TỔ CHỨC CUNG ỨNG, DỰ TRỮ VẬT TƯ CHỦ YẾU NĂM 2017 TẠI CÔNG TY THAN NAM MẪU - TKV
3.4. Tổ chức công tác cung ứng, quản lý và dự trữ vật tư chủ yếu của Công ty than
3.4.1. Xác định lượng vật tư cần mua năm 2017
Lượng vật tư cần mua năm 2017 được xác định theo công thức:
DCM = DNC - DĐK + DCK (3-12) Trong đó:
DCM: Lượng vật tư cần mua trong năm DĐK: Lượng vật tư tồn đầu kỳ
DNC: Nhu cầu vật tư trong năm DDT: Lượng vật tư dự trữ
a. Xác định nhu cầu vật tư cần dùng năm 2017 (DNC)
Nhu cầu vật tư năm kế hoạch được xác định dựa theo mức tiêu hao vật tư và kế hoạch sản xuất năm :
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 của Công ty than Nam Mẫu – TKV:
- Than Nguyên khai sản xuất: 1.950.000 tấn - Mét lò đào mới (CBSX ): 23.420 m
- Hệ số mét lò đào chuẩn bị sản xuất: 12,33 m/1000t - Than tiêu thụ: 1.719.000 tấn
- Doanh thu: 2.398.034 Triệu đồng
+ Định mức tiêu hao vật tư trong năm 2017 ở Công ty được tập hợp qua bảng 3-7 ĐỊNH MỨC TIÊU HAO 1 SỐ VẬT TƯ CHỦ YẾU
CỦA CÔNG TY NĂM 2017
Bảng 3-7 STT Tên vật tư ĐVT Định mức Đơn giá (đ/đvvt)
1 Thuốc nổ hầm lò Kg/1000T 242 35.122
2 Gỗ chống lò M3/1000T 8,00 989.206
3 Sắt thép chống lò Kg/mlò 302 12.768
Nhu cầu vật tư theo hiện vật được tính theo công thức 3-1
Di = ĐĐM x QSX (3-13) Nhu cầu vật tư theo giá trị được tính theo công thức:
Di = QSX x ĐĐMi x G (3-14) Trong đó:
Di : Nhu cầu vật tư loại i trong năm ĐĐMi : Định mức vật tư loại i trong năm
QSX : Khối lượng sản phẩm sản xuất năm kế hoạch G: Giá vật tư
Thay số vào công thức 3-2, 3-3 tính được nhu cầu thuốc nổ hầm lò trong năm 2017 là:
+ Theo hiện vật:
DTN = 1000 242 000 . 950 .
1 x
= 471.900 (kg) + Theo giá trị:
DKT = 471.900x 35.122 = 16.574.071.800 (đồng)
Nhu cầu gỗ chống lò cũng được tính theo công thức 3-2, 3-3. Thay số vào ta có nhu gỗ chống lò trong năm 2017 là:
+ Theo hiện vật:
DGCL = 1000 8 000 . 950 .
1 x
= 15.600 (M3) + Theo giá trị:
DGCL = 15.600 x 989.206 = 15.431.613.600 (đồng)
Nhu cầu sắt thép chống lò cũng được tính theo công thức 3-2, 3-3. Thay số vào ta có nhu cầu sắt thép chống lò trong năm 2017 là:
+ Theo hiện vật:
DSCL = 23.420 x 302= 7.072.840 (Kg) + Theo giá trị:
DSCL = 7.072.840 x 12.768 = 90.306.021.120 (đồng) Các kết quả tính toán được tập hợp ở bảng 3-8
NHU CẦU MỘT SỐ VẬT TƯ CHỦ YẾU NĂM 2017
Bảng 3-8 STT Tên vật tư ĐVT Định mức Khối lượng Nhu
cầu Đơn giá
(đồng) Thành tiền (đồng) 1 Thuốc nổ hầm lò Kg 242 1.950.000 471.900 35.122 16.574.071.800 2 Gỗ chống lò M3 8,00 1.950.000 15.600 989.206 15.431.613.600 3 Sắt thép chống lò Kg 302 23.420 7.072.840 12.768 90.306.021.120 Nhu cầu một số vật tư chủ yếu của công ty trong năm 2017 tăng là do kế hoạch sản xuất tăng. Sau khi có kế hoạch vật tư Công ty tiến hành lập kế hoạch cung ứng dựa theo điều kiện về vốn, kho tàng... của Công ty.
b. Xác định lượng vật tư dự trữ năm 2017 (DDT)
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục thì cần có vật tư dự trữ, tuy nhiên lượng vật tư dự trữ cần nằm ở mức hợp lý để tối thiểu hoá các
chi phí. Lượng dự trữ vật tư được xác định dựa vào tình hình cung ứng năm 2016, công thức từ 3-3 đến công thức 3-9.
* Lượng thuốc nổ hầm lò cần dự trữ:
Từ nhu cầu thuốc nổ hầm lò trong năm 2017 ta tính được mức tiêu hao thuốc nổ hầm lò bình quân một ngày đêm kế hoạch theo công thức 3-6 như sau:
+ Theo giá trị là:
Mngđ = 300 800 . 071 . 574 . 16
= 55.246.906 (đồng/ngày đêm) + Theo hiện vật là:
Mngđ = 300 900 . 471
= 1.573 (kg/ ngày đêm)
Dựa vào tình hình cung ứng thuốc hầm lò trong năm 2016 được thể hiện qua bảng 3-9 tác giả tính được số ngày dự trữ thường xuyên và số ngày dự trữ bảo hiểm.
TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC NỔ HẦM LÒ NĂM 2016
Bảng 3-9
Ngày Lượng
nhập (kg), Vi
Thời gian cách quãng (Ti), ngày
Vi x Ti
TTX
(ngày )
(Ti*- TTX)
x Vi* TBH
(ngày)
29/1/2016 44.813 0 -
29 4
26/4/2016 45.233 28 1.266.524
27/5/2016 49.535 31 1.535.585 99.070
26/6/2016 45.532 30 1.365.960 45.532
28/7/2016 39.525 32 1.264.800 118.575
27/8/2016 42.512 30 1.275.360 42.512
25/9/2016 42.353 29 1.228.237
29/10/2016 39.325 34 1.337.050 196.625
26/12/2016 33.672 58 1.952.976 976.488
Tổng 382.500 11.226.492 1.478.802
Lượng thuốc nổ hầm lò dự trữ thường xuyên là:
DTX = 29 x 1.573 = 45.617 (kg) Lượng thuốc nổ hầm lò dự trữ bảo hiểm là :
DBH = 1.573 x 4 = 6.292 (đồng) Vậy lượng ma nhê tít cần dự trữ trong năm 2017 là Thay số vào công thức ta có:
= 45.617 + 6.292 = 51.909 (kg)
Với giá 1kg thuốc nổ hầm lò là 35.122 đồng thì giá trị lượng thuốc nổ hầm lò cần dự trữ là:
= 51.909 x 35.122 = 1.823 (triệu đồng)
* Lượng gỗ chống lò cần dự trữ
Từ nhu cầu gỗ chống lò trong năm 2017 ta tính được mức tiêu hao gỗ chống lò bình quân một ngày đêm kế hoạch theo công thức (3-6) ta có:
+ Theo hiện vật:
Mngđ = 300 600 . 613 . 431 . 15
= 51.438.712 (đồng/ngày) + Theo giá trị:
Mngđ = 300 600 . 15
= 52 (m3)
Dựa vào tình hình cung ứng gỗ chống lò của công ty năm 2016 được thể hiện qua bảng 3-10 tác giả xác định được số ngày dự trữ thường xuyên và số ngày dự trữ bảo hiểm.
