Hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng

Một phần của tài liệu Dam bao chat luong dao tao tai CDSP nam dinh (Trang 47 - 54)

1.3. Hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng

1.3.3. Hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng

Hoạt động đảm bảo chất lượng ở trường cao đẳng là hoạt động để hiện thực hoá các nội dung đảm bảo chất lượng ở trường cao đẳng.

Hoạt động đảm bảo chất lượng được thực hiện ở cả 2 nội dung là đảm bảo chất lượng bên trong và đảm bảo chất lượng bên ngoài.

Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống hoạt động đảm bảo chất lượng của CSGD đại học 1.3.3.1. Đảm bảo chất lượng bên trong ( Internal Quality Assurance – IQA)

Các thành phần cơ bản của một hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong.

IQA đương nhiên cũng liên quan đến các chức năng khác của trường đại học, đặc biệt là chức năng nghiên cứu và dịch vụ cộng đồng.

Có rất nhiều cách thức xây dựng một hệ thống IQA nhưng một trong những phương pháp tiếp cận hiệu quả, và được sử dụng rộng rãi hơn cả, đó là tập trung vào kinh nghiệm của học sinh. Cách hiệu quả nhất để thực hiện được việc này là xây dựng hướng tiếp cận vào các chương trình đào tạo, nhưng cũng không bỏ một số điểm liên quan đến kinh nghiệm của sinh viên mà không liên

quan trực tiếp đến chương trình, chẳng hạn như tư vấn nghề nghiệp và cơ hội phát triển xã hội.

Các thành phần cơ bản là:

Phê duyệt ban đầu của chương trình

Mặc dù trong một số hệ thống, cơ quan đảm bảo chất lượng/ kiểm định chất lượng bên ngoài có thể thực hiện kiểm định hoặc công nhận chương trình, trường đại học cần có quy trình thích hợp để đánh giá xem chương trình đã xây dựng có đáp ứng các tiêu chuẩn được yêu cầu hay không. Các yếu tố chính bao gồm đánh giá xem chương trình giảng dạy có đáp ứng chuẩn quốc gia và chuẩn quốc tế hay không và liệu trường đại học có các nguồn lực thích hợp và đầy đủ để cung cấp chương trình đào tạo – nguồn lực bao hàm cả nguồn lực mang tính định lượng và định tính. Ví dụ, có đủ số lượng giảng viên không và đội ngũ giảng viên đó có trình độ, kinh nghiệm và khả năng cần thiết hay không.

Giám sát (thường xuyên) hay thường niên đối với chương trình đào tạo Đây là một trong những yếu tố quan trọng của một hệ thống IQA. Nó bao gồm ba yếu tố chính sau:

- Định lượng. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp, điểm trung bình v.v…

- Định tính. Quan điểm của các bên liên quan về tiến độ thực hiện của chương trình đào tạo bao gồm quan điểm của đội ngũ cán bộ, nhân viên và sinh viên

- Các quyết định như những hành động mong muốn, hoặc có thể cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, khắc phục các thiếu sót có thể xảy ra và theo dõi tiến độ đưa ra những quyết định hoạch địch đó đã được thực hiện trước đó.

Nhiều trường cao đẳng xây dựng một biểu mẫu tiêu chuẩn cho từng chương trình đào tạo trên cơ sở hàng năm. Cá nhân hoặc nhóm chịu trách nhiệm xây dựng biểu mẫu tiêu chuẩn này rất đa dạng. Đó có thể là một nhóm cán bộ, lãnh đạo chủ chốt hoặc trưởng phòng. Tùy thuộc vào quy mô của trường, các biểu mẫu được trình cho hội động quản lý cấp khoa hoặc cấp trường. Mặc dù

quan trọng là việc giám sát định kỳ hàng năm được thi hành một cách hiệu quả, nhưng theo quan điểm của tôi, cũng không nên cứng nhắc trong quá trình thực hiện. Tức là việc lưu trữ và ghi lại về quá trình thực hiện kể trên sẽ quan trọng hơn thay vì đơn thuần là một quá trình tick vào các ô trả lời (tick box). Nói cách khác những người chịu trách nhiệm cho hoạt động này có thể đưa ra đánh giá đầy đủ thông tin về tiến độ của chương trình đào tạo.

Đầu vào sinh viên đặc biệt quan trọng trong quá trình giám sát định kỳ hàng năm. Mặc dù sinh viên trả lời bảng hỏi là một phần quan trọng của quá trình này, nên có các cách thức khác nữa để thu thập ý kiến của sinh viên, dưới cả hình thức chính thức, chẳng hạn như thông qua các cán bộ, hội sinh viên, và không chính thức bằng cách tạo cơ hội cho sinh viên trao đổi với đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý chương trình học.

