2.1. Khái quát về trường CĐSP Nam Định
2.1.1. Khái quát quá trình xây dựng và phát triển của trường CĐSP Nam Định
2.1.1.1. Giới thiệu chung
- Năm 1965 tỉnh Nam Hà được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Nam Định và Hà Nam.
- Năm 1969 trường sư phạm cấp II Nam Hà được thành lập.
- Năm 1976 tỉnh Hà Nam Ninh được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình.
- Năm 1978 trường Sư phạm 10+3 Hà Nam Ninh được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam Ninh (đóng tại xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản).
- Năm 1990 trường chuyển về địa chỉ 813 - Trường Chinh - Thành phố Nam Định.
- Năm 1992 tỉnh Ninh Bình được tách ra, trường đổi tên là trường Cao đẳng Sư phạm Nam Hà.
- Năm 1994 trường Cán bộ quản lý giáo dục Nam Hà sát nhập vào trường Cao đẳng Sư phạm Nam Hà.
- Năm 1997 tỉnh Hà Nam được tách ra, trường đổi tên là trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định.
Từ 1996 đến nay Trường đào tạo giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS có trình độ CĐSP và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cho tỉnh Nam Định.
Hiện nay, nhà trường bao gồm 5 khoa, 4 tổ trực thuộc, đào tạo 16 ngành với 1600 học sinh sinh viên
Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Điều lệ trường cao đẳng về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự, cụ thể là:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển của nhà trường phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước
- Xây dựng nội dung, chương trình kế hoạch giảng dạy, học tập theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của Nhà nước, đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng tốt nghiệp cho sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc Trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt, việc thành lập các pháp nhân thuộc Trường phải thực hiện đúng quy định của pháp luật; bổ nhiệm các chức vụ từ Chủ nhiệm khoa, Trưởng các phòng, ban và tương đương trở xuống; quyết định điều động cán bộ trong Trường và các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ cấp phòng, khoa trở xuống.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học phù hợp với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng của trường sư phạm. Được phép in ấn công trình, đề tài khoa học, tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng. Hợp tác liên doanh, nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trường CĐSP nam Định b. Chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị trong trường
* Phòng Đào tạo
Phòng đào tạo có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng thực hiện các mặt công tác về đào tạo, bồi dưỡng.
Xây dựng các kế hoạch về tuyển sinh, kế hoạch giảng dạy và học tập, kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên.
Tổ chức chỉ đạo các hoạt động về chuyên môn, giảng dạy. Quản lý kiểm tra việc thực hiện mục tiêu chương trình, phương thức đào tạo các ngành học
Đ O À N T N C S H C M , H I Ệ U
T R Ư Ở N G
V À
C Á C
P H Ó
H I Ệ U
T R Ư Ở N G
TỔ
CH ỨC
ĐẢ NG HỘ ĐI ỒN G TR ƯỜ GN
TỔ
CH ỨC
CÔ NG
ĐO ÀN C Á C H Đ T V
HỘ I C ỰU
CH IẾ N BI NH
P H Ò N G B A N C H Ứ C N Ă N G K H O A
Đ À O
T Ạ O ,
T Ổ
B Ộ
M Ô N
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Phòng Tổ chức – QLSV Phòng Đào tạo Phòng Khảo thí &
KĐCL Phòng Hành chính - QT Phòng KH - CN
Phòng Kế hoạch - TC
Khoa Tự nhiên Khoa Xã hội
Khoa Tiếng Ngoại ngữ Khoa Tiểu học-Mầm non Khoa CBQLGD
Tổ Lý luận chính trị Tổ Tâm lý-Giáo dục Tổ Thể dục-Quân sự Tổ Âm nhạc-Mỹ thuật
trong trường. Thực hiện kiểm tra việc thực hiện quy chế thi và kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Tổ chức chỉ đạo các hoạt động hướng dẫn sinh viên học tập, rèn luyện nghiệp vụ, thực tập sư phạm …
Làm công tác hành chính giáo vụ ( nội quy, quy chế, giảng dạy, học tập, thời khóa biểu, sổ sách, bằng tốt nghiệp …)
* Phòng Kế hoạch - Tài chính
Phòng Kế hoạch - Tài chính có nhiệm vụ quản lý tài chính và nghiệp vụ kế toán của nhà trường:
Xây dựng kế hoạch thu, chi hàng năm của nhà trường. Lập dự toán ngân sách và thực hiện các thủ tục tài chính theo quy định của nhà nước; đảm bảo phục vụ yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học và sinh hoạt trong Trường.
