Tình hình phát triển dịch vụ du lịch của Việt Nam trong thời gian gần đây

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA SINGAPORE VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 70 - 77)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM

3.1. Khái quát chung về điều kiện phát triển dịch vụ du lịch Việt Nam

3.1.2. Tình hình phát triển dịch vụ du lịch của Việt Nam trong thời gian gần đây

Biểu đồ 3.1: Lượt khách 5 thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam giai đoạn tháng 8 năm 2015

(Đơn vị: triệu lƣợt)

(Nguồn : Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2015) Xét dưới góc độ thị trường gửi khách, trong giai đoạn tháng 8 năm 2015, khách đến từ Trung Quốc chiếm số lượng lớn nhất. Các nước Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan liên tục đứng trong top 5 nước gửi khách nhiều nhất đến Việt Nam.

Bên cạnh các thị trường gửi khách lớn nêu trên, trong vòng vài ba năm trở lại đây Nga và Malaysia nổi lên như thị trường khách lớn và tiềm năng của Việt Nam với lƣợt du khách tăng vọt lần lƣợt theo Tổng cục Du Lịch thống kê đƣợc cùng tháng 12 năm 2015 lƣợt khách của Nga la 338.443 lƣợt và Malaysia là 346.584 lƣợt khách.

1,78

0,67

1,12

0,49

0,43

0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 1,8 2

Trung Quốc Nhật Hàn Quốc Mỹ Đài Loan

Lƣợt khách

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

3.1.2.2. Số lượng du khách quốc tế đến và tỷ lệ khách quay lại Việt Nam

Biểu đồ 3.2: Lƣợt khách quốc tế đến Việt Nam từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014 và 2015

Đơn vị : triệu lƣợt

(Nguồn : Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2015) Theo biểu đồ trên đây ta có thể thấy rằng tính chung tháng 8 năm 2015 ƣớc đạt 5.063.187 lƣợt, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong tháng 12, lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 15% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 12 tháng năm 2015 ƣớc đạt 7.943.651 lƣợt, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2014. Qua đây ta có thể thấy sự tăng trưởng đều đặn trong hai năm 2014, 2015 của ngành du lịch.

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ du khách quay lại Việt Nam năm 2015

(Đơn vị: %)

(Nguồn : Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2015)

5,06 5,69

6,34 7,01

7,94

5,47 6,06 6,6 7,2 7,87

0 2 4 6 8 10

Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

Lƣợt khách 2015 Lƣợt khách 2014

18,1 5,8

9

Khách đến lần 1 Khách đến lần 2 Khách đến lần 3 Khách đến lần 4

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ khách quốc tế lần đầu đến Việt Nam chiếm khoảng 67%, đến lần thứ 2 là 18,1 % và đến lần thứ 3 là gần 5,8%, khách đến trên 3 lần chiếm 9%. Nhƣ vậy, tỷ lệ khách quốc tế đã quay trở lại Việt Nam du lịch lần thứ 2 trở lên đạt gần 33%.

3.1.1.3. Thực trạng cung ứng các dịch vụ du lịch của Việt Nam Dịch vụ lữ hành

Dịch vụ lữ hành có thể nói là dịch vụ rất quan trọng trong kinh doanh du lịch bởi lẽ nó có nhiệm vụ liên kết hiệu quả, đồng bộ các dịch vụ du lịch đơn lẻ để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn và chào bán cho khách các chương trình trọn gói.

Bảng 2.5: Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch của Việt Nam giai đoạn 2006-2015

(Đơn vị: số doanh nghiệp) Loại

hình

Năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 DN nhà

nước 94 85 69 68 58 13 9 9 8 7

Công ty

TNHH 276 350 389 462 527 621 731 845 949 1.012 Công ty

cổ phần 119 169 227 249 285 327 371 428 474 475 DN tƣ

nhân 4 4 4 4 5 4 6 8 9 10

DN Liên doanh

11 12 12 12 13 15 15 15 15 15

Tổng số 504 620 701 795 888 980 1.132 1.305 1.456 1.519 (Nguồn: Vụ lữ hành - Tổng cục Du lịch Việt Nam,2015) Theo nhƣ bảng trên tính đến cuối năm 2015, Việt Nam đã có 1.519 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Từ năm 2006 đến năm 2015 số lƣợng doanh nghiệp đã tăng 1.015 doanh nghiệp.

