CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG TÁC ĐỘNG
3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của WTO lên cán cân thương mại Việt Nam
3.2.1. Giải pháp phát huy những mặt tích cực
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chuẩn mực cho hàng hóa Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu
Như đã phân tích ở phần tác động, sau khi gia nhập WTO thị trường xuất và nhập khẩu của Việt Nam ngày càng mở rộng và phát triển hơn. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của thị trường thế giới và cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các hàng quốc tế, Việt Nam càn chú trọng nhiều hơn nữa để phát triển sản phẩm. Trong nhóm giải pháp này, tác giả muốn đặc biệt nhấn mạnh đến việc cải thiện quy cách, xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn theo chuẩn mực cho hàng hóa Việt nam để đáp ứng được những thị trường khó tính mà Việt Nam đã manh nha tiến thân vào được.
Để làm được điều đó, cần tiếp tục đổi mới cộng nghệ cho các ngành kim ngạch xuất khẩu lớn như cơ khí, đồ gỗ, dệt may, da giầy để nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao như vật liệu xây dựng, sản phẩm hóa dầu, sản phẩm cao su, sản phẩm công nghệ cao… Đồng thời khuyến khích phát triển thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu với ngành cơ khí chế tạo, điện tử, tin học, linh kiện oto, dệt may.
Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cho một số mặt hàng xuất khẩu như nông lâm, thủy sản xuất khẩu để nâng cao chất lượng và hiệu quả. Vấn đề hàng hoá không đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế đang là một trong những hạn chế rất đáng kể của Việt Nam khi tham gia vào thương mại quốc tế do nhiều sản phẩm hàng hoá của Việt Nam có chất lượng thấp, không đạt tiêu chuẩn chất lượng của quốc tế cũng như của các đối tác nhập khẩu. Điều này sẽ dẫn tới hai hệ quả tiêu cực, ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu của Việt Nam và qua đó hạn chế tới khả năng cải thiện tình trạng cán cân thương mại của Việt Nam. Rõ ràng có thể nhìn thấy, khi khả năng tham gia thương mại quốc tế của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam sẽ bị hạn chế do không đủ điều kiện để tham gia thị trường, điều tất yếu sẽ hạn chế đến khả năng tăng trưởng xuất khẩu và nhường sân chơi thị trường không đủ tiêu chuẩn cho các nước khác. Xây dựng quy chuẩn chất lượng là bước đâu để hoàn thiện sản phẩm, sau là nâng cao hàng hoá có tham gia xuất
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
khẩu, để một mặt vừa tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới công nghệ, qui trình sản xuất và qua đó cũng vừa giúp nâng cao năng lực cho xuất khẩu của Việt Nam một cách bền vững và hiệu quả hơn.
Chính vì lý do như vậy, đề xuất ở đây được đưa ra là rất cần thiết có sự tập trung để xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá trong nước, trước hết là đối với những loại hàng hoá có tham gia xuất khẩu, để một mặt vừa tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới công nghệ, qui trình sản xuất… nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá bảo đảm đạt tiêu chuẩn; mặt khác vừa giúp nâng cao năng lực cho xuất khẩu của Việt Nam một cách bền vững và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, việc áp dụng những tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu công nghệ như tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm để hạn chế nhập khẩu công nghê lạc hậu, hàng hóa có hại và không đảm bảo.
Trong khuôn khổ quy định của WTO, có thể tiến hành các biện pháp bảo hộ nhập khẩu hàng hóa theo tiêu chuẩn và kỹ thuật cho phép.
Như vậy, bằng việc xây dựng hệ thống quy chuẩn đổi với hàng hóa một mặt có thể giúp Việt Nam thuận tiện hơn việc thâm nhập và ổn định sâu hơn vào cấc thị trường khó tính: mặt khác cũng thanh lọc thị trường hàng hóa nhâp khẩu ở Việt Nam. Bằng biện pháp này, có thể đồng thời tác động đển cả hai khía cạnh quan trọng của cán cân thương mại: xuất và nhập khẩu hàng hóa.
