CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM
3.1. Khái quát chung về điều kiện phát triển dịch vụ du lịch Việt Nam
3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của dịch vụ du lịch của Việt
3.1.1.1. Tài nguyên du lịch và mức độ an toàn của điểm đến
Có thể nói nếu xét về nguồn tài nguyên du lịch, Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng những sản phẩm du lịch đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách trên thế giới.
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
Là một nước nằm trong vùng khi hậu nhiệt đới, được thiên nhiên ưu đãi cho những thắng cảnh đẹp, với tài nguyên rừng và biển phong phú, Việt Nam sở hữu một tiềm năng du lịch biển đảo và sinh thái rất lớn.Việt Nam cũng đƣợc coi là một trong 12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới với hai vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang. Hiện nay, chúng ta đã khai thác đƣợc 30 trên tổng số 125 bãi tắm đẹp.
Không những thế, một số bãi biển nhƣ Mỹ Khê đƣợc đánh giá là bãi biển đẹp nhất hành tinh.
Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu nhiều khu rừng quốc gia nổi tiếng với những bộ sưu tập phong phú về động thực vật nhiệt đới. Trong số đó, vùng tràm chim Tam Nông (Đồng Tháp), nơi có chim sếu đầu đỏ sinh sống, trở thành trung tâm thông tin về sếu đƣợc tài trợ bởi quỹ quốc tế về bảo tồn chim. Tính đến năm 2007, Việt Nam có 6 khu dự trữ sinh quyển gồm Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Cát Tiên, Biển Kiên Giang, Cần Giờ đƣợc UNESCO công nhận. Đây thực sự là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển loại hình du lịch sinh thái.
Nguồn nước khoáng thiên nhiên ở nước ta rất phong phú, có thể phục vụ tốt cho việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, nghĩ dƣỡng, chữa bệnh. Việt Nam
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
có khoảng 400 nguồn nước nóng từ 40- 150 độ. Nhiều khu suối có hạ tầng cơ sở tốt như : Suối nước nóng thiên Đam Rông, Lâm Đồng; suối nước nóng Kim Bôi Hòa Bình, suối nước nóng Tháp Bà Nha Trang, suối nước nóng Binh Châu Bà Rịa-Vũng Tàu, suối nước nóng Kênh Gà Ninh Bình, suối nước nóng Quang Hanh - Quảng Ninh.
Các khu du lịch quốc gia ngày càng phát triển tại Việt Nam với tốc độ nhanh trong những năm gần đây,năm 2013, Việt Nam có 21 khu du lịch quốc gia là những khu trọng điểm để thúc đẩy phát triển du lịch nhƣ một số khu nhƣ Tam Cốc Bích Động, khu nghỉ dƣỡng SaPa, khu du lịch Sầm Sơn, khu du lich Nha Trang - Vũng Tàu ..
Tính cho đến thời điểm năm 2015, Việt Nam đƣợc UNESCO công nhận chín khu dự trữ sinh quyển thế giới là Cát Bà, Châu thổ sông Hồng, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù lao Chàm, Cần Giờ, Cà Mau, biển Kiên Giang và khu dự trữ sinh quyển Lang Biang.
Với đường bờ biển dài hơn 2.025 dặm, không có gì là ngạc nhiên khi Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi biển đẹp, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam cũng nằm trong số 12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới với vịnh Hạ Long và Nha Trang, hai vịnh đẹp nhất tại Việt Nam và là hình ảnh tượng trưng cho du lịch tại đất nước hình chữ S.
Tính đến năm 2014, Việt Nam có hơn 40.000 di tích trong đó có hơn 3.000 di tích đƣợc xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích đƣợc xếp hạng cấp tỉnh.
Mật độ và số lƣợng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam. Trong số di tích quốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt và trong đó có 8 di sản thế giới.
Hiện tại Việt Nam có 8 di sản đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thế giới bao gồm: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, Quần thể danh thắng Tràng An. Các di sản thế giới của Việt Nam sau khi được công nhận luôn được đánh giá cao và được định hướng khai thác để phát triển trở thành các khu, điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, làm động lực cho sự phát triển du lịch.