Cần có sự quan tâm tới việc thiết kế bảng hỏi cho sinh viên, bao gồm việc quyết định tần suất sinh viên được yêu cầu trả lời bảng hỏi và cách thức phản hồi lại cho sinh viên. Nhiều cơ sở đào tạo đã không nghiên cứu kĩ mà yêu cầu sinh viên trả lời những bảng hỏi dài một cách khá thường xuyên và không cho sinh viên biết thông tin phản hồi. Từ đó, hệ quả không thể tránh khỏi là sinh viên không thực hiện trả lời bảng hỏi thật sự nghiêm túc.

Kết quả thu được từ bảng hỏi khảo sát sinh viên là một phần quan trọng trong quá trình đánh giá chất lượng giảng dạy của các từng giảng viên. Nhưng đây không phải là đầu vào duy nhất và một hệ thống IQA toàn diện nên bao gồm các quy trình đánh giá chất lượng giảng dạy, ví dụ như quan sát hoạt động giảng dạy từ đồng nghiệp từ hay cấp quản lý.

Đầu vào từ người sử dụng lao động cũng có ý nghĩa rất quan trọng với các chương trình đào tạo có liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp. Ở một số trường đại học, các chương trình mang tính nghề nghiệp cao thường có các ủy ban thường trực, trong đó bao gồm đại diện từ các nhà tuyển dụng. Trong khi đó, ở những trường hợp khác, nhà sử dụng lao động có thể được tham vấn thường xuyên, đặc biệt khi tiến hành đánh giá định kỳ những chương trình đào tạo .

Đánh giá định kỳ chương trình đào tạo

Trong một số hệ thống, cơ quan bên ngoài cũng sẽ thực hiện định kỳ (thông thường năm năm hoặc sáu năm một lần) đánh giá các chương trình đào tạo. Nhưng nếu như việc này không được các cơ quan trên thực hiện, các trường đại học nên tự tiến hành đánh giá (Các trường cũng có thể muốn làm đánh giá ngay cả khi có sự đánh giá từ một tổ chức bên ngoài nhằm mục đích chuẩn bị cho việc đánh giá). Quá trình này nên kết hợp các nội dung của sự phê duyệt ban đầu cho chương trình đào tạo, tức là nên xem xét phải chăng vẫn còn thích hợp để nhà trường cung cấp chương trình đào tạo và liệu nhà trường có đủ các nguồn lực cần thiết để triển khai chương trình đào tạo, với những bài học rút ra từ kinh nghiệm triển khai một chương trình đào tạo. Việc đánh giá từ đó sẽ dựa nhiều trên các kết quả của quá trình giám sát hàng năm.

Các khía cạnh không trực tiếp liên quan đến chương trình đào tạo

Có rất nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến tất cả hoặc nhiều chương trình đào tạo. Ảnh hưởng của chúng đến các chương trình sẽ được xem xét như là một phần của việc đánh giá chương trình hàng năm, nhưng chúng cũng nên được xem xét về tổng thể trong cơ sở đào tạo. Trong một số trường hợp, việc này là phù hợp để đánh giá hàng năm và đánh giá tổng thể một cách cơ bản trong một khoảng thời gian, ví dụ như 3-5 năm.

Tự đánh giá của cơ sở đào tạo

Mặc dù có thể có một vài tranh luận liên quan đến giới hạn của IQA, ở đây nên đề cập tới việc tự đánh giá của cơ sở đào tạo, ngay cả trong trường hợp không thực hiện kiểm định chất lượng, ít nhất một lần trong năm hoặc sáu năm.

Cũng giống như các chương trình đào tạo được theo dõi hàng năm, cơ sở giáo dục nên thường xuyên xem xét sự phù hợp về sứ mạng và tầm nhìn của mình, đặc biệt là nếu có sự thay đổi đáng kể từ môi trường bên ngoài, nhưng cũng cần tiến hành đánh giá cơ bản và khoảng năm năm một lần hoặc lâu hơn.

Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học và kế hoạch kiểm định chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn nói trên tất yếu phải đi kèm một hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý để đưa bộ tiêu chuẩn này trở thành hiện thực.

Hiện nay, một hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo đại học tương đối hoàn chỉnh đang được hình thành tại Việt Nam, với cơ quan quản lý nhà nước đối với các hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo cấp quốc gia là Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các bộ phận đảm bảo chất lượng bên trong đã và đang được thiết lập tại các trường.

Việc thành lập cơ quan đảm bảo chất lượng đào tạo cấp quốc gia có thể nói là một sự thay đổi mang tính cách mạng trong cơ cấu tổ chức và quản lý của ngành giáo dục Việt Nam. Sự ra đời của cơ quan này là kết quả của một quá trình tách dần công tác đánh giá chất lượng ra khỏi công tác quản lý đào tạo.

Đầu tiên, bộ phận phụ trách công tác kiểm định chất lượng chỉ là một phòng nằm trong Vụ Đại học (nay là Vụ Đại học và Sau đại học), được thành lập vào tháng 1/2002. Sau đó, vào tháng 7/2003, bộ phận này được tách ra để trở thành Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Nghị định số 85/2003/NĐ-CP, với chức năng quản lý nhà nước về mặt chuyên môn đối với các hoạt động đảm bảo chất lượng của toàn hệ thống giáo dục Việt Nam (Nguồn: Cục Khảo thí và KĐCLGD, Tài liệu tập huấn 2006).

