CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN
2.3. Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2003 –
2.4.2. Tác động của việc gia nhập WTO lên cán cân thương mại Việt Nam
Qua việc kiểm định tác động của việc gia nhập WTO đối với cán cân thươg mại Việt Nam kết hợp cùng số liệu thống kê về tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam trong giai đaạn 2003 – 2015, tác giả đưa ra một số kết luận về việc gia nhập WTO ảnh hưởng đến cán cân thương mại nói chung và kim ngạch xuất nhập khẩu nói riêng như sau:
2.4.2.1. Tác động tích cực
- WTO góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu Gia nhập WTO có tác động thúc đẩy mạnh mẽ đối với kim ngạch xuất nhập khẩu. Qua phần phân tích thực trạng có thể thấy, sau năm 2007, Việt Nam thấy được sự chuyển biến rõ rêt trong kim ngạch xuất và nhập khẩu. Năm 2007, nhập khẩu tăng vọt, với mức tăng trưởng gần như gấp đôi mức tăng trưởng của xuất khẩu mặc dù ở giai đoạn trước đây mức tăng trưởng chênh lệch không nhiều.
Nhận định này được khẳng định chắc chăn hơn khi kết hợp với kết quả hai mô hình hồi quy: trong cả hai mô hình hệ số hồi quy đều mang dấu “+”, thể hiện tác động cùng chiều giữa các yếu tố về cán cân thương mại: giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu, trị giá cán cân thương mại Việt Nam và việc gia nhập WTO.Điều có thể thấy ở đây là “gia nhập WTO” như là một chất xúc tác cho tăng trưởng cán cân thương mại và kim ngạch xuât nhập khẩu Việt Nam.
Thêm nữa, giai đoạn gần đây, từ năm 2012 – 2014, sau một thời kỳ dài cán cân thương mại luôn ở trạng thái thâm hụt, cán cân thương mại đã có xu hướng thặng dư. Năm 2012, cán cân thương mại lần đầu tiên thặng dư sau 5 năm gia nhập WTO.
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Sang năm 2013, cán cân thương mại thặng dư nhẹ và điều tương tự cũng xảy ra vào năm 2014.
Nếu theo kết quả mô hình (2), nhập khẩu luôn tăng nhanh hơn xuất khẩu, cán cân thương mại Việt Nam sẽ luôn ở trong tình trạng thâm hụt. Nhưng thực tế năm 2012-2014, cám cân lại thặng dư. Lý giải cho hiện tượng này, tác giả cho rằng đây là tác động trễ của khủng khoảng kinh tế 2008 lên Việt Nam. Khi nền kinh tế thế giới suy thoái, nhu cầu nhập khẩu các hàng hóa của các nước, trong đó bao gồm những nước là thị trường nhập khẩu chủ yếu hàng hóa Việt Nam sẽ giảm. Khi đó, tác động sẽ tạo ra đối với cả xuất khẩu và nhập khẩu (vốn chủ yếu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu) của Việt Nam cũng sẽ giảm. Trong khi đó, đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng cho thấy, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như nông, lâm, thủy sản, may mặc…
là những mặt hàng có tình co giãn thấp khi kinh tế suy thoái. Trong khi đó, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam lại chủ yếu là các loại máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất và xuất khẩu, là những mặt hàng có độ co giãn cao hơn, phản ứng mạnh hơn khi thị trường sụt giảm. Chính vì vậy, tốc độ tăng/giảm của nhập khẩu giai đoạn này có biên độ lớn hơn, mạnh hơn so với tốc độ tăng giảm cũa xuất khẩu. Như vậy có thể thấy, các giai đoạn mà kinh tế thế giới suy thoái có thể là lợi thế để Việt Nam cải thiện cán cân thương mại.
Một nguyên nhân khác cho sự cải thiện của cán cân xuất nhập khẩu đấy chính là sự đa dạng hóa các mặt hàng xuất nhập khẩu cùng với những lợi thế mở rộng thị trường từ việc gia nhập WTO. Đây sẽ là cơ hội cho xuất nhập khẩu Việt Nam nếu biết tận dụng và dự đoán đúng những biến động hoặc khủng hoảng có thể xảy ra. Nếu có thể như vậy, một mặt tận dụng từng thời điểm khủng hoảng, tăng xuất khẩu nhiều hơn, kèm theo nhập khẩu cũng mạnh đề làm nền tảng tăng năng suất sản xuất sau này.