Thực hiện việc thu, chi, cấp phát và thanh toán cho các hoạt động của Trường, đảm bảo việc cấp phát lương, học bổng, sinh hoạt phí cho cán bộ, công nhân viên và sinh viên. Lập sổ sách, chứng từ, làm quyết toán tài chính theo quy định hiện hành về quản lý tài chính.
Thực hiện việc thanh, quyết toán và theo dõi việc mua sắm, bảo quản, sửa chữa tài sản, vật tư trong Trường; tổ chức kiểm kê vật tư, tài sản của nhà trường theo đúng quy định.
Xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính để thông qua Hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm và tổ chức thực hiện.
* Phòng Tổ chức - Quản lý sinh viên
Phòng Tổ chức - Quản lý sinh viên giúp Hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ về công tác tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, viên chức của Trường và công tác quản lý sinh viên:
Tham mưu đề xuất với Hiệu trưởng trong việc sắp xếp tổ chức, bộ máy, cán bộ, viên chức, nhân viên của trường; xây dựng nhiệm vụ, xác định chức
trách (chế độ trách nhiệm) cải tiến lề lối làm việc của cá nhân và các đơn vị trong Trường.
Xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm của Trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tham mưu, đề xuất với Hiệu trưởng việc tổ chức tuyển dụng, tiếp nhận, điều động cán bộ, viên chức của Trường theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức nhân viên của Trường.
Giải quyết các chế độ, chính sách cho cán bộ, viên chức, nhân viên:
lương, bảo hiểm xã hội, hưu trí.. Kỷ luật đối với cán bộ, giảng viên, công nhân viên vi phạm kỷ luật theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
Quản lý sinh viên về mặt công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền; biểu dương khen thưởng; học bổng và các chính sách khác của Nhà nước đối với sinh viên, xử lý kỉ luật sinh viên khi vi phạm theo Quy chế học sinh, sinh viên.
Quản lý hồ so cán bộ, giảng viên, công nhân viên, sinh viên chính quy và không chính quy của Trường.
Phối hợp với địa phương trong hoạt đông quản lý sinh viên ngoại trú và nội trú.
Thực hiện các hoạt động về tổng hợp, thi đua, khen thưởng trong Trường.
Tổng hợp tình hình các mặt công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; công tác thi đua, khen thưởng, biểu dương cán bộ, viên chức có thành tích. Tổng hợp báo cáo thường kỳ, bất thường với cấp trên theo quy định.
* Phòng Khoa học và công nghệ
Phòng Khoa học và kiểm định chất lượng giáo dục có nhiệm vụ:
Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ tin học, thiết bị trong toàn Trường, phục vụ việc giảng dạy và học tập và kiểm định chất lượng giáo dục của Trường.
Quản lý các phương tiện kĩ thuật phục vụ cho dạy, học, nghiên cứu khoa học, phục vụ công tác quản lý như: Phòng thí nghiệm Vật lý, phòng thí nghiệm Sinh Hoá, Phòng Học tiếng nước ngoài; trang thiết bị kĩ thuật ở các đơn vị Phòng, Ban, Khoa.
Quản lý trang thiết bị kĩ thuật dùng chung như các thiết bị nghe nhìn; thiết bị điện tử; thiết bị điện cơ; điện lạnh,..
Khai thác tiềm năng của thiết bị, tin học, đưa ứng dụng tin học vào phục vụ hoạt động trong trường (công tác tuyển sinh, quản lý đào tạo, quản lý cán bộ, quản lý tài chính, tài sản,.. nối mạng thông tin trong trường để nâng cao hiệu quả quản lý trường hoc). Mở rộng đào tạo tin học đáp ứng nhu cầu học tập tin học trong và ngoài Trường.
Phòng trực tiếp quản lý tổ Thư viện, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học.
* Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng
Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp cuối khóa, thi hết học phần theo quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tổ chức ngân hàng đề thi; ài thi kết thúc học phần; Phân tích xử lý số liệu kết quả thi.
Phối hợp với các khoa và các phòng, ban chuyên môn cải tiến phương pháp tổ chức thi phù hợp với yêu cầu đào tạo của các ngành, các hệ, các bậc đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá và chất lượng đào tạo.
