CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM
3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển dịch vụ du lịch của Singapore
3.2.1. Khai thác và phát triển các loại hình du lịch
Qua bài học phát triển du lịch của Singapore về việc xúc tiến các loại hình du lịch khác nhau. Bên cạnh đó, dựa trên việc kết hợp xu hướng phát triển của thị trường du lịch thế giới và điều kiện thực tế tại Việt Nam. có thể đưa ra một số định hướng sau:
3.2.1.1. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch văn hóa theo chủ đề Ở Việt Nam loại hình du lịch này chắc chắn sẽ nhắm vào phân khúc thị trường bao gồm các khách đến từ Châu Âu, vì loại hình du lịch này chủ yếu dẫn tới các địa
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
danh lịch sử đặc trưng của Việt Nam như thăm lại một số chiến trường xưa, những câu truyện cảm động về những con người anh hùng dân tộc thời chiến tranh tại Việt Nam, gây xúc động, in đậm dấu ấn riêng, bản sắc dân tộc Việt. Hoặc có thể là du lịch văn hóa cảm xúc dựa trên cơ sở khai thác đặc tính thẩm mỹ phi vật thể, du lịch văn hóa ẩm thực...
3.2.1.2. Phát triển du lịch y tế
Du lịch y tế - du lịch chăm sóc sức khỏe ngày càng được nhiều nước khai thác để thu hút khách du lịch quốc tế. Những thế mạnh của Việt Nam trong lĩnh vực du lịch y tế chính là y học cổ truyền, thuốc Nam, thuốc Bắc, châm cứu.. vì đây là những bản sắc riêng của đất nước về y học nói chung. Việt Nam cần dựa vào thế mạnh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhƣ chữa bệnh, trị liệu, chăm sóc sắc đẹp bằng y học cổ truyền để tạo các gói dịch vụ nhằm thu hút khách du lịch.
3.2.1.3. Du lịch thể thao - mạo hiểm
Việt Nam là điểm du lịch mới lạ, hấp dẫn, đặc biệt lại có địa hình thích hợp với các hoạt động du lịch mạo hiểm nhƣ chinh phục đỉnh Phan Xi Păng, đỉnh Lang Biang, đi xe đạp địa hình, xe mô tô thể thao ở vùng núi, chèo thuyền trên Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà... Dự báo trong thời gian tới loại hình du lịch này sẽ phát triển mạnh thu hút nhiều khách quốc tế đặc biệt là giới trẻ.
3.2.1.4. Phát triển du lịch sinh thái
Với điều kiện tự nhiên ƣu ái chắc chắn du lịch sinh thái sẽ là thế mạnh của Việt Nam, sự hấp dẫn đến với du khách sẽ là đặc trƣng của khí hậu, sinh vật nhiệt đới, đặc biệt thú vị với du khách đến từ các vùng ôn đới vì họ sẽ có những trải nghiệm khác hoàn toàn, mới lạ và vô cùng thú vị
3.2.1.5. Tăng cường thu hút khách du lịch MICE ( du lịch công vụ )
Không còn gì tuyệt vời hơn khi cả du lịch và các ngành kinh tế cùng song hành phát triển, và loại hình du lịch công vụ này làm đƣợc điều đó. Theo dự báo trong tương lai, du lịch MICE tại Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trên cơ sở điều kiện cơ sở hạ tầng du lịch của Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao. Lƣợng khách đến Việt Nam thông qua MICE, tìm kiếm cơ hội đầu tƣ ngày càng gia tăng. H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Từ những bài học phát triển nguồn nhân lực của Singapore, ta có thể rút ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch tại Việt Nam.
Trong gần 20 năm qua, số lƣợng lao động trong ngành du lịch tăng nhanh.