- Cơ cấu cán cân thương mại chuyển dịch theo hướng tích cực hơn Cơ cấu xuất khẩu đã có xu hướng chuyển dịch tích cực, gắn chuyển dịch cơ cấu mặt hàng với cơ cấu thị trường xuất khẩu, xây dựng được nhóm hàng xuát khẩu chủ lực và gặt hái được thành công ở một số khâu đột phá tăng trưởng xuất khẩu.
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Nhập khẩu hàng hóa đã coi trọng nhiều đến nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị và công nghệ phục vụ cho sản xuất trong nước, đáp ưng nhu cầu tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu.
Việc gia nhập WTO, đặt Việt Nam trước những thách thức cạnh tranh mới và vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cũng như chính phủ phải chú trọng hơn đến việc hoạch định những mặt hàng xuất khẩu, từ đấy tạo đà chuyển dịch cơ cấu theo hướng mới. Trước khi gia nhập WTO, các nguồn cung hàng hóa và sản phẩm của Việt Nam đang hạn chế vì thế sẽ tạo ra một “mức an toàn” vô hình cho doanh nghiệp Việt Nam khi các đối thủ phần lớn vẫn chỉ có doanh nghiệp Việt và đối thủ mạnh nước ngoài khồng quá nhiều. Nhưng khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp thuộc các nước thành viên WTO dễ thâm nhập hơn vào Việt Nam. Do vậy số lượng hàng hóa cung ứng lên thị trường cũng tăng lên, doanh nghiệp Việt sẽ chú trọng hơn đến cách thức sản xuất, nâng cao chất lượng đồng thời định hướng lại các mặt hàng chiến lược xuất nhập khác, nhờ vậy tạo ra những chuyển biến tích cực hơn đối với cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam.
- Thị trường xuất, nhập khẩu được mở rộng và tham gia vào nhiều thị trường khó tính.
Từ khi gia nhập WTO, thị trường xuất và nhập khẩu mở rộng hơn. Một mặt xuất khẩu ở các thị trường lâu năm có xu hướng ổn định và nhu cầu ngày càng tăng, mặt khác những mặt hàng của Việt Nam tìm thêm được một số nguồn thu mới , mở rộng thêm được một số thị trường nước ngoài. Đây là một tác động tích cực khi gia nhập WTO, là một thuận lợi.
Đặc biệt phải nói đến, tham gia WTO tạo đà cho Việt Nam xuất siêu sang những thị trường khó tính. Như đã có phân tích trong phần mục về cơ cấu xuất khẩu, có thể thấy măt hàng chủ yếu của Việt Nam là hàng gia công và chế biến gồm: dầu thô, dệt may, thủy sản, da giày, đồ gỗ … những mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao và khá ổn định ở các khu vực EU, Đông Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Nhật Bản và Mỹ vốn là những nước có những quy định cũng như kiểm tra nghiêm ngặt về các loai mặt hàng xuất nhập khẩu. Việc xuất siêu sang các thị trường khó tính như trên là một thành công nổi bật, thể hiện sự chuyển dịch và năng lực sản xuất của nên kinh tế.
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Rõ ràng, việc xuất siêu sang các thị trường có sức mua cao, lại khó tính Mỹ hay EU là một thành công nổi bật của Việt nam trong những năm qua, thể hiện sự chuyển dịch và năng lực sản xuất của nền kinh tế. Xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai do trào lưu tiêu dùng của thế giới đang không có dấu hiệu thay đổi.
Đây là động lực để các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng đầu tư, mở rộng sản xuất phục vụ xuất khẩu, kết hợp với góp phần năng cao sức cạnh tranh của hàng hóa thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế. Mặt khác thông qua hoạt động giao thương, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để tiế pxúc, chọn lọc những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu sử dụng trong nước, nhất là đối với day chuyền sản xuất công nghệ cao, hiện đại để từ đó hoặc có thể mở rộng kinh doanh bằng việc hợp tác sản xuất hoặc nhập khẩu về phục vụ nhu cầu trong nước
2.4.2.2. Tác động tiêu cực:
- Gia nhập WTO nhưng do hạn chế về khả năng tận dụng khiến cán cân thương mại Việt Nam thâm hụt thâm niên
Kết quả hồi quy mô hình (2) cho thấy kim ngạch nhập khẩu có tác động mạnh mẽ đối với kim ngạch xuất khẩu và nó có tác động cùng chiều. Khi kim ngạch nhập khẩu tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng 0.9%. Như vậy có thể thấy tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu là chậm hơn so với tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu.