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Về mức độ an toàn của điểm đến, với sự ổn đinh an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam đuợc khách nước ngoài coi là điểm đến an toàn, thân thiện. Đây là lợi thế lớn của Việt Nam trong việc thu hút du khách quốc tế. Theo kết quả bình chọn của các tổ chức truyền thông quốc tế có uy tín về du lịch năm 2015 dành cho các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam cho thấy Du lịch Việt Nam đang có sự tăng trưởng ổn định, từng bước khẳng định là điểm đến của du lịch châu Á và trên bản đồ du lịch của thế giới.
3.1.1.2. Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Trong những năm qua, cùng với chính sách thúc đẩy phát triển du lịch trong nước và quốc tế, số lượng cơ sở lưu trú gia tăng nhanh chóng. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch năm 2010, cả nước mới có 12.352 cơ sở lưu trú với 237.111 phòng. 5 năm sau con số này đã đạt 18.800 cơ sở với hơn 355.000 phòng. Trung bình giai đoạn 2010 - 2015, số lượng cơ sở lưu trú gia tăng gần 6,5% trên 1 năm.
Tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn cả nước đến cuối năm 2015 ước tính là 18.800 cơ sở lưu trú với 355.000 phòng, trong đó có 91 khách sạn 5 sao, 215 khách sạn 4 sao, 441 khách sạn 3 sao, còn lại là các dạng cơ sở du lịch khác nhƣ biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà nghỉ , trong đó nhà nghỉ là loại cơ sở lưu trú du lịch có số lƣợng lớn thứ hai sau khách sạn nhƣng hầu hết đều có quy mô nhỏ, phân bố rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước, chất lượng không cao. Hiện nay, nhiều tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới Hilton, Accor (Sofítel), Intercontinental, Melia, Hyatt, Sheraton... đã triển khai tại Việt Nam theo hình thức đầu tƣ trực tiếp, liên doanh hoặc nhượng quyền thương hiệu, hợp đồng quản lý tại các điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Tại các tỉnh, thành phố lớn nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Vũng Tàu, Nha Trang, Hội An... đã có hàng chục khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao hoạt động kinh doanh tốt.
Giao thông vận tải là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển ngành du lịch nói chung, là yếu tố quan trọng không kém hạ tầng cơ sở vật chất cho ngành du lịch.
Hệ thống giao thông vận tải tại Việt Nam ngày càng đươc hoàn thiện về mọi loại hình, hệ thống đường bộ khá hoàn chỉnh có thể tiếp cận nhiều vùng miền của đất nước. Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 2600 km, trong đó tuyến đường chính nối Hà Nội – TP.HCM dài 1726 km, toàn ngành có 302 đầu
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
máy, 1063 toa tàu chở khách và 4986 toa tàu chở hàng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông bằng đường sắt và đường bộ ở Việt Nam còn nhiều yếu kém, tỷ lệ khách du lịch quốc tế tới Việt Nam sử dụng phương tiện di chuyển bằng đường sắt chiếm một phần không đáng kể. Đối với đường bộ, vẫn còn nhiều tuyến đường chưa được nâng cấp, cải tạo khiến tình tránh ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra. Ngoài ra việc vận chuyển đường thủy kém an toàn cũng là vấn nạn đáng nói khi mà cơ sơ vật chất tàu thuyền, phao cứu sinh, các trang thiết bị ... phần lớn rất kém, và không đƣợc trang bị đầy đủ, dẫn tới nhiều sự cố đáng tiếc xảy ra.
Hạ tầng thông tin liên lạc tại Việt Nam đã đƣợc cải thiện đáng kể hơn rất nhiều. Du khách đến Việt Nam có thể sử dụng dịch vụ viễn thông của nhiều nhà mạng với các mức cước phí đa dạng. Internet được sử dụng phổ biến mọi nơi ở khắp các trung tâm thương mại, quán cafe, các hệ thống cửa hàng, nhà hàng... vô cùng thuận tiện cho khác du lịch dễ dàng truy cập mọi lúc.
Các hệ thông cửa hàng mua sắm ngày càng đa dạng, từ các trung tâm lớn đến các chợ nhỏ hơn mang nét văn hóa riêng biệt của Việt Nam. Mặc dù hệ thống bán buôn, bán lẻ có mặt ở khắp các đường phố, trong các chợ...thuận lợi cho vịệc mua sắm của du khách song hệ thống bán hàng ở nước ta còn lộn xộn và chưa được tổ chức tốt.
