Giáo dục, tuyên truyền về đảm bảo chất lượng trong nhà trường

Một phần của tài liệu Dam bao chat luong dao tao tai CDSP nam dinh (Trang 94 - 97)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Sư phạm

3.2.1. Giáo dục, tuyên truyền về đảm bảo chất lượng trong nhà trường

Để đảm bảo toàn bộ CBGV,NV, HSSV có những suy nghĩ, quan điểm, định hướng đúng đắn đến chất lượng dạy và học nhằm đạt đến các mức chất lượng tốt hơn theo thời gian. Đồng thời, giúp cho họ hiểu được mối quan hệ giữa văn hóa chất lượng (là mục tiêu) và đảm bảo chất lượng (là nền tảng) để duy trì sự phát triển bền vững của văn hóa chất lượng trong nhà trường, từ đó hình thành ý thức, thói quen học tập và làm việc theo chuẩn.

Để đảm bảo chất lượng đào tạo đòi hỏi mỗi lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, nhân viên trong nhà trường phải suy nghĩ thường xuyên về việc làm thế nào để việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và các mặt công tác khác ngày càng tốt hơn. Nói đến đảm bảo chất lượng đào tạo là nói đến đánh giá và cải tiến. Cải tiến thường xuyên liên tục theo từng bước giúp cho mỗi người và mỗi tổ chức hình thành được tư tưởng, suy nghĩ về việc cải tiến liên tục nhằm đạt được chất lượng tốt hơn. Đánh giá và cải tiến, cải tiến rồi đánh giá lại cải tiến tạo thành một vòng tròn chất lượng. Từ việc hoạch định mục đích, mục tiêu và các bước thực hiện công việc từ nhỏ đến lớn, thực hiện theo những gì đã hoạch định đó, kiểm tra-đánh giá trong và sau quá trình thực hiện, hành động để thay đổi, rút kinh nghiệm đối với quá trình thực hiện. Cứ như vậy, vòng tròn này cứ lặp đi lặp lại đối với tất cả các hoạt động của nhà trường.

3.2.1.2. Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường

Văn hóa chất lượng là một khái niệm khá mới mẻ được đưa vào GDĐH đầu thế kỷ 20. Theo các giai đoạn phát triển của GDĐH trên thế giới, có nhiều định nghĩa khác nhau về VHCL, phụ thuộc vào cách tiếp cận để phân tích khái niệm này. Tuy nhiên, tất cả các học giả trên thế giới đều thừa nhận văn hóa chất lượng là một bộ phận cấu thành của ĐBCL. Sự phát triển của bộ phận này như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ phát triển của hoạt động ĐBCL trong trường đại học, cao đẳng và đặc biệt là sự đầu tư quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo trong các trường đại học, cao đẳng.

Trên cơ sở tiếp cận khái niệm VHCL gắn liền với công tác ĐBCL trong nhà trường, chúng ta có thể xem xét khái niệm:

“Văn hóa chất lượng là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực và thói quen làm việc có chất lượng đã được định hình của mọi thành viên trong đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ được giao tốt nhất” [22].

VHCL được xác định bởi hai thành tố: Thành tố văn hóa/tâm lý (gồm các giá trị, niềm tin, những kỳ vọng cũng như cam kết chung hướng tới chất lượng) và Thành tố quản lý (gồm các quy trình nâng cao chất lượng và điều phối các nỗ lực cá nhân hướng tới chất lượng).

Hai thành tố trên không hoàn toàn độc lập mà phải được gắn kết với nhau thông qua quá trình trao đổi, thảo luận, tham gia của tất cả các thành viên ở mọi cấp độ. VHCL là cơ sở của sự quản lý chất lượng bền vững: chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm. Các yếu tố tạo ra VHCL và sự liên quan qua lại giữa các yếu tố, được Hiệp hội các trường ĐH châu Âu mô hình hóa như sau:

* Mối quan hệ giữa VHCL và ĐBCL: VHCL được củng cố và phát triển trên nền tảng sứ mạng và các giá trị cốt lõi của trường đại học, cao đẳng. Không thể có VHCL trong trường đại học, cao đẳng mà không thực hiện hoạt động ÐBCL.

ĐBCL chính là phương tiện để duy trì sự phát triển bền vững của VHCL. Khi VHCL đã phát triển sẽ góp phần duy trì, củng cố hoạt động ÐBCL & KÐCL. Do vậy có thể khẳng định rằng trong mỗi một nhà trường VHCL là mục tiêu. ĐBCL là nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu đó.

Văn hóa chất lượng

Quản lý chất lượng Yếu tố kỹ thuật

Thúc đẩy

Cam kết chất lượng Yếu tố văn hóa

Công cụ và cơ chế đo lường, đánh giá, đảm bảo

và nâng cao chất lượng

* