Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu Dam bao chat luong dao tao tai CDSP nam dinh (Trang 24 - 27)

1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

Thực tiễn giáo dục thì đã có từ lâu nhưng lý luận về quản lý giáo dục thì mới chỉ manh nha xuất hiện từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, và cũng đã có nhiều quan điểm khác nhau về các mô hình quản lý giáo dục:

Quan điểmhiệu quả: là quan điểm ra đời vào thập niên đầu của thế kỷ XX, theo quan điểm này thì quản lý giáo dục phải được thực hiện sao cho hiệu số giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống giáo dục phải cực đại. Quan điểm hiệu quả được xuất phát từ những tư tưởng quản lý kinh tế áp dụng cho giáo dục.

Quan điểm kết quả: là quan điểm chú ý đến đạt mục tiêu giáo dục nhiều hơn chú ý đến hiệu quả kinh tế của nó. Quan điểm hiệu quả ra đời vào những năm 20 của thế kỷ XX, dựa trên cơ sở là khoa học tâm lý sư phạm.

Quan điểm đáp ứng: Ra đời trong những năm 60 của thế kỷ XX, hướng tới việc làm cho hệ thống giáo dục phục vụ đáp ứng các đòi hỏi của sự phát triển đất nước, phát triên xã hội. Quan điểm đáp ứng dựa trên cơ sở khía cạnh chính trị của giáo dục.

Quan điểm phù hợp: Ra đời những năm 70 của thế kỷ XX, quan điểm này hướng tới đạt mục tiêu phát triển giáo dục trong điều kiện bảo tồn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Cơ sở của quan điểm này dựa trên vấn đề văn hóa [17].

Quản lý nhà trường (cơ sở giáo dục) là một bộ phận trong quản lý giáo dục. Trường học là tổ chức giáo dục mang tính chất nhà nước – xã hội, trực tiếp làm công tác giáo dục – đào tạo, thực hiện chức năng giáo dục cho thế hệ đang dần lớn lên. Nhà trường là tế bào cơ sở, là đối tượng quản lý của tất cả các cấp quản lý giáo dục từ trung ương đến các địa phương. Đồng thời nhà trường lại là tổ chức giáo dục có tính độc lập tương đối và tự quản của xã hội. Do đó quản lý trường học nhất thiết phải có tính nhà nước, tính xã hội và tính sư phạm [12].

Quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường chính là xây dựng một quan hệ hợp lý giữa các hình thức công tác tập thể đối với các học sinh và giáo viên. Do con đường giáo dục lâu dài, đặc biệt hàm xúc về trí tuệ và cảm xúc, do các tình huống trong đời sống nội tại, tâm hồn, đời sống tập thể trong nhà trường có sự biến đổi liên tục. Tất cả những điều đó đặt ra yêu cầu cao đối với việc quản lý nhà trường, việc tổ chức hợp lý các quá trình giáo dục – đào tạo, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tổ chức sư phạm và các điều kiện khác của lao động, của giáo viên và học sinh.

Quản lý trực tiếp ở nhà trường bao gồm quản lý chương trình, quản lý quá trình dạy học, tài chính, nhân lực, hành chính và quản lý môi trường giáo dục.

Nhà quản lý ở mỗi loại hình nhà trường, ở mỗi bậc học sẽ phải đảm bảo vấn đề

cốt yếu là: xác định mục tiêu quản lý của nhà trường, xác định cụ thể các mục tiêu quản lý và có các biện pháp phù hợp để đạt được các mục tiêu[7].

Các nghiên cứu về tổ chức trường học đã khái quát những nhân tố cấu trúc cần quan tâm khi tổ chức nhà trường như dưới đây.

Nhóm nhân tố thứ nhất:

Mục tiêu đào tạo (M) chịu sự quy định của mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Nội dung đào tạo hay chương trình đào tạo (N) được xác định từ mục tiêu đào tạo và thành quả của khoa học kỹ thuật, văn hóa.

Phương pháp đào tạo (P) được hình thành từ thành quả của khoa học giáo dục và quy định bởi mục tiêu, nội dung giáo dục.

Nhóm nhân tố thứ 2:

Lực lượng đào tạo (Người dạy – Th) trong mối quan hệ với lao động xã hội của đất nước và cộng đồng.

Đối tượng đào tạo (Người học - Tr) trong mối quan hệ với dân số học đường (các độ tuổi tương ứng với cấp học, bậc học).

Nhóm nhân tố thứ 3:

Hình thức tổ chức đào tạo (H).

Điều kiện đào tạo(Đ).

Môi trường đào tạo (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) (Mô).

Bộ máy đào tạo (Bô).

Quy chế đào tạo (Qi).

Để dễ dàng hình dung, ta có thể bố trí mười nhân tố trên trong một hình sao (sơ đồ hình 1.1) mà nút bấm quản lý ở trung tâm ngôi sao. Quản lý liên kết các nhân tố làm cho chúng vận động tạo ra sự phát triển toàn vẹn của quá trình đào tạo.

Hình 1.1. Mối liên hệ các yếu tố cấu thành quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường mà trong đó có quản lý đào tạo được hiểu là quản lý mức độ đạt được mục tiêu giáo dục và thỏa mãn nhu cầu của người học; là quản lý kết quả của quá trình giáo dục được biểu hiện ở mức độ nắm vững kiến thức, hình thành những kỹ năng tương ứng, những thái độ cần thiết và được đo bằng những chuẩn mực xác định [7].

Một phần của tài liệu Dam bao chat luong dao tao tai CDSP nam dinh (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w