TÌNH HÌNH CUNG ỨNG GỖ CHỐNG LÒ LÒ NĂM 2016
Bảng 3-10 Ngày
Lượng nhập (kg), Vi
Thời gian
Vi x Ti
TTX (Ti*-
TTX) TBH
(ngày) cách quãng (ngày) x Vi*
(Ti), ngày
17/01/2016 4.740 0 -
24 5
28/03/2016 6.235 28 174.58
0 26.419
31/07/2016 7.324 31 227.04
4 53.005
28/09/2016 5.325 30 159.75
0 33.213
Tổng 23.624 561.37
4 112.636
Áp dụng công thức (3-8) xác định lượng gỗ chống lò dự trữ thường xuyên là:
DTX = 52 x 24 = 1.248 (m3) Lượng gỗ chống lò dự trữ bảo hiểm là:
D = 52 x 5 = 260 (m3)
D = DTX + DTX
= 1.248 + 260 = 1.508 (m3)
Với giá mua của 1m3 gỗ chống lò là 989.206 đồng thì tương ứng với giá trị vật tư gỗ chống lò cần dự trữ như trên công ty cần dự trữ số M3 gỗ chống lò là:
= 1.508 x 989.206 = 1.491 (triệu đồng)
Tương tự ta tính được dự trữ sắt thép chống lò, kết quả tính toán được thể hiện qua bảng 3-11
MỨC DỰ TRỮ VẬT TƯ CHỦ YẾU NĂM 2017
Bảng 3-11 STT Tên vật tư ĐVT Mngđ
(tr.đ)
TTX
(ngày)
TBH
(ngày)
DDT
(ĐVHV)
DDT
(trđ)
1 Thuốc nổ hầm lò Kg 1.573 29 4 51.909 1.823
2 Gỗ chống lò m3 52 24 5 1.508 1.491
3 Sắt thép chống lò Kg 16.707 18 3 350.847 4.480
c. Xác định lượng vật tư cần mua năm 2017 (DCM)
Dựa vào lượng vật tư tồn kho năm 2016 (bảng 3-4), lượng vật tư cần dự trữ năm 2017 (bảng 3-17) và áp dụng công thức 3-12 xác định được lượng vật tư cần mua trong năm 2017 như sau: Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 3-12
BẢNG NHU CẦU VÀ LƯỢNG VẬT TƯ CẦN MUA TRONG NĂM 2017 Bảng 3-12
Tên vật tư ĐVT DĐK DNC DCK DCM (HV) DCM (GT) Triệu đồng
Thuốc nổ hầm lò Kg 24.857 471.900 51.909 498.952 17.524
Gỗ chống lò M3 3.531 15.600 1.508 13.577 13.430
Sắt thép chống lò Kg 330.680 7.072.840 350.847 7.093.007 90.564 3.4.2. Tối ưu hoá quá trình cung ứng
a. Xác định chi phí lưu kho năm 2017
+ Chi phí thu mua tính cho một lần mua hàng (bao gồm tiền lương, công tác phí, vận chuyển, thuê bốc hàng,…)theo thống kê kinh nghiệm chi phí bình quân cho 1 đợt mua hàng là : Zđh= 9,35 triệu đồng
+ Với mức lương bình quân mỗi nhân viên của kho vật tư là 6 triệu /người- tháng. Công ty than Nam Mẫu – TKV có 3 khu vực quản lý kho vật tư, mỗi kho lại bố trí số thủ kho khác nhau. Cụ thể: Khu vực kho I có 7 thủ kho, khu vực II có 6 thủ kho, khu vục III có 2 thủ kho, chi phí tiền lương cho toàn bộ công nhân viên của kho
+Chi phí cho BHXH, BHYT cho bộ phận vật tư là 34,5 % trong đó: (10,5%
