CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
1.3. Tác động của việc gia nhập WTO đến cán cân thương mại của các nước thành viên
Việc Việt Nam gia nhập WTO là một nấc thang quan trọng trong tiến trình hội nhập vào kinh tế thế giới trong bối cảnh hoạt động trao đổi được thúc đẩy mạnh mẽ.
Nấc thang này có tác động mạnh mẽ đối với cán cân thương mại của một quốc gia. H Ộ I CÁN S Ự FTU
- K51
1.3.1. Tác động tích cực
Thứ nhất, theo cam kết WTO, biểu thuế áp dụng cho các nước thành viên sẽ được giảm dần theo lộ trình thời gian. Nhờ vậy, các quốc gia có thể giảm được chi phí trong hoạt động sản xuất, tiêu dùng. Sự cắt giảm thuế quan theo lộ trình là một nhân tố góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy mua bán, trao đổi hàng hóa quốc tế.
Từ đó, tạo động lực cho sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu.
Thứ hai, gia nhập WTO và tham gia vào môi trường thương mại tự do giúp các nước thành viên mở rộng thi trường xuất khẩu và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Khi cùng gia nhập vào tổ chức WTO, các quốc gia sẽ không phải lo ngại các rào cản bảo hộ khi tiến hành mở rộng thị trường lên quốc gia khác nữa nhờ được hưởng chế độ MFN vô điều kiện.
Thứ ba, gia nhập WTO góp phần thúc đẩy quá trình tự do hóa nhập khẩu, từ đó cho phép các doanh nghiệp tiếp cận với các đầu vào nhập khẩu (công nghệ, trang thiết bị và phương pháp quản lý hiện đại). Khi được tiếp cận với một khối lượng hàng hóa đa dạng hơn và nguồn cung cấp dồi dào hơn các nước thành viên sẽ nhận định tốt hơn định hướng chiến lược xuất nhập khẩu, từ đó tạo ra những thay đổi tích cực hơn đối với cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu. Sự chuyển dịch tốt hơn của cơ cấu là nhân tố tạo thuận lợi cho người tiêu dùng.
Thứ tư, WTO có thể coi là một chất xúc tác, hỗ trợ các quốc gia trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Hoạt động đầu tư này giúp các nước mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất; tăng cường hơn nữa hoạt động thương mại.
Thứ năm, nền kinh tế trong nước sẽ ít bị tổn thương hoặc bị tấn công bởi những hành vi bảo hộ mậu dịch hoặc trừng phạt kinh tế của các quốc gia khác trong trường hợp có tranh chấp kinh tế, thương mại hay những lý do chính trị nào đó. Thị trường hàng hóa nước thành viên sẽ được mở rộng và ổn định hơn. Và do vậy, lợi ích từ thương mại quốc tế cũng sẽ tăng lên. Việc tiếp cận một hệ thống thương mại dựa trên pháp quyền và sử dụng quá trình giải quyết tranh chấp trong WTO là một đảm bảo cho các nước thành viên. Các cuộc tham vấn, đàm phán và trung gian hòa giải cũng như giải quyết tranh chấp dựa trên quy tắc rõ ràng sẽ rất quan trọng đối với các
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
quốc gia không có tiếng nói quan trọng trong thương mại bằng các thành viên như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản hoặc Trung Quốc.
Thứ sáu, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Khi gia nhập WTO và cam kết các nguyên tắc tự do hóa thương mại giữa các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, các nước thành viên sẽ cả cách mạnh hơn các luật lệ sao cho phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Qua đó tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thông thoáng cho mọi thành phần kinh tế.
1.3.2. Tác động tiêu cực.
Bên cạnh những thuận lợi thì gia nhập WTO cũng mang lại những trở ngại cho các quốc gia.
Thứ nhất, thuế quan và các biện pháp bảo hộ kĩ thuật là “một con dao hai lưỡi” đối với các quốc gia thành viên. Một mặt rõ ràng, là các quốc gia có thể dễ dàng mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa sang các nước thành viên khác, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc là các quốc gia khác cũng không găp khó khăn gì khi gia nhập nước mình. Thêm nữa tự do hóa thương mại không cho phép các nước sử dụng các biện pháp như hạn ngạch hay thuế quan nhằm hạn chế nhập khẩu, định hướng tiêu dùng và khuyến khích sản xuất để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh khốc liệt như trước nữa. Hàng hóa nước ngoài được tự do nhâp khẩu ở mức thuế thấp do đó giá thành sẽ rẻ hơn. Vì vậy cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn ở thị trường nội địa.
Thứ hai, theo Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng, các biện pháp trợ cấp của Chính phủ cho các doanh nghiệp, các ngành sản xuất đặc thù sẽ bị hạn chế. Điều này gây ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp trong việc cải tiến sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu khi mà người tiêu dùng trong nước có nhiều sự lựa chọn hơn.
Thứ ba, cắt giảm thuế quan theo cam kết mở cửa thị trường sẽ làm sụt giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Đối với nhiều quốc gia, thuế xuất khẩu, nhập khẩu chiếm một phần lớn tổng thu ngân sách nhà nước. Việc cắt giảm thuế sẽ làm giảm thu ngân sách từ thuế. Bên cạnh đó dưới tác động gián tiếp của hội nhập, nền kinh tế trong nước đã có ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách như: số thu từ thuế từ khu vực kinh tế tỏng nước, đặc biết là từ doanh nghiệp nhà nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh do tác
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
động của cạnh tranh quốc tế và quá trình cải cách doanh nghiệp. Mặt khác sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và những thay đổi thị trường trong quá trình hội nhập cũng sẽ thay đổi nguồn thu.
Thứ tư, khi gia nhập WTO nền kinh tế quốc gia sẽ hôi nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới. Theo đó, một điều không thể tránh khỏi chính là mọi biến động của kinh tế thế giới những nước gia nhập đều sẽ bị tác động, có thể ở những mức độ khác nhau. Khi đó các quốc gia không thể nằm ngoài ảnh hưởng xấu của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính suy thoái kinh tế của các quốc gia hay khu vực có tầm ảnh hưởng. Bởi chỉ một mắt xích bị xấu đi trong hệ thống cũng sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của hệ thống thương mại đa biên. Cụ thể, khi xem xét tiếp diễn biến về thực trạng cán cân thương mại Việt Nam trong hơn một thập niên vừa qua, tác động tiêu cực này sẽ được thấy rõ qua mốc son 2008 khi cuộc khủng hoảng kinh tế bong bóng nhà đất bùng nổ.
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51