CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG TÁC ĐỘNG
3.1. Mục tiêu, quan điểm, định hướng điều chỉnh cán cân thương mại Việt
Để bảo đảm việc điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của việc là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO trong thời gian tới cũng như phù hợp với những khả năng, điều kiện có được từ tình hình trong nước và quốc tế, tác giả xin đưa ra một số mục tiêu, quan điểm và định hướng cơ bản để điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới.
3.1.1. Mục tiêu điều chỉnh cán cân thương mại
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay cùng tiến trình gia nhập WTO theo những cam kết đã ký kết, việc điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời kỳ từ nay tới năm 2020 là nhằm cụ thể hóa và thực hiện được yêu cầu bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế bền vững. Cụ thể là:
(iii) Từng bước điều chỉnh để cải thiện được tình trạng nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 và thặng dư thương mại từ sau năm 2020
(iv) Điều chỉnh cán cân thương mại góp phần thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm dần tỷ trọng các ngành có hàm lượng chế biến, hàm lượng công nghệ thấp, nâng cao tỷ trọng các ngành sản xuất trong nước có lợi thế để nâng cao giá trị gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu
(v) Điều chỉnh cán cân thương mại góp phần tích cực trong việc nâng cao năng lực sản xuất trong nước, hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong nhập khẩu, bảo đảm nhập khẩu được những máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ hiện đại hóa nền kinh tế trong nước, nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất trong nước và từ đó có thể sản xuất và xuất khẩu được ngày càng nhiều những hàng hóa có lợi thế trong thương mại quốc tế.
3.1.2. Quan điểm điều chỉnh cán cân thương mại
- Điều chỉnh cán cân thương mại phải được thực hiện trên cơ sở đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, tận dụng lợi thế cạnh tranh, nâng
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước sản xuất.
Như đã nêu ở phần trên, mục tiêu chính của việc điều chỉnh cán cân thương mại là nhằm góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Có như vậy, Việt Nam mới có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng trong môi trường hội nhập năng động của WTO. Do vậy, quan điểm chủ yếu được đưa ra ở đây là việc điều chỉnh cán cân thương mại cũng cần phải được thực hiện trên cơ sở đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy các lợi thế có được của đất nước trong quá trình mở cửa hội nhập mang lại.
- Điều chỉnh cán cân thương mại phải bảo đảm góp phần làm ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội chung của đất nước. Trong ngắn hạn, có thể cán cân thương mại của Việt Nam chưa thể điều chỉnh về mức cân bằng được, xu hướng nhập khẩu vẫn có thể cao hơn so với xuất khẩu. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh để làm thế nào bảo đảm bù đắp thâm hụt cán cân thương mại ở mức không làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và nợ quốc tế, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ và tỷ giá hối đoái, hạn chế lạm phát… Theo đó, việc điều chỉnh cần được thực hiện theo hướng bảo đảm sao cho chỉ số nợ trên xuất khẩu có xu hướng giảm, chỉ số giữa tăng trưởng nhập khẩu trên tăng trưởng xuất khẩu ở mức hợp lý.
- Điều chỉnh cán cân thương mại phải được thực hiện theo hướng tận dụng các cơ hội và phát huy được những lợi thế có được từ quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong ngắn hạn, cùng với việc mở cửa thị trường, nới lỏng các rào cản thương mại, nhập khẩu có thể tăng nhanh chưa thể cải thiện một cách cơ bản tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Tuy nhiên, không thể chỉ điều chỉnh cán cân thương mại dựa trên việc áp dụng các biện pháp chủ quan, áp đặt như trước đây như cấm nhập khẩu, hạn chế định lượng, trợ cấp xuất khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu… Xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu. Bởi vậy, chỉ có thể bảo đảm được một cán cân thương mại lành mạnh và bền vững khi việc điều chỉnh cán cân thương mại dựa trên việc tuân thủ và phù hợp với các qui định của quốc tế cũng như việc tận dụng được những cơ hội và lợi thế có được từ quá trình hội nhập cũng như thực thi các cam kết hội nhập quốc tế.
3.1.3. Định hướng điều chỉnh cán cân thương mại
- Điều chỉnh cán cân thương mại theo hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành sản xuất vào các ngành có lợi thế so sánh, nâng cao năng lực hàng xuất
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
khẩu Việt Nam, tăng tỉ trọng xuất khẩu và giảm tỉ trọng nhập khẩu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hơn tốc độc tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá là con đường, phương thức cơ bản để giảm nhập siêu, tạo lập cán cân thương mại hợp lý, hướng tới xuất siêu. Đẩy mạnh sự tham gia có hiệu quả của doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam vào mạng lưới sản xuất phân phối toàn cầu, các chuỗi giá trị toàn cầu, các chuỗi cung ứng toàn cầu là phương thức hiện đại trong tạo lập cán cân thương mại hợp lý, giảm nhập siêu và nâng cao chất lượng và hiệu quả của nhập siêu, hướng tới xuất siêu trong dài hạn.
- Kiểm soát và nâng cao chất lượng nhập khẩu, đồng thời chọn lọc hàng xuất khẩu hướng vào phục vụ các ngành sản xuất hướng về xuất khẩu là yếu tố hàng đầu để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của hàng hoá Việt Nam, thu hẹp dẫn chênh lệch kim ngạch xuất - nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Trong tương lai, hạn chế xuất khẩu tất cả những mặt hàng thô mà Việt nam có thể xuất khẩu, thay vào đó, doanh nghiệp Việt Nam nên cân nhắc giữa vấn đề tận dụng nguồn lực vốn có trước khi đưa những mặt hàng này sang thị trường khác và nhập lại những mặt hàng được chế biến từ nguyên liệu có sẵn của mình.
- Điều chỉnh cán cân thương mại theo hướng tiếp tục đa dạng hoá mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu khẩu, đa dạng hoá đối tác thương mại, giảm thiểu mức độ tập trung thương mại của Việt Nam ở một số thị trường quốc tế hoặc một số mặt hàng chủ lực, phòng tránh nguy cơ rủi ro. Điều chỉnh theo hướng giảm nhập khẩu từ thị trường châu Á, tăng tỷ trọng nhập khẩu ở các thị trường khác như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, những thị trường Việt Nam đang xuất siêu.
- Điều chỉnh cán cân thương mại trên cơ sở hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, hỗ trợ, khuyến khích nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của sản phẩm, hàng hoá và các doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao chất lượng nhân lực quản lý nhà nước cũng như của các nhà doanh nghiệp, chú trọng nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp hoá cao; thực hiện chiến lược thu hút kỹ thuật tuần hoàn để không ngừng nâng cấp trình độ kỹ thuật của nền kinh tế, nâng cao hàm lượng kỹ thuật của hàng hoá xuất khẩu, nâng cao năng lực hấp thụ kỹ thuật và công nghệ nhập khẩu.
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51