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Điểm hạn chế lớn nhất hiện nay trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành đó là các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu sáng tạo, chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên. Các sản phẩm chƣa đƣợc xây dựng đặc thù cho từng thị trường hoặc khu vực thị trường lớn. Các chương trình du lịch quốc tế hiện nay chủ yếu do các đại lý và điều hành lớn của nước ngoài tổ chức và đưa khách sang, phía Việt Nam chỉ thực hiện cung cấp một hoặc một số công đoạn cho hãng lữ hành nước ngoài. Không những thế, sự thiếu chuyên nghiệp, vốn ít, quy mô nhỏ, thiếu sự liên kết khiến khả năng tổ chức các chương trình trọn gói cho các đoàn khách lớn bị hạn chế.

1.2.1.1. Dịch vụ lưu trú

Bảng 1.2: Số lượng cơ sở lưu trú của ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2009- 2015

Đơn vị: số phòng

Năm 2009 2010 2011 2012 2014 2015

Số lƣợng cơ

sở 11.467 12.352 13.756 15.381 16.00 18.800 Số Phòng 216.675 237.111 256.739 277.661 332.000 355.000 Công suất

phòng bình quân (%)

56.9 58.3 59.7 58.8 - -

(Nguồn: Tổng hợp theo số liệu vụ khách sạn, các Sở VHTTDL,2015) Xem trên bảng 1.2 trên ta có thể thấy từ 2009 - 2015 số lƣợng khách du lịch quốc tế đều tăng, ngoại trừ năm 2009 số lượng cơ sở lưu trú giảm với tốc độ 11,31%. Còn khoảng 2014 - 2015 tăng nhẹ và có dấu hiệu chững lại.

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Bảng 2.6: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch từ 3-5 sao từ năm 2013 đến 2015 Đơn vị: số phòng

Năm

Tổng số Khách sạn 5 sao Khách sạn 4 sao Khách sạn 3 sao Số cơ sở Số

buồng Số cơ sở Số

buồng Số cơ sở Số

buồng Số cơ sở Số buồng 2013 598 62.002 64 15.385 159 20.270 375 26.347 2014 640 66.728 72 17.659 187 22.569 381 26.500 2015 747 82.325 91 24.212 215 27.379 441 30.734

(Nguồn: Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, 2015) Qua bảng 2.6 ta có thể thấy dịch vụ lưu trú khá đa dạng, từ bình dân tới cao cấp. Song các dịch vụ lưu trú cao cấp vẫn thiếu, chưa đủ đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế. Từ năm 2013 đến 2015,dịch vụ lưu trú chất lượng 5 sao vẫn chưa có nhiều dao động chỉ từ 64 đến 91 cơ sở với số phòng tương ứng còn hạn chế về số lƣợng.

Các dịch vụ đi kèm dịch vụ lưu trú cũng đang dần xuất hiện tại Việt Nam tuy nhiên phần lớn chỉ có ở hệ thống cao cấp 5 sao. Còn các hệ thống 3 sao hoặc 4 sao có ít hoặc hầu như là không có. Giá bán một chương trình du lịch cũng bị đẩy lên cao và Việt Nam đang trở thành điểm đến có giá đắt đỏ nhất trong khu vực. Ta có thể thấy mặc dù số lƣợng phòng nghỉ tăng nhanh trong những năm gần đây nhƣng giá phòng tăng với tốc độ cao hơn. Có khách sạn chỉ trong vòng 2 năm đã tăng giá tới 200%. Song việc giá cá tăng không đi song hành cùng chất lượng dịch vụ lưu trú và dịch vụ kèm theo khiến các cơ sơ lưu trú Việt Nam dần mất đi lượng khách và lợi thế cạnh tranh so với dịch vự lưu trú một số nước bạn Đông Nam Á ví dụ Singapore hay Thái Lan. Theo tính toán của Trung tâm du lịch MICE thuộc Công ty Bến Thành Tourist, chi phí lưu trú của một khách MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo...) khi đến Việt Nam là 180 USD/đêm, trong khi cũng với số lƣợng đó ở Thái Lan chỉ 100 USD/đêm.