Xây dựng quy trình tổ chức thi; kiểm tra giữa kỳ; kết thúc môn học và thi cuối khóa nhằm đánh giá đúng chất lượng đào tạo của Trường; đo lường đúng khả năng và kết quả học tập của sinh viên.
Ứng dụng các phần mềm thích hợp vào quy trình soạn thảo đề thi, chấm thi, đánh giá kết quả thi.
Tổ chức thẩm định chính xác kết quả chấm thi của giảng viên; so sánh, đánh giá phân tích kết quả môn học theo yêu cầu của Trường.
Thường trực các ban: Coi thi, đề thi, chấm thi đối với các loại hình thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp, thi kết thúc học phần thuộc các hệ đào tạo của Trường.
Phối hợp với các đơn vị triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng toàn trường theo mục tiêu đào tạo đã cam kết.
Xây dựng hệ thống công cụ, quy trình, hướng dẫn đánh giá, phân tích chương trình đào tạo; việc giảng dạy của giảng viên, học tập của sinh viên, sự tương thích giữa đào tạo và việc làm của sinh viên sau khi ra trường.
Chịu trách nhiệm về việc tổ chức đánh giá trong; tham gia đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng theo quy định.
2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ a. Về đào tạo, bồi dưỡng:
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ cho các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non có trình độ cao đẳng sư phạm trở xuống, trên địa bàn tỉnh Nam Định và ở ngoài tỉnh, khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép.
Liên kết với các trường đại học, cao đẳng khác mở các lớp đào tạo giáo viên có trình độ đại học sư phạm và các lớp đào tạo giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm thuộc các ngành mà nhà trường chưa có khả năng và điều kiện đào tạo.
Đào tạo một số loại nhân viên nghiệp vụ trong các trường trung học cơ sở, tiểu học mầm non như nhân viên thiết bị, thí nghiệm, thư viện...
Đào tạo một số ngành ngoài sư phạm như tin học, ngoại ngữ và các ngành khác khi địa phương có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cho phép.
b. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học - công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật.
c. Tổ chức tuyển sinh và quản lý người học theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d. Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, công nhân viên và học viên tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội.
e. Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục.
f. Quản lý cán bộ, viên chức, đất đai, tài sản, trang thiết bị và tài chính của nhà trường theo quy định của pháp luật.
g. Thực hiện các nhiệm vụ khác, theo quy định của pháp luật và Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.
2.1.1.4. Tôn chỉ, mục đích đào tạo
Tôn chỉ của Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định, với tư cách là một trường cao đẳng phải luôn luôn lấy chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu.
Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng xã hội, những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, con em những gia đình trong diện chính sách, ở vùng sâu, vùng xa được hưởng các quyền lợi học tập giống nhau thông qua một chính sách học phí và học bổng hợp lý, góp phần thực hiện chính sách công bằng xã hội về giáo dục - đào tạo của Đảng và Nhà nước.
Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định đặt mục tiêu phấn đấu trở thành một trường cao đẳng chất lượng cao, đạt chuẩn về trình độ và năng lực của những người được đào tạo. Bên cạnh đó, Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định phải trang bị cho người học những phẩm chất cần thiết: có lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, biết giữ gìn và phát huy các giá trị dân tộc, tiếp thu tinh
hoa của nhân loại, phát triển cao về trí tuệ, có bản lĩnh, năng động, sáng tạo, có năng lực tư duy độc lập, có năng lực giải quyết vấn đề, có kỹ năng hành động và kỹ năng giao tiếp.
Đối với người học, Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định đặt ra mục tiêu là học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình trong công việc, học để chung sống trong cộng đồng, học để góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và hiện đại.
2.1.1.5. Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi
Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định là đơn vị sự nghiệp đào tạo, nằm trong hệ thống giáo dục đại học, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Có mục đích đào tạo sinh viên trở thành giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ của trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non, có lòng yêu nghề, gắn bó với sự nghiệp giáo dục - đào tạo, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng giáo dục, giảng dạy tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có hiểu biết cần thiết về văn thể mỹ, có năng lực tiếp cận với kiến thức và phương pháp giảng dạy tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh.
Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định còn nhằm mục đích xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hoá, khoa học của địa phương. Tiến tới nâng cấp, xây dựng trở thành trường Đại học.