương diện là hoạt động du lịch và việc thực hiện các chuyến du lịch, nó là một trong những yếu tố chính tạo nên tính mùa vụ trong du lịch. Nguồn nước có ý nghĩa rất lớn đối với du lịch do nó được khai thác nhằm phục vụ cho các hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, các tài nguyên nước khác như biển, sông, hồ, suối…cũng là nguồn tạo ra các hoạt động vui chơi,giải trí và cung cấp nguồn sinh vật có giá trị phục vụ văn hóa ẩm thực. Tài nguyên nước khoáng là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch không chỉ nghỉ dƣỡng mà còn chữa bệnh tại một số nước trên thế giới như : Italy, Cộng hòa Séc, Bungary, Cộng hòa Liên bang Đức,…Hệ thống thực vật là một tiềm năng du lịch đã và đang khai thác có sức hấp dẫn lớn khách du lịch. Du khách đến với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để tham quan thế giới động thực vật sống động để khám phá cuộc sống. Ngoài ra, hệ thống thực vật cũng giúp phát triển loại hình du lịch nghiên cứu khoa học và du lịch thể thao săn bắn.

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm các tài nguyên nhƣ di tích lịch sử, bảo tàng, lễ hội, dân tộc học, văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán,…Đây là đối tƣợng và là hiện tượng văn hóa lịch sử do con người sáng tạo ra trong suốt quá trình phát triển của mình. Du lịch nhân văn có vai trò giáo dục nhận thức và nâng cao hiểu biết nhiều hơn trong khi giá trị giải trí chỉ là thứ yếu. Do đại bộ phận tài nguyên du lịch nhân văn không bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên nó thường không mang tính mùa vụ.

Hai nguồn tài nguyên này là yếu tố nền tảng để các nhà kinh doanh du lịch khai thác xây dựng các chương trình du lịch. Càng có nhiều điểm du lịch mới được khám phá khai thác thì cung về dịch vụ du lịch càng tăng.

Ngoài ra, tài nguyên du lịch còn là nhân tố tác động đến tính thời vụ của cung dịch vụ du lịch.

Các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của thị trường nhận khách Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm tất cả các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu củ khách du lịch bao gồm hệ thống các nhà hàng, khách sạn, các khi vui chơi, phương tiện vận chuyển, các công trình kiến trúc bổ trợ. Ngoài ra, cơ sở vật chất kỹ thuật còn có các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân mà có tham gia vào khai thác du lịch nhƣ : hệ thống cầu đường, điện nước, bưu chính, viễn thông,.. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch do nó chỉ đƣợc coi là cơ sở vật chất kỹ thuật khi ở đó có tài nguyên du lịch. Ngƣợc lại, một vùng du lịch có tài nguyên du lịch mà không đảm bảo đƣợc điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật thì cũng không khai thác đƣợc các tài nguyên đó để phát triển du lịch. Do đó, để tăng cung dịch vụ du lịch, tăng tính hấp dẫn của điểm đến cần đầu tƣ phát triển tốt cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Chính sách phát triển dịch vụ du lịch tại thị trường nhận khách

Chính sách phát triển du lịch có thể là yếu tố hạn chế hoặc thúc đẩy cung dịch vụ du lịch thông qua việc chính quyền có thể áp dụng các chính sách khuyến khích hay hạn chế phát triển dịch vụ du lịch. Các chính sách ƣu đãi đối với các dự án đầu tƣ khai thác các điểm du lịch mới sẽ làm tăng nguồn cung dịch vụ du lịch ra thị trường và ngược lại. Các chính sách thuế của nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành dịch vụ du lịch và do đó cũng gây ảnh hưởng tới cung và cầu đối với dịch vụ du lịch.

Tính ổn định, an toàn của môi trường chính trị, an ninh tại thị trường nhận khách

Đây có thể đƣợc coi là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của bất kỳ quốc gia nào. Một nước cho dù có rất nhiều tiềm năng về du lịch, được thiên nhiên ƣu đãi về tài nguyên du lịch nhƣng nếu tình hình chính trị bất ổn sẽ không tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ du lịch và cũng không thu hút đƣợc khách du lịch.

Nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực có một vai trò quan trọng trong mọi hoạt động, tuy nhiên, trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ thì yếu tố con người lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết do tính không tách rời của dịch vụ. Trong quá trình sử dụng dịch vụ du lịch, khách hàng thường tiếp xúc trực tiếp với người cung ứng dịch vụ, vì vậy,

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

trình độ của người cung ứng và thái độ phục vụ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ cung ứng.