Dịch vụ ăn uống

Văn hóa ẩm thực Việt Nam đƣợc hình thành và phát triển gắn với sự phát triển của xã hội. Món ăn Việt ngày nay rất đa dạng, hài hòa. Có những món ăn thuần

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Việt, có những món ăn ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, văn hóa ẩm thực Pháp và cả văn hóa ẩm thực Ấn Độ ... Sự đa dạng mang màu sắc riêng này chính là cơ hội cho du lịch Việt Nam phát triển.

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của khách du lịch. Khoản chi cho ăn uống của khách ở Việt Nam chiếm khoảng 10% tổng số chi tiêu cho chuyến đi của khách.

Nhìn chung, ẩm thực Việt Nam khá hấp dẫn du khách vì các món ăn phong phú, giá cả rẻ.

Mặc dù văn hóa ẩm thực đƣợc đánh giá là yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch, song ngành Du lịch Việt Nam chƣa khai thác hết những nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực dân tộc vào hoạt động. Thực tế cho thấy, hoạt động khai thác các yếu tố thuộc về văn hóa ẩm thực để thu hút khách du lịch quốc tế chƣa đƣợc tiến hành một cách có hệ thống. Các hoạt động khai thác và sử dụng các yêu tố ẩm thực không đƣợc tổ chức một cách rầm rộ, mang tính đặc thù riêng. Bên cạnh đó, chúng ta chƣa biết khai thác thế mạnh về ẩm thực Việt Nam để quảng bá văn hóa ẩm thực cũng như đất nước, con người Việt Nam thông qua các sự kiện ẩm thực mang tầm cỡ khu vực.

Dịch vụ vận chuyển

Dịch vụ vận chuyển khách du lịch quốc tế ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Mạng lưới giao thông vận tải đã và đang dần được hiện đại hóa, hỗ trợ tích cực cho hoạt động du lịch quốc tế, đặc biệt là ngành hàng không.

Doanh thu từ vận chuyển khách quốc tế thường chiếm khoảng 14% doanh thu du lịch và có tốc độ tăng trưởng tương đối cao từ 15% đến 20%.

Dịch vụ vận chuyến khách bằng đường hàng không đang chiếm ưu thế so với các loại hình vận chuyển khác 6 sân bay quốc tế : Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Năng, Cát Bi (Hải Phòng) Phú Bài ( Huế), Cam Ranh (Nha Trang) và một hệ thống các sân bay nội địa được phân bố trên khắp cả nước tạo thành một mạng lưới giao thông hàng không rất thuận lợi trong việc chuyên chở khách du lịch quốc tế vào Việt Nam thăm quan các điểm du lịch trong cả nước.

Về vận chuyển bằng đường sắt: Ngành đường sắt những năm trở lại đây cũng đã tổ chức những chương trình du lịch thu hút khách quốc tế cũng như trong nước.

Tuy nhiên, chất lƣợng của dịch vụ trên các đoàn tàu và sự an toàn của các chuyến đi

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

cũng là vấn đề cần giải quyết nhanh chóng để tạo sự an tâm cho du khách khi đi lại ở Việt Nam.

Vận chuyển khách du lịch bằng đường bộ cũng phát triển nhanh cả về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại. Hầu hết các công ty vận chuyển khách du lịch đã đầu tƣ thay mới hàng loạt xe, góp phần nâng cao chất lƣợng phục vụ khách du lịch.

Song vấn đề đảm bảo an toàn, tay nghề, ý thức trách nhiệm của lái xe chƣa cao khiến du khách e ngại khi lựa chọn phương tiện di chuyển.