được trừ vào thu nhập của công nhân viên,24% được trừ vào chi phí sản xuất)
Khoản trích sẽ được tính vào 24% số lương công nhân quản lý kho: 1.080*0,24 = 259,2 (triệu đồng/năm)
+ Khấu hao tài sản cố định được thống kê kinh nghiệm là 60 triệu đồng/tháng, trong năm mất cả hao mòn vô hình và hữu hình là: 60*12=720 (triệu đồng/năm)
+ Chi phí điện năng mối kho cần sử dụng 1,255 triệu/tháng, vậy trong năm cần 1,255*3*12 = 45,18 (triệu đồng/năm)
+ Chi phí bảo quản vật tư thết bị ở mỗi kho là 5.400.000 đ/năm, 3 kho là :16,2 (triệu đồng/năm)
Tổng chi phí lưu kho bằng: 1.080+259,2+720+45,18+16,2 = 2.120,58 (trđ/năm) +Theo báo cáo xuất nhập tồn vật tư năm 2016, tồn cuối năm 2016 có tổng giá trị bằng 28.177,7 triệu đồng
+ Vậy chi phí lưu kho tính cho 1 đơn vị vật tư là:
Zlk= = 0,07 triệu đồng/1đvvt b. Xác định số lần và lượng thuốc nổ hầm lò cần cung ứng
Dựa vào công thức (3-10) và (3-11) và Bảng 3-12 Tổng lượng lượng thuốc nổ hầm lò cần mua trong năm tính theo giá trị của Công ty là: 17.524 (tr.đồng)
Giá trị mua hàng bình quân tối ưu của mỗi lần mua thuốc nổ hầm lò là:
07 , 0
524 . 17 35 , 9
* = 2× ×
Qmk
= 2.191 (tr.đ) Số lần cung ứng tối ưu đối với thuốc nổ hầm lò là:
N = 2.191 524 . 17
* = Q NVT
= 8 (lần/năm)
Như vậy với lượng thuốc nổ hầm lò năm 2017 sẽ cung cấp 8 lần, mỗi lần với giá trị là: 2.191 (tr.đồng).
c. Xác định số lần, lượng gỗ chống lò cần cung ứng
Dựa vào công thức (3-10) và (3-11) và Bảng 3-12 Giá trị tổng lượng gỗ chống lò cần mua trong năm tính theo bảng kế hoạch 2017 của Công ty là: 13.430 tr.đ
Gía trị mua hàng bình quân tối ưu của mỗi lần mua gỗ chống lò là:
07 , 0
430 . 13 35 , 9
* = 2× ×
Qmk
= 1.919 (tr.đ)
N = 1.919 430 . 13
* = Q NVT
= 7 (lần/năm)
Như vậy với gỗ chống lò theo kế hoạch năm 2017 sẽ cung cấp 7 lần, mỗi lần với giá trị là: 1.919 ( tr.đồng).
d. Xác định số lần, lượng sắt thép chống lò cần cung ứng
Dựa vào công thức (3-10) và (3-11) và Bảng 3-12 Giá trị tổng lượng sắt thép chống lò cần mua trong năm tính theo kế hoạch 2017 của Công ty là: 90.564 tr.đ
Giá trị mua hàng bình quân tối ưu của mỗi lần mua sắt thép chống lò là:
07 , 0
564 . 90 35 , 9
* = 2× ×
Qmk
= 5.031 (tr.đ) Số lần cung ứng tối ưu đối với sắt thép chống lò là:
N = 5.031 564 . 90
* = Q NVT
= 18 (lần/năm)
Như vậy với sắt thép chống lò cần mua theo kế hoạch năm 2017 của Công ty sẽ cung cấp 18 lần, mỗi lần với giá trị là: 5.031 (tr.đồng).
Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 3-13
KHỐI LƯỢNG VÀ SỐ LẦN CUNG ỨNG TỐI ƯU CỦA MỘT SỐ VẬT TƯ CHỦ YẾU NĂM 2017
Bảng 3-13 ST
T
Tên vật tư
Giá trị vật tư mỗi lần nhập
(trđ)
Số lần cung ứng
Giá trị (trđ)
1 Thuốc nổ hầm lò 2.191 8 17.524
2 Gỗ chống lò 1.919 7 13.430
3 Sắt thép chống lò 5.031 18 90.564
Dựa vào Bảng nhu cầu và lượng vật tư cần cung cấp năm 2017 tác giả lập tình hình cung cấp thuốc nổ hầm lò,gỗ chống lò và sắt thép chống lò năm 2017 tương ứng với bảng 3- 14, 3-15, 3-16 .
TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC NỔ HẦM LÒ NĂM 2017 Bảng 3-14 Lần
cung
ứng Ngày Lượng nhập
(kg)
Đơn giá Vật tư
(Đ/đvvt) Giá trị (trđ)
2 23/03/2017 62.369 35.122 2.191
3 25/04/2017 62.369 35.122 2.191
4 09/06/2017 62.369 35.122 2.191
5 27/07/2017 62.369 35.122 2.191
6 06/09/2017 62.369 35.122 2.191
7 15/10/2017 62.369 35.122 2.191
8 17/11/2017 62.369 35.122 2.191
Tổng 498.952 35.122 17.524
TÌNH HÌNH CUNG ỨNG GỖ CHỐNG LÒ LÒ NĂM 2017 Bảng 3-15 Lần
cung
ứng Ngày Lượng nhập
(kg)
Đơn giá Vật tư (Đ/đvvt)
Giá trị (trđ)
1 20/01/2017 1.939 989.206 1.919
2 10/03/2017 1.940 989.206 1.919
3 25/04/2017 1.940 989.206 1.919
4 09/06/2017 1.939 989.206 1.919
5 27/07/2017 1.939 989.206 1.919
6 06/09/2017 1.940 989.206 1.919
7 27/10/2017 1.940 989.206 1.919
Tổng 13.577 989.206 13.430
TÌNH HÌNH CUNG ỨNG SẮT THÉP CHỐNG LÒ NĂM 2017 Bảng 3-16 Lần
cung
ứng Ngày Lượng nhập
(kg)
Đơn giá Vật tư
(Đ/đvvt) Giá trị (trđ)
1 06/01/2017 394.056 12.768 5.031
2 02/02/2017 394.056 12.768 5.031
3 27/02/2017 394.056 12.768 5.031
4 11/03/2017 394.056 12.768 5.031
5 08/03/2017 394.056 12.768 5.031
6 06/04/2017 394.056 12.768 5.031
7 27/05/2017 394.056 12.768 5.031
8 19/06/2017 394.056 12.768 5.031
10 27/07/2017 394.056 12.768 5.031
11 20/07/2017 394.056 12.768 5.031
12 10/08/2017 394.056 12.768 5.031
13 10/09/2017 394.056 12.768 5.031
14 01/10/2017 394.056 12.768 5.031
15 20/10/2017 394.056 12.768 5.031
16 10/11/2017 394.056 12.768 5.031
17 05/12/2017 394.056 12.768 5.031
18 27/12/2017 394.056 12.768 5.031
Tổng 7.093.007 12.768 90.564
3.4.2 Tổ chức thu mua vật tư
a - Tìm hiểu thị trường và thiết lập các mối quan hệ kinh doanh trong cung ứng vật tư Dựa trên kế hoạch vật tư kỹ thuật năm 2017, phòng Vật tư chủ động tìm nguồn hàng và ký kết các hợp đồng kinh tế nhằm chủ động trong công tác tổ chức cung ứng và cấp phát vật tư phục vụ cho sản xuất. Để tìm được nguồn hàng cán bộ phòng vật tư hay bộ phận tiếp liệu phải nhạy bén nắm bắt các nguồn thông tin như đài báo, tạp chí… hoặc qua khách hàng giao tiếp, qua thực tế trên thị trường, làm cơ sở để kiểm tra độ tin cậy của đối tác. Từ đó phân tích tổng hợp và căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà ký kết các hợp đồng mua vật tư. Trong những năm qua, công ty có mối quan hệ rất tốt với một số bạn hàng cung ứng trong và ngoài ngành, đây là điều kiện rất thuận lợi cho công ty trong việc tìm đối tác cung ứng.
