Khảo nghiệm tính cấp thiết và tín khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Dam bao chat luong dao tao tai CDSP nam dinh (Trang 103 - 107)

3.3.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

3.3.1.1. Mục đích

Xác định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất làm cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp để thử nghiệm.

3.3.1.2.Đối tượng

Đối tượng tham gia trưng cầu ý kiến đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp thuộc các nhóm đối tượng liên quan đến hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định.

- Lãnh đạo, giảng viên và chuyên viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định: 45 người (17 cán bộ quản lý, 28 giảng viên)

- Sinh viên đang học tập tại trường: 120 người 3.3.1.3. Nội dung khảo nghiệm

Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với các đối tượng để xác định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp.

Các biện pháp được coi là cấp thiết là những biện pháp cho phép giải quyết được các vấn đề đặt ra đối với việc quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định.

Các biện pháp có tính khả thi là các biện pháp thỏa mãn được các yếu tố chi phối, ràng buộc biện pháp đó. Các yếu tố này bao gồm:

- Yếu tố pháp luật.

- Quyền hạn, quyền lực.

- Văn hóa - Đạo đức.

- Thời gian.

- Con người.

- Tài chính.

- Các nguồn lực vật chất khác.

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm

Tiến hành khảo sát 165 người thông qua phiếu khảo sát với 3 biện phát được đề xuất là:

Biện pháp 1: Giáo dục, tuyên truyền về đảm bảo chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Biện pháp 2: Thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng đào tạo cấp trường.

Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng sư phạm Nam Định

Sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê trong khoa học xã hội SPSS (Statistical Package for Social Sciences), tác giả xử lý số liệu dựa theo tiêu chí và chỉ số thực hiện, tính theo tỷ lệ % theo 4 mức: rất đồng ý (4 điểm), đồng ý (3 điểm), không đồng ý (2 điểm), rất không đồng ý (1 điểm).

Thông qua việc xử lý 165 phiếu khảo sát, kết quả thu được qua phân tích như sau:

Biện pháp

Khảo sát tính cấp thiết Rất đồng ý Đồng

ý Không đồng ý Rất không đồng ý Tổng phiếu

1 102 63 0 0 165

2 57 91 17 0 165

3 29 95 41 0 165

Biện pháp

Khảo sát tính khả thi Rất đồng ý Đồng

ý Không đồng ý Rất không đồng ý Tổng phiếu

1 60 78 27 0 165

2 97 51 17 0 165

3 44 86 35 0 165

Bảng 3.1 Bảng thống kê kết quả khảo sát

Biện pháp

Đánh giá mức độ cần thiết

Tổng điểm

Xếp Rất đồng ý Đồng ý Không thứ

đồng ý

Rất không đồng ý

Điểm % Điểm % Điểm % Điểm %

1 408 68 189 32 0 0 0 597 1

2 228 43 273 51 34 6 0 535 2

3 116 24 285 59 82 17 0 483 3

Bảng 3.2 Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp

Biện pháp

Đánh giá mức độ khả thi

Tổng điểm

Xếp

Rất đồng ý Đồng ý Không thứ

đồng ý

Rất không đồng ý

Điểm % Điểm % Điểm % Điểm %

1 240 45 234 44 54 11 0 528 2

2 388 67 153 27 34 6 0 575 1

3 176 35 258 51 70 14 0 504 3

Bảng 3.3 Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp 3.3.3. Nhận xét

Qua kết quả khảo nghiệm ta thấy các biện pháp nghiên cứu đề xuất đều cần thiết và có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, nếu xếp theo thứ tự tổng điểm từ cao xuống thấp, ta có thể rút ra các nhận xét sau:

Về mức độ cấp thiết: Biện pháp 1 “Giáo dục, tuyên truyền về đảm bảo chất lượng đào tạo trong nhà trường” là cấp thiết nhất (597 điểm; 100% số phiếu đồng ý).

Về tính khả thi: Biện pháp 2 “Thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng đào tạo cấp trường” là khả thi nhất (575 điểm; 94% số phiếu đồng ý).

Xét về tương quan giữa cả tính cần thiết và tính khả thi, thì Biện pháp 1

“Giáo dục, tuyên truyền về đảm bảo chất lượng đào tạo trong nhà trường” là biện pháp vừa cấp thiết, vừa khả thi nhất.

Tuy vậy, các biện pháp đã nêu đều tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, có tác động chi phối, hỗ trợ lẫn nhau trong hệ thống trọn vẹn. Vì vậy, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp thì mới có thể thực hiện tốt công tác quản

lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng sư phạm Nam Định.

Để các biện pháp quản lý được đề xuất trên phát huy được hiệu quả cao trong quá trình thực hiện cần có sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường Cao đẳng sư phạm Nam Định cũng như cần có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, bộ, ngành và toàn xã hội đối với hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo.

Kết luận chương 3

1. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tác giả đề ra 3 biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng sư phạm Nam Định:

Biện pháp 1: Giáo dục, tuyên truyền về đảm bảo chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Biện pháp 2: Thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng đào tạo cấp trường.

Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng sư phạm Nam Định

2. Kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến rộng rãi của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng sư phạm Nam Định có tính cấp thiết và khả thi, có thể đem vận dụng vào tình hình thực tế của nhà trường.

Một phần của tài liệu Dam bao chat luong dao tao tai CDSP nam dinh (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w