CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN
2.3. Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2003 –
2.3.1. Tổng quan cán cân thương mại giai đoạn 2003 - 2015
Trong những năm qua, xuất – nhập khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước.
Xuất nhập khẩu liên tục tăng trưởng với tốc độ cao
Theo kết quả thống kê, trong giai đoạn 13 năm gần đây 2003 - 2015, qui mô ngoại thương của Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ tương đối cao. Cụ thể, qui mô xuất khẩu tăng 8 lần, từ mức hơn 20,1 tỷ USD năm 2003 lên hơn 162,4 tỷ USD vào năm 2015; qui mô nhập khẩu tăng 6,5 lần, từ mức 25,3 tỷ USD năm 2003 lên mức 165,6 tỷ USD năm 2015.
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Bảng 2. 1. Tổng hợp kết quả xuất nhập khẩu và tình hình cán cân thương mại của Việt Nam thời kỳ 2003 - 2015
Đơn vị: tỷ USD, %
Năm
Xuất khẩu Nhập khẩu
Cán cân thương mại
(tỷ USD) Kim ngạch
(tỷ USD)
Tăng trưởng
(%)
Kim ngạch (tỷ USD)
Tăng trưởng
(%)
2003 20,1 20.6 25,3 27,9 -5,2
2004 26,5 31,8 31,9 26.1 -5,4
2005 32,4 22,3 36,8 15,4 -4,4
2006 39,8 22,8 44,9 22,0 -5,1
2007 48,6 22,1 62,8 39,9 -14,2
2008 62,7 29,0 80,7 28,5 -18,0
2009 57,1 -8,9 69,9 -13,4 -12,8
2010 72,2 26,4 84,8 21,3 -12,6
2011 96,3 33,4 105,8 24,8 -9,5
2012 114,6 19,0 114,3 8,0 0,3
2013 132,2 15,4 131,3 14,9 0,9
2014 150,0 13,5 148,0 12,7 2,0
2015 162,4 8,3 165,6 11,9 -3,2
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả Xem xét diễn biến tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam trong thời kỳ này qua Bảng 2.1 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu có xu hướng tăng và 2007 được xem như là một dấu mốc chuyển mình. Năm 2007 là năm Việt Nam chính thức gia nhâp WTO – mốc son này đã tạo đà tăng trưởng xuất nhập khẩu mạnh mẽ cho Việt nam khi kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng gần 20 tỉ trong 1 năm (cao hơn ít nhất 10 lần so với mức tăng của các năm trước). Tuy nhiên, điều đáng buồn là năm sau đó cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu năm 2008 đã tác động làm suy giảm cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều bị sụt giảm vào năm 2009, nhưng sau đó lại có chiều hướng
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
tăng lên vào năm 2010 và các năm tiếp theo khi nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước hồi phục.
Cán cân thương mại liên tục trong tình trạng thâm hụt
Với diễn biến xuất nhập khẩu như trên, cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn này liên tục ở tình trạng thâm hụt và có xu hướng giảm liên tục cho đến năm 2008.
Biểu đồ 2.3. Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2003 – 2015
Đơn vị tính: tỷ USD
Nguồn: Tổng cục thống kê Nhập siêu hàng hóa mới chỉ ở mức 5,2 tỷ USD vào năm 2003, song đã tăng mạnh. Với đà tăng đấy, kết hợp với yếu tố hội nhập – Việt Nam gia nhập WTO, nhập siêu của Việt Nam còn tăng nhanh hơn, lần lượt đạt tới 14,2 tỷ USD và 18,0 tỷ USD trong các năm 2007 và 2008. Trong những năm sau đó, cùng với tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và các chính sách kiềm chế nhập siêu, nhập siêu giảm xuống còn 12,8 tỷ USD vào năm 2009 và 12,6 tỷ USD năm 2010. Từ sau năm 2008, nhập siêu của Việt Nam lại có xu hướng giảm dần và đến năm 2012 thì cán cân Việt Nam trong vòng một thập niên đã có thặng dư. Con số này tiếp tục tăng lên vào các năm tiếp theo và đỉnh
-5.2 -5.4
-4.4 -5.1
-14.2
-18
-12.8 -12.6 -9.5
0.3 0.9 2
-3.2
-20 -15 -10 -5 0 5
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
TỶ USD
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
điểm là năm 2014 với thăng dư 2 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2015 con số này lại chao đảo đi xuống và về lại tình trạng thâm hụt với mức nhập siêu là 3,2 tỷ USD.
Tốc độ nhập siêu về cơ bản tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2003 -2015
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tổng cụ thống kế Xem xét tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu cũng cho thấy những diễn biến tương tự. Tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu vào năm 2003 ở mức 25,9 % giảm xuống còn 12,8% vào năm 2006. Đến năm 2007, tỷ lệ này tăng lên gấp đôi đến 29,2%.
Trong các năm sau đó, tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu nhập siêu lại giảm dần, giảm nhẹ vào năm 2008 (28,7%) và đà giảm liên tục diễn biến không ngừng đạt mốc -1,3%
vào năm 2014. Như vậy, nhập siêu nhìn chung đã tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của xuất khẩu. Điều này cho thấy đánh đổi từ việc chấp nhận nhập siêu kéo dài cũng chưa mang lại hiệu quả đáng kể về thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
25.9
20.4
13.6 12.8
29.2 28.7
22.4
17.5
9.9
-0.3 -0.7 -1.3 2.0
-5.0 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
TỶ LỆ %
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51