CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG TÁC ĐỘNG
3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của WTO lên cán cân thương mại Việt Nam
3.2.2. Giải pháp hạn chế những mặt tiêu cực
- Định hướng mặt hàng và thị trường chiến lược
Qua chương 2 có thể thấy, một vấn đề khác của Việt Nam trong giai đoạn này
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
là xuất khẩu không chọn lọc, nhập khẩu không xét trên sự cân đối với hàng xuất, thị trường và mặt hàng không được lựa chọn và tính toán có chiến lược. Đổi mới chiến lước xuất nhập khẩu trước tiên nên được cụ thể bằng viêc xác định những mặt hàng chiến lược và thị trường chiến lược trong xuất nhập khẩu. Đây là một việc hết sức quan trọng bởi qua đó có thể có những biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cũng như kiểm soát nhập khẩu một cách hiệu quả hơn và có thể tạo được những đột phá trong phát triển ngoại thương. Về định hướng chiến lược đối với các mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu, để góp phần từng bước cải thiện một cách bền vững tình trạng cán cân thương mại, đề xuất chung như sau:
Đối với mặt hàng: Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản sẽ có lộ trình giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô, đầu tư công nghệ để tăng sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu; Nhóm hàng nông - lâm - thuỷ sản sẽ tập trung nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tập trung phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nước giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Đối với cơ cấu xuất nhập khẩu: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa, gia tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến và nguyên liệu chứa nhiều hàm lượng kỹ thuật, phát triển các ngành chế biến và các lĩnh vực công nghệ hiện đại nhất như: công nghệ phần mềm, dữ liệu, lắp ráp điện tử… Về lâu dài, cần có chiến lược phát triển xuất khẩu chủ động thông qua việc xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và các điều kiện thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai.
Đối với thị trường: Định hướng chung là tập trung khai thác cơ hội xuất khẩu vào các thị trường khu vực châu Phi, Mỹ latinh, Nga, các nước SNG và Đông Âu; tiếp tục duy trì xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm đối với Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản;
thúc đẩy xuất khẩu và điều tiết giảm nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc và một số nước ASEAN.
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
- Định hướng sản xuất cho doanh nghiệp Việt Nam theo hướng tự lực sản xuất, tận dụng tối đa tài nguyên hiện có, hạn chế tối đa nhập khẩu đầu vào
Một hiện tượng khác, tác giả đề cập ở chương 2 là hiện tượng: nhập siêu hàng từ Trung Quốc và các biện pháp kiểm soát nhập khẩu chưa được áp dụng linh hoạt.
Doanh nghiệp Việt Nam chọn lựa Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để sản xuất hàng hóa vì lợi thế về giá. Đối với hiện tượng này, tác giả đưa ra một số giải pháp như sau:
(i) Chính phủ cần tích cực hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuât trong nước tận dụng tối đa dầu vào từ Việt Nam. Có một vấn đề bất cập ở Việt Nam là hệ thống thông tin, kết nối đầu ra và đầu vào chưa được rõ ràng. Việc này có thể khiến cho doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng tìm ra thị trường nước ngoài để tìm đối tác cho đầu vào sản xuất. Do vậy chính phủ có thể khuyển khích phát triển hệ thống công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho doanh nghiệp với hệ thống dữ liệu cập nhật về các cơ sở kinh doanh, hệ thống quản lý tìm kiếm đối tác Việt Nam. Bằng hành động của Chính phủ mới có thể cải thiện đáng kể trình trạng doanh nghiệp Việt thường xuyên tìm đến hàng nước ngoài để tạo nguồn vào sản xuất cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, cần tiếp tục giữ và tăng kim ngạch xuất khẩu, nhưng phải khắc phục tình trạng khu vực kinh tế trong nước của xuất khẩu tăng thấp; kiểm tra giám sát chặt chẽ và sử mặt nghiêm minh tình trạng tạm nhập tái xuất. Những giải pháp này là nhưng giải pháp mà chính phủ áp dụng với tình trạn nhập siêu tăng nói chung.
Riêng đối với hàng nhập siêu từ Trung Quốc, Chính phủ cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm với hàng nhập từ Trung Quốc và tăng cường công tác quản lý chống nhập lẩu, buôn lâu từ các vùng biên giới giáp với Trung Quốc.
