Kiến nghị giải pháp nhằm phát triển dịch vụ du lịch của Việt Nam

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA SINGAPORE VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 81 - 87)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM

3.3. Kiến nghị giải pháp nhằm phát triển dịch vụ du lịch của Việt Nam

Đáp ứng nhu cầu xuất khẩu du lịch, nhà nước cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về du lịch phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi đón khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam. Du lịch hiện tại là dịch vụ xuất khẩu mang lại nhiều ngoại tệ nhất nhƣng hiện nay nhiều quy định mang tính bất cập và còn thiếu đã tác động mạnh đến khả năng tăng doanh thu xuất khẩu của ngành này. Do đó, cần tập trung xây dựng và triển khai cơ chế, chiến lƣợc, chính sách khuyến khích xuất khẩu du lịch nhƣ một bộ phận không thể tách rời của chiến lƣợc xuất nhập khẩu của quốc gia, trên các phương diện sau :

3.3.1.1. Chính sách tài chính

Nhà nước cần có chế độ ưu đãi cụ thể, hỗ trợ xuất khẩu dịch vụ du lịch như:

cắt giảm, bãi bỏ các công cụ quản lý thuế và phi thuế đối với các dịch vụ phục vụ khách du lịch quốc tế.

3.3.1.2. Chính sách đầu tư

Trước tiên cần tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút nhiều nguồn vốn khác nhau vào du lịch nhƣ : giảm thiểu các thủ tục hành chính gây khó khăn trong quá trình đầu tƣ, cung cấp đầy đủ những dữ liệu chính thức và đáng tin cậy, đặc biệt là về giá đất và các thủ tục xin phép cần thiết... Tiếp đó nhà nước cần thực hiện các ưu đãi về đầu tƣ vào du lịch nhƣ: giảm giá thuê đất, thực hiện ƣu đãi về lãi suất vốn cho vay đầu tƣ đối với các dự án ƣu tiên và tại các vùng trọng điểm phát triển du

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

lịch, các khu du lịch quốc gia, các dự án du lịch có liên quan đến việc phát triển ngành nghề truyền thống của địa phương....

3.3.1.3. Chính sách xuất nhập cảnh

Cần nghiên cứu rút ngắn thời gian làm visa , áp dụng rộng rãi visa điện tử, mở rộng các nước được miễn visa tại Việt Nam.

3.3.1.4. Các chính sách hỗ trợ khác

Nhà nước nên hỗ trợ các công ty du lịch Việt Nam trong việc cung cấp thông tin về thị trường, đưa ra những định hướng về thị trường cũng như ký kết các hiệp định hợp tác du lịch tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác của các doanh nghiệp hai nước. Về vấn đề đào tạo nhân lực, nhà nước phải có các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với nhà trường thông qua các ưu đãi cho doanh nghiệp. Đối với hình thức xây dựng các cơ sở thực hành trong trường, nhà nước cũng cần tạo thuận lợi về chính sách, vốn hoặc các ưu đãi khác nhằm khuyến khích nhà trường liên kết với doanh nghiệp để thiết lập các cơ sở thực hành. Chú trọng đào tạo nghiệp vụ đối với nguồn nhân lực một các kỹ lƣỡng, nghiêm túc.

3.3.1.5. Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế

Để phát triển xuất khẩu du lịch, một trong những biện pháp hiệu quả nhất là chủ động hội nhập quốc tế, học tập các kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch của các quốc gia, từ việc quy hoạch, đầu tƣ, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi tnrờng đến việc đào tạo cán bộ quản lý du lịch, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Cụ thể ở Việt Nam với lợi thế hội đồng ASEAN và đã gia nhập WTO, việc phối hợp hợp tác với các nước Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung sẽ có nhiều thuận lợi. Trong đó, ASEAN là một trong những khuôn khổ hợp tác mà Du lịch Việt Nam tham gia sâu rộng và có hiệu quả nhất. Ngoài ra, chúng ta cũng cần liên kết với các hội nghề nghiệp du lịch toàn cầu để quảng bá du lịch Việt Nam. Ví dụ thông qua hiệp hội khách sạn thế giới để quảng bá cho du lịch và khách sạn Việt Nam..