Hiện nay, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục là cơ quan tham mưu ở cấp cao nhất được quyền tham gia quá trình ra quyết định trong những vấn đề ở tầm chính sách như xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng và quy định cơ chế vận hành đối với quá trình đảm bảo chất lượng của hệ thống giáo dục quốc gia.

Về phía các trường đại học, hai ĐHQG với quyền tự chủ được trao tương đối cao hơn các trường đại học khác để phấn đấu theo mô hình quản lý hiện đại là hai đơn vị đi đầu trong hệ thống giáo dục cả nước trong việc thành lập cơ quan đảm bảo chất lượng cho riêng mình ngay sau khi thành lập. Một số trường đại học khác, chủ yếu là các đại học vùng với mô hình tổ chức tương tự như các đại học quốc gia (tức bao gồm 2 cấp: cấp quản lý chính sách vĩ mô và cấp

trường), được vốn vay của Dự án Giáo dục đại học của Ngân hàng Thế giới, cũng đã thành lập bộ phận đảm bảo chất lượng của mình vào những năm đầu của thế kỷ này. Tuy nhiên, ngoài hai trung tâm đảm bảo chất lượng của hai đại học quốc gia đã hoạt động thường xuyên ngay từ khi mới thành lập, với nguồn nhân lực đã ít nhiều qua đào tạo, hầu hết các bộ phận đảm bảo chất lượng khác đều chỉ thực sự hoạt động vào đầu năm 2005, cùng lúc với sự khởi động của kế hoạch kiểm định thí điểm 20 trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Điều đáng ghi nhận là hiện nay việc có bộ phận đảm bảo chất lượng trong cơ cấu tổ chức của một trường đại học đã là một yêu cầu bắt buộc được nêu trong Bộ Tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào cuối năm 2007 (Bộ Tiêu chuẩn đầu tiên năm 2004 không có yêu cầu này). Với quy định này, cho đến nay hệ thống ĐBCL đào tạo đại học tại Việt Nam đã tương đối hoàn chỉnh (ít ra là trên nguyên tắc nếu chưa phải là trên thực tế), với bộ phận ĐBCL bên trong ở tất cả các trường, và cơ quan ĐBCL bên ngoài là Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chất lượng giáo dục trường cao đẳng là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học trình độ cao đẳng của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng là mức độ yêu cầu và điều kiện mà trường cao đẳng phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục

Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là cách tiếp cận nhằm nhanh chóng định hình và khẳng định vị trí của công tác này trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó đã giúp các nhà giáo, nhà quản lý và các đối tượng có liên quan nhanh chóng hiểu một cách thống nhất các khái niệm, nội dung, quy trình, công cụ đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục.

Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn là những công cụ để triển khai công tác kiểm định chất lượng đã được ban hành, trong đó:

Nhà nước ban hành 2 văn bản quan trọng:

Luật Giáo dục 2005 (Điều 17, 58, 99)

Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục (Chương II, Điều 38-40);

Bộ GD&ĐT ban hành 2 văn bản quy phạm pháp luật trong các năm 2004- 2006:

Quyết định 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/12/2004 ban hành quy định tạm thời về kiểm định chất lượng các trường đại học.

Quyết định 27/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/06/2006 ban hành quy định tạm thời các trường đại học về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/12/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong các năm 2007-2008, Bộ GD&ĐT ban hành 6 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó:

Quyết định 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường cao đẳng.

Quyết định 72/2007/QĐ-BGDĐT ngày 30/11/2007 ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình Giáo dục Tiểu học trình độ cao đẳng.

Quyết định 76/2007/QĐ-BGDĐT ngày 12/12/2007 ban hành quy định về Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

Quyết định 03/2008/QĐ-BGDĐT ngày 04/02/2008 ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học.

Quyết định 29/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2008 ban hành quy định chu kỳ và kiểm định chất lượng chương trình giáo dục của các trường đại hoc, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

Chỉ thị của Bộ trưởng số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 5/8/2008 về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục ban hành các văn bản hướng dẫn:

Hướng dẫn tự đánh giá cho các trường ĐH, CĐ, THCN.

Hướng dẫn tìm minh chứng cho bộ tiêu chí đánh giá chất lượng trường cao đẳng

Các văn bản trên là những công cụ pháp lý quan trọng để triển khai kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam.

Đặc biệt, ngày 01 tháng 11 năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 66/2007/QĐ-BGD-ĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường cao đẳng với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường cao đẳng đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; để người học có cơ sở lựa chọn trường và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.

Một phần của tài liệu Dam bao chat luong dao tao tai CDSP nam dinh (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w