Việc cung ứng vật tư vẫn phải thực hiện theo quy định của Tập đoàn TKV, tức ưu tiên cung ứng từ đơn vị trong ngành. Việc hợp tác của các đơn vị trong ngành có lợi thế Công ty không mất nhiều thời gian tìm nguồn cung ứng, thuận lợi cho việc ký kết hợp đồng…Tuy nhiên, với cách tìm nguồn này còn một số những mặt hạn chế. Đó là nếu thực hiện theo quy định của Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam rất dễ dẫn đến sự độc quyền về giá cả và hạn chế về chất lượng ở một sô đơn vị cung ứng trong ngành, khi đó Công ty rất khó khăn trong việc tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng vật tư. Do vậy, Công ty cần có những đề xuất với Tập đoàn công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam sao cho tránh hiện tượng độc quyền về hàng hoá của các đơn vị cung ứng trong ngành.
b - Việc thực hiện và ký kết hợp đồng kinh tế
Ở các doanh nghiệp mỏ nói chung và ở Công ty than Nam Mẫu - TKV nói riêng, nguyên, nhiên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Việc tổ chức cung ứng, sử dụng vật tư kỹ thuật có tốt hay không đều ảnh hưởng rất lớn tới giá thành cũng như hiệu quả kinh tế của Công ty. Hơn nữa số lượng và giá trị vật tư ở các doanh
sự phức tạp. Trong cơ chế thị trường, giá cả hàng hoá được hình thành giữa người mua và người bán do quy luật cung cầu chi phối nên việc xác định đúng đắn giá cả hàng hoá giữ vai trò quan trọng. Do đó, để tăng cường công tác quản lý giá cả trong lĩnh vực cung ứng vật tư kỹ thuật, ở các doanh nghiệp thường thành lập hội đồng có tên là hội đồng giá doanh nghiệp.
Trên cơ sở kế hoạch về cung ứng vật tư kỹ thuật năm 2017, các phòng ban có chức năng xét duyệt và trình qua hội đồng giá theo mức sau:
- Đối với những mặt hàng có đơn giá chi tiết nhỏ hơn hai triệu đồng và những lần cung ứng có tổng giá trị một lần cung ứng nhỏ hơn 20 triệu đồng thì phải thông qua tiểu ban giá trình lên chủ tịch hội đồng xét duyệt. Nếu được chấp nhận, phòng vật tư tiến hành thủ tục mua hàng mà không cần ký kết hợp đồng.
- Đối với những mặt hàng có đơn giá chi tiết lớn hơn 2 triệu đồng và những lần cung ứng có tổng giá trị lớn hơn 20 triệu đồng thì phải thông qua hội đồng duyệt giá. Nếu được chấp nhận sẽ phải thực hiện việc ký kết hợp đồng kinh tế.
c - Tổ chức khâu mua hàng
Trong quá trình thực hiện giao nhận hàng thì phần lớn hàng mua về được giao nhận tại kho của Công ty, trừ một số trường hợp đặc biệt là khi bên cung ứng không có khả năng, do vậy chi phí vận tải thường được tính trong hợp đồng kinh tế cũng như hoá đơn bán hàng.
Riêng hàng nhập khẩu, công ty thực hiện mua hàng qua đơn vị thương mại trong Tập đoàn công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam nhập uỷ thác. Công ty phải chịu chi phí sau:
- Chi phí về thuế nhập khẩu.
- Phí nhập uỷ thác.
- Chi phí vận chuyển đến tận khi Công ty.
d, tổ chức hạch toán vật tư
Giá vật tư dùng để hạch toán và xác định chi phí vật tư là giá thực tế .
