Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20032015 (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG TÁC ĐỘNG

3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của WTO lên cán cân thương mại Việt Nam

3.2.3. Các giải pháp khác

Qua mô hình định lượng ở chương 2, có thể thấy vấn đề gia nhập WTO không tác động độc tập lên cán cân thương mại Việt Nam, mà còn trong sự ràng buộc đối với các biến số kinh tế vĩ mô như tỷ giá, lãi suất, bội thu ngân sách nhà nước hay tăng trưởng kinh tế. Do vậy, để nâng cao được hiệu quả của việc gia nhập WTO lên cán cân thương mại, việc phối hợp linh hoạt các chính sách: tỷ giá, tài khóa và tiền tệ để ổn định kinh tế và cán cân thương mại là cần thiết

- Về chính sách tỷ giá, đối với nền kinh tế đang phát triển và còn nhiều bất ổn như Việt Nam, cần duy trì chế độ tỷ giá linh hoạt có sự can thiệp của Nhà

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

nước, điều chỉnh dần theo mức tăng của giá cả, hướng tỷ giá chính thức của Việt Nam sát với giá trị thực của nó. Không sử dụng và điều hành tỷ giá theo hướng tập trung quá nhiều vào mục tiêu là công cụ để hỗ trợ cho khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất nhập khẩu. Như đã trình bày ở Chương 1 và 2, việc điều chỉnh tăng tỷ giá có thực sự cải thiện được tình trạng cán cân thương mại hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa chứ không chỉ là tỷ giá. Điều chỉnh tăng tỷ giá có thể làm tăng khối lượng hàng hoá xuất khẩu nhưng lại chưa chắc đã làm cho giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ tăng lên, do vậy cũng chưa bảo đảm cho một sự cải thiện về cán cân thương mại, đặc biệt là trong dài hạn.Chính vì vậy, khuyến nghị ở đây là không nên quá lạm dụng việc điều hành tỷ giá theo hướng nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần giảm bớt sự lệ thuộc của tiền đồng đối với đô la Mỹ thông qua việc xác định tỷ giá trên cơ sở một rổ ngoại tệ được lựa chọn. Đồng USD là đồng tiền có vai trò áp đảo và thống trị trên thị trường ngoại tệ ở Việt Nam. Theo quan điểm của tác giả, điều này là không tốt đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Sau khi gia nhập WTO, các số lượng đối tác quốc tế đang nới rộng ra, quan hệ ngoại thương của Việt Nam ngày càng được mở rộng đối với các quốc gia thành viên của WTO nói riêng và tổng thể các hiệp định thương mại nói chung. Chính vì vậy, việc xem xét, xác định tỷ giá trên cơ sở một rổ tiền tệ mà trong đó bao gồm những đồng tiền của các quốc gia và nền kinh tế có quan hệ ngoại thương lớn với Việt Nam là hết sức cần thiết, để qua đó có thể cho phép đánh giá chính xác hơn sức mua của tiền VNĐ và tác động của nó đối với sức cạnh tranh xuất nhập khẩu với các đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam. Để bảo đảm cho đề xuất này đạt được hiệu quả tốt, Ngân hàng Nhà nước cũng nên xem xét để tiếp tục thả nổi hơn nữa tỷ giá của đồng VNĐ với các ngoại tệ khác, đặc biệt là các ngoại tệ của các nền kinh tế có quan hệ ngoại thương lớn với Việt Nam.

- Về chính sách tài khóa, Việt Nam có thể tăng các rào cản phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu như sử dụng biện pháp cấp phép nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan (theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã bảo lưu được quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 4 nhóm mặt hàng là: đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối), các loại phí phụ thu… Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp này phải được xem xét trong

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO và phải tuân thủ lộ trình giảm thuế đã cam kết. Bên cạnh đó, kiểm soát chi tiêu của Chính phủ, nâng cao hiệu quả đầu tư công cũng là biện pháp quan trọng phải tính đến.

- Về chính sách tiền tệ, do tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt theo hướng sát với giá trị thực của nó, vai trò của tỷ giá như là chiếc neo danh nghĩa nhằm kiểm soát lạm phát không còn nữa, đồng thời để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam nên thực hiện chính sách tiền tệ hướng vào mục tiêu kiểm soát lạm phát (áp dụng chính sách mục tiêu lạm phát); trong đó đặc biệt lưu ý vai trò của lãi suất là công cụ điều hành của chính sách tiền tệ.

Tóm lại, tình trạng nhập siêu kéo dài sau nhiều năm gia nhập WTO của cán cân thương mại cốt lõi vẫn là ở vấn đề: Việt Nam nhập khảu hàng có giá trị thương mại lớn trong khi xuất khẩu những mặt hàng thô sơ không cần bằng lại được với giá trị hàng công nghệ cao khi nhập khẩu. Như đã phân tích ở trên, việc gia nhập WTO mang lại cho Việt Nam cả những mặt thuận lợi và hạn chế và để giảm thiếu những mặt tiêu cực và tận dụng tối đa những lợi thế khi gia nhập tổ chức thương mại thê giới, Việt Nam trước hết cần nầng cao vị thế của hàng hóa trên thị trường Việt Nam cũng như thị trường thế giới. Bên cạnh cải thiện, tạo ra quy chuẩn hàng hóa cho những mặt hàng đã được sản xuất và xuất khẩu, Việt Nam cần chú trọng hơn vào công nghệ thông tin để hạn chế được vấn đề nhập siêu những trang thiết bị có hàm lượng kĩ thuật cao đề từ đó giảm thiêu sự gia tăng mạnh mễ trong kim ngạch nhập khẩu. Giải pháp quan trọng cần chú ý các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, kết hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nội tại nền kinh tế. Tuy nhiên, các giải pháp này phải đảm bảo tuân thủ theo những cam kết quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20032015 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)