(ii) Đẩy nhanh việc hình thành các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Tiếp tục tập trung đẩy nhanh thực hiện việc hình thành và hoạt động của các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng có năng lực sản xuất và tiềm năng về thị trường. Có chính sách ưu đãi về mặt bằng, tài chính và tạo thuận lợi về thủ tục cho việc hình thành các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là trong các ngành có điều kiện mở rộng sản xuất và có khả năng về thị trường như các ngành dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa… vốn
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
đang rất cần những trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu nhưng còn gặp nhiều khó khăn về đất đai, thủ tục…
(iii) Áp dụng các rào cản phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu. Khi Việt Nam là thành viên WTO, phải cam kết không tăng thuế vượt mức đã cam kết đối với phần lớn các mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu. Cam kết này được gọi là cam kết
“ràng buộc thuế quan”. Trên thực tế, từ sau Vòng đàm phán Uruguay, các thành viên WTO đã cam kết ràng buộc tới 98% số dòng thuế đối với hàng công nghiệp và 100%
đối với hàng nông nghiệp. Như vậy, số dòng thuế ngoại lệ là rất ít. Mặt khác, qua nhiều vòng đàm phán căng thẳng, mức thuế suất đối với hàng công nghiệp chỉ còn trung bình 3,8%. Với các sản phẩm nông nghiệp thì các nước phát triển và đang phát triển đều phải cắt giảm thuế quan tương ứng 36% và 24%. Do đó, để vừa thực hiện đúng cam kết không tăng thuế, vừa đạt được mục tiêu điều tiết nhập khẩu, Việt Nam có thể áp dụng các rào cản phi thuế quan. Trong khuôn khổ WTO, trong một chừng mực nào đó, các biện pháp phi thuế quan có thể được phép áp dụng, nếu nó tuân theo những tiêu chí của WTO và không được gây cản trở hay bóp méo thương mại.
(iv) Về phía doanh nghiệp, chủ yếu gia tăng hàm lượng chế biến trong sản phẩm, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để tạo ra sản phẩm có giá trị tăng cao.
- Hạn chế ảnh hưởng của nhập khẩu lên xuất khẩu
Như có phân tích ở chương 2, hiện tại các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là công nghệ máy móc hiện đãi hỗ trợ cho việc sản xuất. Như vậy, để nhằm hạn chế ảnh hưởng của nhập khẩu lên xuất khẩu, vấn đề cần kíp lúc này là tạo dựng được nền tảng công nghệ thông tin tốt và giải quyết vấn đề nâng cao nhăng lực công nghệ và phát triển công nghệ hỗ trợ. Các giải pháp cụ thể như sau:
(i) Xây dựng hành lang pháp ly và thể chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của daonh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
(ii) Triển khai các biện pháp phát triển và hỗ trợ công nghệ
(iii) Tăng cường tính liên kết của các daonh nghiệp công nghiệp phụ trợ vơi nhau giữa doanh nghiệp công nghiệp lắp ráp và chế tạo sản phẩm (iv) Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển công nghệ và hỗ trợ
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Bên cạnh đó việc hạn chế chặt chẽ hàng nhập khẩu bằng các quy chuẩn hàng hóa xây dựng ở giải pháp nâng cao hiệu quả những mặt tích cực của viêc gia nhập WTO cũng có thể được xem xét để giải quyết vân đề này. Kết hợp với đó, việc quản lý chặt che hàng nhập khẩu thông qua hệ thống thuế, phí, hạn ngạch giấy phép nhập khẩu và thủ tục nhập khẩu là cần thiết.
- Định hướng tiêu dùng trong nước: Người Việt dùng hàng Việt Một khía cạnh khác, khiến vấn thực trạng nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu là nhu cầu về hàng ngoại ở thị trường nội địa Việt Nam ngày càng tăng. Để giải quyết tình trạng này, cần định hướng tiêu dùng lại cho người Việt. Nâng cao chất lượng các mặt hàng Việt Nam là một giải pháp cần thiết, tuy nhiên bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức “Người Việt dùng hàng Việt”, khuyến khích tiêu dùng những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được, đồng thời hạn chế nhập khẩu những mặt hàng này.
Đây là vấn đề cần đến sự nỗ lực và cố gắng từ phía doanh nghiệp, chính phủ và cả người tiêu dùng Việt Nam. Doanh nghiệp cần cải tiến, phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp trong tuyên truyền, định hướng người tiêu dùng. Còn cá nhân mỗi người cần ý thức rõ hơn về vị thế của mình ngay bây giờ, cần nắm được những hành động của mình có thể làm gì, tác động như thế nào đối với tổng thể kinh tế Việt Nam. B
Ngoài ra, để hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, chính phủ nên kiểm soát nhập khẩu của doanh nghiệp theo hướng hạn chế tối đa việc nhập khẩu hàng tiêu dùng theo phương thức vay trả chậm (thông qua phương thức thanh toán L/C trả chậm). Đây được coi là một nguyên nhân khiến nhập siêu tăng cao.