3.3.1.6. Tăng cường phối hợp quản lý du lịch giữa các ngành, địa phương

Do du lịch có tính chất đa dạng, liên vùng, liên ngành nên ngành du lịch cần chủ động phối hợp vói các bộ, ngành, các cấp quản lý ở trung ương và địa phương, nhất là các đơn vị cung ứng các dịch vụ cơ bản nhƣ hàng không, hải quan, giao

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

thông đường bộ, cảng biển, an ninh, công nghệ thông tin, môi trường, y tế, ngân hàng, dịch vụ thương mại, văn hóa... để cùng phát triển tạo sức hút của ngành du lịch và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc phối hợp này cần đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Cần phải có sự phối hợp với các bộ, cơ quan quản lý tài nguyên trong việc khai thác sử dụng các tài nguyên của đất nước phục vụ cho du lịch, phối hợp bảo vệ các tài nguyên này đƣợc sử dụng bền vững, lâu dài, luôn tái tạo, giảm thiểu chất thải, các tác động xấu tới tài nguyên, tăng cường lồng ghép giáo dục về tài nguyên trong đào tạo nhân lực cho du lịch.

- Phối hợp cùng các địa phương trong việc bảo trì nâng cấp các cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động các hoạt động du lịch như hệ thống giao thông, lưu trú. Đặc biệt cần chú trọng nâng cấp hạ tầng khách sạn và các phương tiện di chuyển vì đây là cơ sở hạ tầng cốt lõi phục vụ cho du khách.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý các địa phương, các cơ quan trực tiếp điều hành du lịch nhƣ Tổng cục du lịch cần có sự liên kết với các cơ quan quản lý nhƣ UBND các tỉnh, thành phố nhằm đảm bảo môi trường du lịch thật tốt cho du khách.

- Tăng cường sự phối hợp liên ngành giữa các doanh nghiệp thương mại với các doanh nghiệp du lịch để thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ các loại hàng hóa mà Việt Nam có thế mạnh như hàng may mặc, da giày, hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ,…

3.3.2. Giải pháp về dịch vụ du lịch

3.3.2.1. Cải thiện chất lượng các loại dịch vụ cung ứng

Các dịch vụ đƣợc đề cập ở đây bao gồm dịch vụ khách sạn, dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển và dịch vụ hướng dẫn du lịch.

Đối với dịch vụ khách sạn: khách sạn tại Việt Nam có hệ thống 4 sao,5 sao khá thƣa thớt, giá cả còn quá cao, trong khi các khách sạn bình dân thì chất lƣợng phục vụ lại yếu kém, chƣa làm hài lòng du khách. Do đó phải tính tới vấn đề nâng cấp các khách sạn nằm trong khu phố chính, sầm uất đồng thời tiếp tục thu hút đầu tu của các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới.

Đối với dịch vụ lữ hành : Các doanh nghiệp lữ hành cần đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp cho du khách, kết nối giữa các vùng, miền trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài, tham gia vào mạng lưới cung cấp của các tập đoàn lữ hành lớn trên thế giới. Ngoài ra, cần tạo ra nhiều gói sản phẩm du lịch đa dạng dựa trên

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

tiềm năng vốn có, tìm hiểu văn hoá, những nét độc đáo mới lạ của các địa phương.

Khi xây dựng các gói sản phẩm chú ý tới đặc điểm từng phân đoạn thị trường. Đối với khách trẻ tuổi các sản phẩm phải thiên về khám phá nét độc đáo của thiên nhiên, văn hoá địa phương và hoạt động. Còn đối với du khách lớn tuổi gói sản phẩm hướng tới nghỉ dưỡng, kết hợp chăm sóc sức khoẻ, tìm hiểu văn hoá, lịch sử đất nước.

Đối với dịch vụ vận chuyển : Chính sự thuận tiện và nhanh chóng của phương tiện đi lại tại các điểm đến du lịch là một yếu tố quan trọng thu hút du khách đến từ những thị trường lớn. Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch cần trang bị lại và đổi mới phương tiện vận chuyển, cải tiến quản lý các khâu vận chuyển khách và hàng hoá du lịch đến các tuyến, điểm du lịch để giảm thiểu tối đa thời gian đi lại của khách, đảm bảo sự an toàn cho du khách.

Đối với dịch vụ hướng dẫn du lịch : Hướng dẫn viên cần được đào tạo bài bản về ngôn ngữ và nghiệp vụ cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp. Họ cần phải là những người được đào tạo bài bản về nghiệp vụ và quan trọng sử dụng được tốt ngôn ngữ của du khách.

3.3.2.2. Đa dạng hóa loại hình cung ứng

Do nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng và do cuộc cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút khách nên các quốc gia, địa phương, các đơn vị, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch nên thường xuyên tiến hành việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới. Sự đa dạng hoá dịch vụ không những đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch, mà còn thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng tham gia cung ứng sản phẩm, giải quyết đƣợc nhiều việc làm, tăng lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tƣ, các địa phương và các quốc gia.