+ Giá vật tư mua ngoài: Là giá ghi trên hoá đơn của người bán hàng cộng với chi phí vận chuyển bốc xếp, chi phí bảo quản, chi phí bảo hiểm phí hao hụt hợp lý trên đường đi, tiền thuê kho bãi, phí gia công trước khi nhập kho (nếu có).
+ Nếu là vật tư nhập khẩu bằng ngoại tệ thì qui đổi ra tiền Việt nam theo tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ của liên ngân hàng nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm phát sinh cộng thuế nhập khẩu và các khoản phụ thu (nếu có).
+ Giá vật tư thuê ngoài gia công chế biến biến gồm: Giá vật tư thực tế xuất kho đem gia công cộng chi phí vận chuyển, bảo hiểm và chi phí gia công.
3.4.3 Tổ chức sắp xếp vật tư trong kho
Mục đích của kho bãi là bảo vệ hàng hoá vật tư khỏi tác động của môi trường.
Việc bố trí kho bãi phải phù hợp cho công tác vận chuyển, xuất nhập và kiểm kê. Hệ thống kho bãi phải được xây dựng theo tiêu chuẩn nhất định và đảm bảo về quy chuẩn.
a, Phương pháp sắp xếp kho.
Công ty thực hiện việc quản lý vật tư theo chủng loại hàng, phương pháp này có ưu điểm là dễ theo dõi và cấp phát. Các kho vật tư của Công ty cũng được bố trí theo kiểu này. Hiện tại phòng vật tư đang quản lý 16 kho hàng. Vật tư nhập về tuỳ theo từng loại mà được đưa vào các kho để bảo quản phục vụ cho sản xuất. Ở mỗi kho lại được sắp xếp theo từng mặt hàng cụ thể.
Công ty có thể mã hoá các mặt hàng nhằm tạo điều kiện cho công tác cấp phát vật tư, tăng tốc độ giải phóng kho khi cần thiết. Mã hoá phải đảm bảo nhận dạng vật tư một cách nhanh chóng. Đơn giản nhất là sử dụng tên gọi của chúng nhưng cách này ít đuợc sử dụng, chúng ta có thể dùng một bộ mã số hoặc cả chữ cái và chữ số để gọi tên.
Có một số phương pháp sắp xếp vật tư trong kho như sau:
+ Phương pháp khi vật tư ở bất kỳ chỗ nào: Phương pháp này được sử dụng ở những vị trí tự do để lúc đưa hàng vào kho thì sắp xếp vào những chỗ đó. Cách sắp xếp này thường đuợc áp dụng cho một số vật tư như bảo hộ lao động, dụng cụ đồ nghề ... Ưu điểm của phương pháp này là mọi chỗ của kho đều tận dụng.
+ Phương pháp mỗi chỗ cho một vật, mỗi vật ở chỗ của mình: Phương pháp này là dành cho một chỗ xác định cho một loại vật tư xác định. Với phương pháp này có ưu điểm là dễ kiểm tra vật tư hoặc dễ xác định vật tư thiếu. Nhưng lại có nhược điểm là tốn chỗ, mất nhiều diện tích, khi hết hàng vẫn phải để trống trong khi đó các chỗ khác lại chật. Phương pháp này áp dụng cho vật tư sửa chữa lớn
+ Phương pháp tần số quay vòng: Tức là mỗi loại vật tư loại nào cần dùng nhiều nhất thì sắp xếp ở chỗ thuận tiện nhất, gần chỗ nhập xuất. Phương pháp này áp dụng cho vật tư phục vụ công tác kéo mỏ
+ Phương pháp nhập trước xuất trước: Là phương pháp sắp xếp mà vật tư loại nào vào nhập trước thì được ưu tiên xuất trước, như thế sẽ tránh tình trạng hư hỏng vật tư do để quá lâu. Đây là một trong những phương pháp mà các doanh nghiệp trong ngành than đang áp dụng.