Đây có thể là nguyên nhân để lý giải cho việc vì sao cán cân thương mại việt nam gặp tình trạng thâm hụt trong nhiều năm kể cả trước và sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Tuy nhiên, như đã nhận định từ đầu, việc gia nhập WTO là một bước đi để nhằm cải thiện cán cân thương mại. Nhưng thực tế, sau 5 năm tham gia, cán cân thương mại mới có xu hướng thặng dư. Nhưng tình trạng thặng dư không duy trì được nhịp độ trong thời gian dài khi đến năm 2015 vừa qua nó lại bắt đầu thâm hụt.
Như có phân tích ở trên cán cân thương mại Việt Nam thặng dư trong 3 năm 2011 -2014 một phần là hiệu ứng trễ của cuộc khủng hoảng, một nguyên nhân khác nữa nằm ở hiệu quả tận dụng các cam kết quốc tế. Những cơ hội và lợi ích được tạo ra từ quá trình hội nhập quốc tế và các cam kết hội nhập quốc tế chưa được tận dụng tốt trong quá trình điều chỉnh cán cân thương mại. Việc áp dụng các quy định trong thương mại quốc tế với bản chất là tạo điều kiện bình đẳng hơn, tốt hơn cho Việt Nam
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
trong thương mại quốc tế như thực thi trợ cấp cho phép, áp dụng các rào cản kỹ thuật, xử lý các vấn đề cạnh tranh không lành mạnh… về cơ bản vẫn chưa được Việt Nam khai thác tốt trong việc kiềm chế nhập siêu; những cam kết hội nhập trong các hiệp định thương mại quốc tế song phương và đa phương chưa thực sự tạo ra lợi ích đáng có cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩu bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó có phần trách nhiệm rất lớn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước tận dụng để đẩy mạnh xuất khẩu và qua đó có thể cải thiện tốt hơn tình trạng cán cân thương mại thời gian qua
Ngoài ra, ở Việt Nam xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đây cũng được xem là nguyên nhân khiến cán cân thương mại Việt Nam thâm hụt. Nhiều ngành xuất khẩu chủ lực còn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu như dệt may, giày dép, thủy sản… dẫn đến tình trạng doanh nghiệp của chúng ta chỉ thực hiện một công đoạn ngắn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm với gia trị tăng chưa cao. Thực trạng này là do Việt Nam hiện nay dù tài nguyên dồi dao nhưng vẫn chỉ tồn tại dưới dạng nguyên liệu thô và phải nhập nguyên liệu đã qua chế biến, xử lý. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng về chất của các sản phẩm xuất khẩu, đồng thời chứa đựng nhiều rủi ro về biến động của giá nguyên nhiên liệu nhập khẩu, nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu, các rào cản thương mại.
Hiện nay nước ta vẫn phải nhập một khối lượng lớn vải, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, điện tử, linh kiện điện tử cũng như phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy và các loại phụ tùng máy móc khác từ các nước. Theo tính toán tỷ lệ nhập khẩu trong xuất khẩu còn rất cao, chiếm khoảng 60-70% giá xuất xưởng. Nguyên nhân là do đầu tư quá ít vào các lĩnh vực hỗ trợ phát triển các ngành phụ trợ hoặc dây chuyền sản xuất trong nước. Thực tế cho thấy Việt Nam chỉ là nơi thực hiện lắp ráp cho các tập đoàn đa quốc gia, chưa trở thành cơ sở sản xuất với giá trị gia tăng cao. Tuy vậy, thời gian qua, tình trạng này đã từng bước được cải thiện, việc đẩy mạnh sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu như xăng dầu, phân bón, sắt thép và phát triển công nghiệp phụ trợ dệt may, da giày cũng đã gốp phẩn làm giảm nhập khẩu các mặt hàng. H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
- Cơ cấu xuất nhập khẩu có chuyển biến tích cực nhưng chưa rõ ràng.
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới, vị trí thương mại quốc tế của Việt Nam đã được cải thiện, cơ cấu xuất nhập khẩu thay đổi theo hướng tích cực, nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn. Tuy nhiên tác động lên cơ cấu mặt hàng chưa thực sự rõ rệt. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu đều cho thấy chưa hợp lý và chưa có những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực hơn. Xuất khẩu vẫn chủ yếu tập trung vào các mặt hàng sơ chế, thâm dụng nhiều lao động và tài nguyên thiên nhiên, tỷ trọng các mặt hàng chế biến sâu, áp dụng công nghệ cao còn hạn chế. Nhập khẩu vẫn chủ yếu tập trung vào nhóm hàng nguyên - nhiên - vật liệu và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng… và chưa thấy có xu hướng giảm. Đa số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng thô hoặc cơ chế, cho giá trị thấp.