Vận chuyển khách bằng đường biển đang tăng nhanh trong các năm gần đây, Các doanh nghiệp nước ta cũng đang củng cố khả năng đóng tàu, hình thành các đội vận tải chuyên nghiệp và hiệu quả. Ngoài hoạt động du lich tàu biển, hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ cũng đã đa dạng hóa dịch vụ vận chuyển bằng đường thủy thông qua việc cung cấp một số phương tiện vận chuyển du lịch tham quan đường sông, gắn liền với hoạt động du lịch văn hóa, tham quan danh lam thắng cảnh. Mở ra cơ hội lớn cho phát triển du lịch đường biển tại Việt Nam.

Các dịch vụ bổ sung

Dịch vụ vui chơi giải trí

Đây là loại dịch vụ mà các nước phát triển về du lịch luôn gặt hái được nguồn thu lớn, tuy nhiên ở Việt Nam các dịch vụ vui chơi giải trí dường như chưa phát huy đƣợc nguồn lợi thực sự. Nếu tính gộp cả doanh thu từ vui chơi, giải trí, tham quan thì doanh thu từ các hoạt động này mới chiếm chƣa đến 20% tổng doanh thu du lịch. Các dịch vụ vui chơi, giải tri ở Việt Nam nghèo nàn, đơn điệu. Một số loại hình sao chép từ nước ngoài không theo một quy hoạch tổng thể chung nên nhanh chóng gây nhàm chán cho du khách. Còn dịch vụ vui chơi giải trí mang đậm tính dân tộc, cái tạo nên nét riêng của du lịch Việt Nam như múa rối nước, biểu diễn cải lương...thì không được tổ chức thường xuyên..

Trong những năm trở lại đây dịch vụ giải trí tại Việt Nam cũng đã có những chuyển mình cụ thể nhƣ các nhà đầu tƣ tích cực xây dựng những khu vui chơi giải trí ở các điểm du lịch trọng điểm nhƣ tại Hạ Long, Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các công viên vui chơi giải trí lớn đƣợc đầu tƣ hoành tráng hơn rất nhiều so vớ xƣa nhƣ Tuần Châu, Bà Nà Hill, Vinpearl Land,... hay các quán bar, khu vui chơi, trung tâm thương mại lơn tại Hà Nội, thành phố HCM mọc lên ngày càng

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

nhiều, cũng đa dạng hơn về các thể loại vui chơi, hay khung giờ cũng đƣợc nới lỏng hơn sau 0 giờ. Tất cả những điều này giúp ngành giải trí phát triển khá hơn trong những năm 2014,2015 trở lại đây.

Dịch vụ mua sắm

Ở Việt Nam hiện nay hàng hóa mua bán phục vụ khách du lịch chủ yếu thuộc hai loại là đồ lưu niệm và hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, dịch vụ này tại Việt Nam vẫn phát triển dưới mức tiềm năng thể hiện qua con số chi tiêu cho mua sắm của khách nước ngoài tại Việt Nam chỉ là dưới 14% tổng chi phí cho chuyến đi Việt Nam, trong khi đó ở Thái Lan con số này là 51%. Khách du lịch đến Việt Nam rơi vào tình cảnh “không có gì để mua”, vì hàng hóa Việt Nam thực sự chƣa đa dạng, các đồ mỹ nghệ, thủ công thì chất lƣợng còn thấp, không để lại dấu ấn riêng mà có sự pha trộn của hàng Trung Quốc, chƣa đáp ứng đƣợc thị hiếu khách hàng so với các nước bạn, cụ thể khách du lịch nếu qua Singapore hoặc Thái Lan sẽ bỏ ra số tiền lớn vào mục đích mua sắm.

Các dịch vụ khác

Ngoài các dịch vụ chính chủ yếu thì các dịch vụ khác cũng là điều Việt Nam cần cố gắng hoàn thiện hơn nếu muốn cạnh tranh thị trường du lịch với các nước cùng khu vực. Ví dụ nhƣ du lịch có các dịch vụ bổ trợ chăm sóc sức khỏe, y tế, đảm bảo an toàn cho khách du lịch với đội ngũ cảnh sát du lịch thường xuyên túc trực ở các khu du lịch lớn. Cần chú trọng vào các dịch vụ ngân hàng, thu đổi ngoại tệ, đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của du khách.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA SINGAPORE VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)