Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của dịch vụ du lịch của Singapore

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA SINGAPORE VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA

2.3. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của dịch vụ du lịch của Singapore

2.3.1. Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ

Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất thế giới. Năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Singapore thành lập hẳn Ủy ban Tuyển dụng Tài năng Singapore. Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, trong suốt những năm qua, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nước ngoài đã trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore.

Chính phủ Singapore đã đưa ra rất nhiều chương trình giáo dục, đào tạo dành cho những chuyên gia cũng như nhân viên mới trong ngành du lịch. Những chương trình đào tạo của Chính phủ bao gồm các chương trình dành cho các nhà chức trách du lịch địa phương và các nhân viên như nhân viên khách sạn, nhân viên casino, nhân viên và tình nguyện viên các hội nghị, đại hội

Bảng 2.4 dưới đây miêu tả các chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch bởi Chính phủ Singapore. Có thể thấy rằng Singapore có những chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực rất cụ thể và rõ ràng, đúng nhiệm vụ của từng bộ phận, tạo nên sự chuyên môn hóa trong đào tạo nâng cao chất lƣợng lao động của mình.

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Bảng 2.4: Chính sách phát triển Nguồn Nhân lực du lịch bởi Chính phủ Singapore giai đoạn 2005 – 2014

Năm Chính sách phát triển

2005 Giới thiệu về Hệ thống Phiên dịch & Di sản ( Tổng cục du lịch ) 2006 Chuyển đào tạo nhân viên du lịch đến NATAS

2007 Chuyển đào tạo phiên dịch viên đến NATAS 2009 Chuyển đổi đào tạo phiên dịch sang NATAS 2011 Mở các khóa đào tạo điều phối viên du lịch y tế tại STB 2013 Mở Học viện Du lịch dành cho các chuyên gia

2014 Chuyển các chương trình phát triển năng lực hướng nghiệp, đào tạo nghề đến các hiệp hội liên quan.

(Nguồn : Tổng cục Du lịch Singapore STB, 2015) 2.3.2. Chính sách thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch

Kinh nghiệm của Singapore cho thấy, muốn phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu thì phải đặt nó trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Chiến lƣợc ƣu tiên phát triển du lịch này phải thông qua một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực để thực hiện, đƣa du lịch phát triển với tốc độ cao và vững chắc. Du lịch càng phát triển thì tính chất xã hội hoá của nó càng cao, sự liên ngành và phạm vi hoạt động cuả nó càng rộng rãi. Ngoài ra, cơ chế và các chính sách phát triển du lịch phải thích ứng với điều kiện lịch sử, tận dụng đƣợc thời cơ và vận hội ở từng thời điểm. Với nỗ lực của Cục xúc tiến du lịch Singapore (STPB), của các cơ quan hữu quan Chính phủ và các doanh nghiệp, Singapore đƣợc dự kiến xây dựng thành một thủ đô của du lịch, một bức tranh sinh động và hấp dẫn của nghành công nghiệp trong tương lai không xa. Viễn cảnh tương lai đó sẽ được thực hiện qua 6 định hướng chiến lược:

- Xác định lại vị trí của ngành du lịch.

- Phát triển và nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

- Phát triển du lịch nhƣ một nghành công nghiệp.

- Quy hoạch không gian phát triển du lịch.

- Hợp tác cùng có lợi.

- Phấn đấu xây dựng một cường quốc du lịch.

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Về tổng thể, 6 định hướng chiến lược đó hình thành một mô hình kiến trúc tầm chiến lƣợc, một phác thể để phát triển du lịch trong thế kỷ 21.

2.3.3. Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch

Singapore chú trọng thực hiện chiến lƣợc sản phẩm đặc thù, chất lƣợng tốt,giá thành hạ để nâng cao sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh. Chiến lƣợc sản phẩm nhƣ vậy, đặc biệt là chiến lƣợc sản phẩm du lịch, phụ thuộc vào công tác quản lý hệ thống doanh nghiệp, đào tạo cơ sở vật chất kỹ thuật. Hệ thống doanh nghiệp du lịch nước ngoài bao gồm các hãng,công ty du lịch (lữ hành), doanh nghiệp khách sạn và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch khác, hoạt động chuyên môn hóa theo ngành nghề.

Trong quản lý doanh nghiệp, kinh nghiệm đáng chú ý của Singapore là phân loại doanh nghiệp và phân hạng khách sạn để nâng cao chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh.Trong quá trình hoạt động đã hình thành các Hiệp hội du lịch, Hiệp hội khách sạn hoặc Hiệp hội hỗn hợp nhiều loại hình doanh nghiệp trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc trên toàn thế giới, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

2.3.4. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, đảm bảo phát triển bền vững

Singapore trong quá trình phát triển du lịch đều chú ý bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, tăng cường quản lý, đặt ra nhiều vấn đề không thể xem nhẹ: ô nhiễm môi trường, rác thải, tắc nghẽn giao thông ... Từ đó, chính phủ nước sở tại luôn đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái – loại hình chủ yếu của phát triển du lịch bền vững. Có thể lấy ví dụ một vài trường hợp điển hình như sở thú đêm duy nhất trên thế giới (“Night Safari”) là một trong rất nhiều công viên và điểm tham quan đời sống hoang dã hấp dẫn, đây đƣợc xem là điểm đến hấp dẫn với hơn 3000 động vật thuộc 316 loài khác nhau đang trú ngụ trong môi trường sống tự nhiên thoáng đãng, Night Safari từng được trao giải thưởng xuất sắc 2011 “We Welcome Families” từ hội đồng Doanh nghiệp vì Gia đình.

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA SINGAPORE VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)