Đối với vấn đề này, Bộ Khoa học và công nghệ phải cùng với các Bộ, ngành quản lý sản xuất như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng… tiến hành khẩn trương việc rà soát, xem xét hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá trong nước đề vừa sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn chưa đạt yêu cầu thị trường quốc tế, vừa xây dựng, ban hành mới các tiêu chuẩn mà trước nay chưa có. Một điểm cuối cùng cần lưu ý đối với vấn đề này là không nên thực hiện một cách máy móc - theo nghĩa là bất cứ tiêu chuẩn áp dụng cho loại sản phẩm hàng hoá nào cũng cần phải đáp ứng ngay được tiêu chuẩn chung của quốc tế, vì như vậy có thể là không hiện thực trong quá trình triển khai - mà cần xem xét để xử lý một cách thực sự kỹ lưỡng và tiến hành một cách bài bản, từng bước. Trước mắt có thể qui định tiêu chuẩn ở mức trung bình, đáp ứng được yêu cầu của một số đối tác nhập khẩu chính đối với mặt hàng
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
đó, tiếp đó sẽ từng bước nâng cao mức tiêu chuẩn để phù hợp với sự mở rộng thị trường cũng như khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
- Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước
Gia nhập WTO, như được phân tích vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh so với những doanh nghiệp lâu đời của nước ngoài. Xét đến thời điểm hiện tại, thì khó khăn trong gia nhập WTO đang lấn ướt những thuận lợi khi gia nhập WTO đối với doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho tình trạng xuất nhập khẩu Việt Nam chênh lệch và dẫn tới tình trạng thâm hụt trong thời gian qua ở Việt Nam. Do vậy, để phát huy được những thuận lợi của việc gia nhập WTO mở ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam, cải thiện lợi thế cạnh tranh là một vấn đề câp thiết. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thắt chặt các quy định kiểm duyệt áp dụng đối với các mặt hàng như đã được nêu cụ thể ở giải pháp “nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa”, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực của mình trên cả phương diện khác.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu cần đến nỗ lực từ cả phía doanh nghiệp và chính phủ.
Trước hết, chính phủ cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng tham gia một thị trường năng động với vị thế “chủ động” nhất có thể. Việc trước mắt có thê cải thiện chính là cung cấp cho doanh nghiệp đủ những thông tin cần thiết và cho doanh nghiệp cơ hội tiếp cận với công nghệ mới: Cần tạo cơ hội tiếp cận công nghệ cho các doanh nghiệp thông qua một số kênh quan trọng. Chuyển giao công nghệ là một nguồn chủ yếu của quá trình cải tiến công nghệ quốc gia, và Việt Nam thực hiện thông qua hai kênh chính là doanh nghiệp vốn nước ngoài và nhập khẩu công nghệ. Vì vậy cần mạnh dạn thắt chặt những quy định về cấp vốn FDI đẻ hướng vào các ngành có hàm lượng công nghệ trung và cao, kiên quyết từ chối cấp giấy phép cho những dự án khái thác tài nguyên quá mứ, gây ô nhiễm môi trường. Chính sách nhập khẩu công nghệ cao cũng cần đảm bảo tính nhất quán và có hệ thống. Sau khi xây dựng được chiến lược cụ thể quyết định lựa chọn và tập trung vào một số ngành công nghệ cao để rút ngắn nhanh khoảng cách phát triển công nghệ với quốc gia khác.
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Về phía doanh nghiệp, nội tại doanh nghiệp vẫn là một vấn đề mấu chốt. Để phát triển nội tại doanh nghiệp, vấn đề cấp thiết cần hướng đến là phát triển nguồn nhân lực. Thực tế đáng buồn ở Việt Nam là nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn phải thuê cán bộ quản lý cấp cao là người nước ngoài, sự chênh lệnh về sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khâu quản lý. Để giải quyết thực trạng này, doanh nghiệp cần có ý thức rõ ràng và kế hoạch cụ thể để triển khai các hoạt động hợp tác với các bên liên quan như trường đại học, bộ giáo dục, các bộ ban ngành khác,... Thực tế thời gian qua cho thấy, vẫn có những doanh nghiệp, những trường đại học đã triển khai rất thành công nhiều hoạt động hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực do đã thực sự nhận thấy được những lợi ích to lớn và lâu dài của các hoạt động hợp tác này, đặc biệt là ở một số doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cân nhắc vấn đề hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, trường đại học của nước ngoài như một biện pháp nhằm học tập cách làm, kinh nghiệm tốt của quốc tế trong quá trình triển khai áp dụng ở Việt Nam. Theo đó, cần có những sự cho phép, khuyến khích từ phía Nhà nước để các trường đại học trong nước có thể hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước có thể hợp tác với các trường đại học của nước ngoài (và ngược lại) trong các hoạt động đào tạo nguồn lao động trình độ cao, chất lượng cao.
Nguồn lực của doanh nghiệp cần được đầu từ lao động phổ thông cho đến cán bộ quản lý, do vậy việc nâng cao tay nghề của lao dộng cũng là một vấn đề cần chú ý đến.
Với nhóm lao động này, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chưong trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và lao động trên cơ sở những rà soát, đánh giá một cách đầy đủ về nhu cầu lao động và mức độ thiếu hụt hiện tại cũng như trong tương lai. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ dạy nghề và đào tạo lao động; cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho một số danh mục nghề phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu theo các địa chỉ sử dụng cụ thể.