1.2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu dịch vụ du lịch

Thời gian nhàn rỗi và khả năng tài chính của người dân

Dịch vụ du lịch chỉ đƣợc tiêu dùng khi khách du lịch có thời gian rảnh rỗi và có đủ khả năng tài chính. Hai điều kiện này luôn luôn song hành với nhau. Nếu con người có khả năng tài chính nhưng luôn bận rộn, không có thời gian rảnh rỗi thì họ cũng không thể đi du lịch và ngược lại. Thường thấy ở các nước có mức sống cao, thời gian nghỉ phép của người dân cũng được kéo dài hơn và nhu cầu được hưởng thụ cũng cao hơn. Khi ấy con người có nhu cầu du lịch để nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo và nâng cao thể lực trí tuệ, phong phú thêm đời sống tinh thần của mình. Theo lý thuyết nhu cầu cầu của A. Mashlow, những nhu cầu này là những nhu cầu ở thứ bậc cao và ngày càng có tầm quan trọng hơn trong cuộc sống mỗi con người. E.

Elgel – nhà thống kê người Đức cũng phát hiện ra rằng khi thu nhập của hộ gia đình tăng thì tỷ trọng của chi tiêu cho ăn uống giảm đi trong khi chi phí cho việc thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa và tinh thần bao gồm cả việc sử dụng thời gian rảnh rỗi, lại gia tăng đáng kể. Như vậy có thể nói, trong trường hợp nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập của người dân tăng lên thì đương nhiên nhu cầu đi du lịch sẽ cao hơn. Ngƣợc lại, khi kinh tế suy thoái thì nhu cầu đối vợi dịch vụ du lịch cũng sẽ giảm đi.

Các nhân tố xã hội và nhân khẩu học

Các nhân tố này bao gồm cơ cấu về độ tuổi của dân cƣ, cơ cấu về gia đình, trình độ học vấn, tương quan giữa dân cư thành phố và nông thôn,… cho thấy cầu về du lịch sẽ thay đổi dựa trên những khác biệt về quốc tích, giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa khác nhau sẽ chọn những loại hình du lịch khác nhau. Có thể lấy ví dụ như khách du lịch châu Á thường hay đi theo đoàn trong khi khách du lịch châu Âu lại thích loại hình du lịch tự do. Hay người sống ở thành thị đi du lịch nhiều hơn người sống ở nông thôn hoặc khi lực lượng dân số từ 50 tuổi trở lên chiếm đông đảo hơn thì ngành du lịch phải chú ý xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với lứa tuổi này. Bên cạnh đó, cơ cấu gia đình cũng tác động đến cơ cấu và loại hình dịch vụ du lịch. Ví dụ như khi con người sống độc thân nhiều hơn, ít có nhu cầu lập gia

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

đình hơn thì các loại hình du lịch và dịch vụ du lịch dành cho họ sẽ khác với loại hình dành cho cả gia đình. Trình độ học vấn của dân cƣ càng cao thì nó sẽ là nhân tố ảnh hưởng tích cực tới nhu cầu đi du lịch với mục đích tìm hiểu văn hóa, khám phá những chân trời mới lạ và có thể kích thích loại hình du lịch học tập…Quá trình đô thị hóa cùng với sự gia tăng dân cư ở các đô thị, mật độ dân cư cao, môi trường sống bị ô nhiễm đều khiến con người có nhu cầu nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe ở nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên.

Việc nghiên cứu cơ cấu nhân khẩu học và xu hướng biến động của nó có ý nghĩa lớn trong việc dự đoán nhu cầu du lịch.

Các yếu tố mang tính văn hóa đặc trưng

Yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn tới dịch vụ du lịch thế giới. Khi các nước càng gìn giữ đƣợc các bản sắc văn hóa dân tộc riêng của mình, các nền văn hóa trên thế giới càng đa dạng thì sẽ càng thúc đẩy con người đi khám phá, tìm hiểu và trao đổi.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của khách

Vấn đề an toàn luôn đƣợc đặt lên hàng đầu khi du khách lựa chọn điểm đến nào đó. Các điểm đến nếu có tình hình an ninh trật tự xã hội lộn xộn, có nguy cơ khủng bố cao hoặc kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc cao sẽ khiến giảm tính hấp dẫn đối với du khách nước ngoài. Thậm chí còn chấm dứt nhu cầu của du khách nước ngoài đối với điểm đến đó. Bên cạnh đó, ở các nước có nhiều dịch bệnh, khách du lịch cũng hạn chế đi đến những nơi đó.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA SINGAPORE VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)