3.1.1.3. Chính sách phát triển du lịch và thu hút du khách nước ngoài đến Việt Nam Nước ta đã ban hành nhiều chính sách phát triển du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng gồm các chính sách quy hoạch khu du lịch, chính sách thu hút đầu vào phát triển du lịch,... Các chính sách này phần nào phát huy tác dụng thể hiện ở sự thay đổi bộ mặt ngành du lịch và những đóng góp do doanh thu từ du lịch quốc tế mang lại. Tuy nhiên thực hiện các chính sách này ở Việt Nam còn một số hạn chế nhƣ sau :
Chính sách bãi bỏ thị thực đối với một số quốc gia đƣợc áp dụng tạo điều kiện thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, tuy nhiên, phạm vi áp dụng còn ít, chúng ta mới áp dụng cho 6 nước.
Chính sách xúc tiến du lịch đã quy định khá đầy đủ các công cụ, biện pháp xúc tiến bao gồm các hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, quảng bá du lịch Việt Nam thông qua tổ chức đào
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực,... Thế nhưng kết quả hoạt động còn nhiều hạn chế. Các chương trình tham dự hội chợ còn nghèo nàn, sơ sài nhiều khi cẩu thả, qua loa.
Các chính sách quảng cáo cũng còn nhiều bất cập và thiếu hiệu quả. Mặc dù Internet vẫn là kênh thông tin phổ biến đối với du khách Châu Âu song những hoạt động quảng bá của Việt Nam trên kênh thông tin này chƣa thật sự hiệu quả khi mới chỉ có 10-13% số người dân Châu Âu lựa chọn Việt Nam nhờ những thông tin đăng tải trên Internet và truyền hình. Tổng cục du lịch có 5 website chính thức cung cấp các thông tin về du lịch Việt Nam, tuy nhiên các thông tin chủ yếu đƣợc cung cấp bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các thông tin quảng bá về du lịch Việt Nam chƣa thực sự hấp dẫn, các hình ảnh còn thiếu và chƣa đa dạng, rất khó để thu hút du khách đến với Việt Nam.
3.1.1.4. Nguồn nhân lực du lịch
Theo số liệu thống kê đến năm 2015 Việt Nam có 40 trường đại học và 43 trường trung cấp có đào tạo về ngành du lịch. Theo số liệu của Tổng cục du lịch, cả nước hiện có 17.279 hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ, trong đó có 7.462 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và 9.817 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, chủ yếu là hướng dẫn viên nói tiếng Anh, chiếm 32,5%, tiếng Pháp chiếm gần 6,5% , tiếng Trung chiếm 8,9% còn lại là hướng dẫn viên sử dụng tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha...
Nhìn chung, nhân lực ngành du lịch đã có sự chuyển biến rõ rệt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đƣợc nâng cao. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị nguồn nhân lực tiên tiến, làm tốt các khâu tuyển chọn, đào tạo bồi dƣỡng, sử dụng nguồn nhân lực nhƣ: Khách sạn Imperial, Hồ Tràm Strip, khu nghỉ dưỡng Vietsopetro, khách sạn Mường Thanh… Nhờ đó, những doanh nghiệp này có đội ngũ lao động có chất lƣợng, đƣợc đào tạo bài bản, có ý thức, thái độ nghề nghiệp nghiêm túc, kỹ năng nghiệp vụ khá chuyên nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu của công việc.
Tuy nhiên nhu cầu nhân lực lớn mà nguồn cung cấp chƣa dồi dào dẫn đến việc nhân lực cho ngành du lịch Việt Nam còn thiếu và yếu. Bởi số lƣợng lao động tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch thấp số lao động có tay nghề, khả năng giao
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
tiếp bằng ngoại ngữ yếu. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do chúng ta chƣa có sẵn kế hoạch và chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực du lịch từ trước nên khi du lịch phát triển nhanh, thiếu các cơ chế chính sách ưu đãi các cơ sở đào tạo về du lịch, cơ sở vật chất kém, chương trình đào tạo nghèo nàn, phương pháp đào tạo nặng lý thuyết không gắn với thực hành,...
Nhiều doanh nghiệp du lịch cho biết, rất khó tuyển chọn các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp giỏi, có kinh nghiệm để bố trí vào các chức danh chủ chốt.
Chính những điều này đã và đang gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch tại Việt Nam.