Một phần nguyên nhân hiện tượng này xảy ra là do việc hoạch định chính sách về chiến lượt xuất nhập khẩu của các doangh nghiệp trong nước đang bị lệch lạc và đang theo tiêu chí lấy doanh thu là cái nhìn trước mắt mà không có cái nhìn tổng thể hơn. Và hiện tại, vấn đề xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam đang trong tình trạng tính cho hiện tại không dự trù cho tương lại.Các doanh nghiệp có thể vẫn đang ôm một ảo mộng rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam vẫn là một “hũ cơm thạch sanh”, có bán mãi, xuất mãi rồi nó cũng sẽ tự động đầy ắp lại. Chính vì vậy chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa trong giai đoạn tiếp theo cần định hướng phát triển xuất khẩu nhóm hàng hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng;
chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
- Nhâp siêu mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Một thực trạng, sau khi gia nhập WTO, càng thấy rõ rệt: hiện tượng nhập siêu từ trung quốc. Việt nam đang áp dụng theo mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu, nhưng ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển. Do vậy, việc nhấp khẩu nguyên liệu để phục vụ xuất khẩu là điều tất yếu. Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng gia tăng nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc và đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nhập siêu theo hướng tăng dần theo thời gian. Cụ thể, với các chủng loại
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
hàng hóa máy móc, thiêt bị; nguyên phụ liệu vật tư phục vụ sản xuất công nghiệp;
hàng tiêu dùng, đồ gia dụng. Những năm gần đầy, trung bình Việt Nam nhập siêu hơn 15 tỷ USD giá trị hàng hóa trong quan hệ thương mại song phương với Trung Quốc.
Vì sao lại nhấn mạnh sau khi gia nhập WTO, thực trạng này càng trở nên nổi cộm hơn. Thực thế là gia nhập WTO đặt tra không ít thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh được đẩy lên mạnh mẽ hơn với sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, một điều tất yếu là doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hết mọi giải pháp để tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng như doanh nghiệp: một trong số đó là cắt giảm chi phí sản xuất, luân chuyền dòng vốn lớn hơn…
Với tình huống đó, hàng Trung Quốc có sức hút rất mạnh về giá cả, hơn nữa mẫu mã lại phong phú, đa dạng và khá bắt mắt nên dễ dàng hấp dẫn dối tượng tiêu thụ. Thêm vào yếu tố vị trí địa lý, Trung Quốc nằm cạnh Việt Nam thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa, nhờ đó chi phí logistic cũng được giảm thiểu nếu nhà cung cấp ở Trung Quốc. Kết hợp các yếu tố trên, Trung Quốc có thể xem là một giải pháp nhập khẩu cho không ít doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến tình trạng: Việt Nam nhập siêu lớn từ Trung Quốc.
Việc nhập siêu quá lơn từ một thị trường luôn ẩn chứa một số bất lợi không thể chủ quan. Trước hết, việc thường xuyên nhập khẩu như vậy sẽ tạo “thói quen”
phụ thuộc về đầu vào đối với bên sử dụng, dẫn đến rủi ro khi có tình huống gián đoạn bất ngờ xảy ra. Bên cạnh đó, chất lượng hàng Trung Quốc hiện mới đạt mức trung bình của thế giới, sẽ khiến doanh nghiệp sử dụng hàng hóa nhập khẩu tốn thời gian, chi phí, bảo dưỡng sửa chữa. Đặc biệt, một khi ở vị trí của bên nhập siêu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt thường xuyên là bên cung cấp nguồn ngoại tê cho đối tác, trong đời sống kinh tế - xã hội trong nước vẫn đặt ra yêu cầu tiết kiệm để cân đối ngoại tế, đáp ưng cho nhiều nhu cầu khác. Lớn hơn cả việc phụ thuộc vào hàng nhập khẩu sẽ là nguyên nhân làm mất cơ hội tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động và quan trọng hơn là an sinh xã hội.
Như vậy, trong chương 2 này tác giả đã phân tích được thực trạng của cán cân thương mại từ tổng thể cho đến chi tiết đến kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51