Cơ sở đào tạo nhân lực du lịch cũng tăng đáng kể. Ðến nay cả nước có 40 trường đại học có khoa du lịch, ngành đào tạo du lịch hoặc liên quan đến du lịch cùng 43 trường trung cấp du lịch và nhiều trung tâm đào tạo nghề du lịch. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo du lịch chủ yếu tập trung ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng, Huế. Nhiều địa phương có tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch nhưng chưa có trường đào tạo du lịch. Cũng có một số địa phương có cơ sở đào tạo du lịch nhƣng đội ngũ giáo viên thiếu và yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, chất lƣợng đào tạo thấp. So với các nước trong khu vực nhân lực Việt Nam còn nhiều hạn chế. Một trong các yêu cầu cấp thiết là nâng cấp, đầu tƣ trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo hiện có, bảo đảm gắn giữa học lý thuyết với thực hành nghề nghiệp. Ðội ngũ giảng viên không ngừng đƣợc nâng cao trình độ và phát triển chuyên sâu thông qua đào tạo mới, trau dồi kinh nghiệm và thực tế dưới mọi hình thức ở trong nước cũng như ngoài nước, đồng thời luôn tìm cách và có cơ chế nhằm thu hút giảng viên có kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh đó phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác đào tạo, nghiên cứu học tập trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hiệu quả với các dự án đào tạo của nước ngoài.
Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lƣợc và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên vị trí hàng đầu trong quá trình phát triển của du lịch Việt Nam.
3.2.3. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước
Do sự quản lý của nhà nước còn cứng nhắc, mà nhà nước là cơ quan đứng đầu, lãnh đạo du lịch Việt Nam, từ kinh nghiệm trong việc nâng cao vai trò của nhà nước trong quản lý thúc đẩy du lịch của Singapore, có thể thấy rằng, Việt Nam có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm quý báu nhằm cải thiện hệ thống tổ chức cơ chế quản lý chức năng.
Vì vậy cần tập trung chỉ đạo tăng cường quản lý giá cả đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, điểm dừng chân trên địa bàn
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
thành phố, bảo đảm trật tự, an ninh an toàn, ứng xử văn minh với khách du lịch, bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu, điểm du lịch, các điểm dừng chân và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống,...đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, tạo tiền đề để du lịch hội nhập, phát triển trong thời kỳ mới.
Ngành Du lịch cần chủ động phối hợp với các bộ, ngành, các cấp quản lý ở trung ương và địa phương, nhất là các đơn vị cung ứng các dịch vụ cơ bản như hàng không, hải quan, giao thông đường bộ, cảng biển, an ninh, công nghệ thông tin, môi trường, y tế, ngân hàng, dịch vụ thương mại, văn hóa... để cùng phát triển tạo sức hút của ngành du lịch và nâng cao ụy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
3.2.4. Bảo tồn và phát triển du lịch bền vững
Du lịch là một trong những công nghệ tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước. Du lich có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên Hơp Quốc đã đề ra từ năm 2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính, bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển.
Chính vì vậy mà du lịch bền vững (sustainable tourism) là một phần quan trọng của phát triển bền vững (sustainable development) của Liên Hợp Quốc và của Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ).
Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề đƣợc thảo luận rất nhiều ở các hội nghị và diễn đàn lớn nhỏ trên toàn thế giới. Mục đích chính của phát triển bền vững là để 3 trụ cột của du lịch bền vững là Môi trường, Văn hóa xã hội và Kinh tế được phát triển một cách đồng đều và hài hòa.
Thứ nhất: Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống. Vì bảo vệ môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm sống trong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống mà con người được hưởng lợi từ đó: Không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí và đất. Đảm bảo sự hài hòa về môi trường sinh sống cho các loài động thực vật trong vùng cũng là giúp cho môi trường sống của con người được đảm bảo.
Thứ hai: Phát triển du lịch bền vững còn giúp phát triển kinh tế, ví dụ, từ việc khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đời
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm đặc trưng của vùng miền, của vùng. Phát triển du lịch bền vững cũng giúp người làm du lịch, cơ quan địa phương, chính quyền và người tổ chức du lịch được hưởng lợi, và người dân địa phương có công ăn việc làm.
Thứ ba: Phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội, nhƣ việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người dân trong vùng. Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch bền vững giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bào cho các nguồn tài nguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có thể được tiếp nối và tận dụng.