3.3.2.3. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ngay tại điểm du lịch, tăng cường dịch vụ đảm bảo an toàn cho du khách

Cơ sở hạ tầng khu du lịch hiện đại ngoài khu vui chơi giải trí cũng phải có trung tâm y tế, bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế…Một dịch vụ mà khu du lịch hiện đại không thể thiếu đƣợc là công an du lịch, ở Việt Nam chƣa có khu du lịch nào có thể đáp ứng được nhu cầu này. Khi số khách nước ngoài sang Việt Nam tiếp tục tăng

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

lên nhu cầu về dịch vụ này để bảo vệ sự an toàn của khách nước ngoài và tài sản của khách du lịch hết sức cần thiết.

3.3.2.4. Đầu tư nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm du lịch mới

Công tác nghiên cứu thị trường cần được đầu tư thích đáng để doanh nghiệp du lịch luôn bắt kịp với xu hướng biến động của thị trường, theo sát được thị hiếu và sở thích du lịch của du khách. Từ đó, doanh nghiệp có thể đề ra những cải tiến họp lý để sản phẩm du lịch sẵn có trở nên mới hơn hấp dẫn hơn. Mặt khác, doanh nghiệp cũng có thể thiết kế những chương trình du lịch hoàn toàn mới so với các sản phẩm hiện có của các doanh nghiệp du lịch khác. Điều này đảm bảo cho doanh nghiệp luôn giữ đƣợc sức hấp dẫn riêng cho mình đổi với khách du lịch và duy trì đƣợc lợi thế độc quyền tạm thời về giá cả trên sản phẩm du lịch mới.

3.3.3. Giải pháp về thị trường

3.3.3.1. Nâng cao hiệu quả xúc tiến trên các thị trường

Công tác xúc tiến quảng bá cần được tăng cường mạnh mẽ, đổi mới cả về nội dung và hình thức, quảng bá hình ảnh Việt Nam – vẻ đẹp bất tận. Ngoài việc tham gia các hội chợ, mời báo chí nước ngoài đến tìm hiểu sản phẩm, tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch... những cách thức mới cũng đƣợc tiếp cận và áp dụng nhƣ xúc tiến qua các kênh internet, mạng xã hội, thiết lập quan hệ công chúng... Việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong xúc tiến quảng bá, liên kết giữa điện ảnh, truyền hình và du lịch đã ngày càng đƣợc chú trọng. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch ngày càng sâu rộng, góp phần quan trọng mở rộng thị trường nguồn khách quốc tế cho du lịch Việt Nam. Mỗi vùng, địa phương, doanh nghiệp thực hiện chương trình quảng bá thương hiệu trong phạm vi cùa mình đồng thời liên kết chặt chẽ với chương trình quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia.

3.3.3.2. Hợp tác với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Thông qua hiệp hội du lịch các doanh nghiệp có thể học hỏi kiến thức, những xu hướng mới của du lịch thế giới. Ngoài ra, hiệp hội cũng là nơi để các doanh nghiệp gặp gỡ, tìm kiếm các đối tác để liên kết thực hiện các dự án đầu tƣ lớn vào cơ sở hạ tầng du lịch như nhà hàng, khách sạn. Không chỉ trong nước, việc tăng cường hợp tác đầu tư, liên doanh và chuyển giao công nghệ với các đối tác nước ngoài có chọn lọc là một giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

doanh nghiệp. Cụ thể với Việt Nam là sự hợp tác mật thiết với ASEAN và trong tương lai là các nước trên thế giới vì đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn cho du lịch lữ hành Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

3.3.3.3. Phát triển hệ thống truyền thông và ứng dụng thương mại điện tử

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là truyền thông và thương mại điện tử là việc không thể thiếu đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả, doanh nghiệp cần nâng cao ý thức và hiệu quả ứng dụng này trong kinh doanh, quảng cáo. Hiện nay việc ứng dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch Việt Nam mới ở mức khởi đầu. Trong tương lai nếu muốn theo kịp sự phát triển của du lịch thế giới chắc chắn Việt Nam phải tập trung chú trọng đầu tư vào hệ thống truyền thông và ứng dụng thương mại điện tử nhƣ chọn và đặt vé máy bay đi du lịch trực tuyến hay đặt phòng khách sạn qua Internet.

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA SINGAPORE VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)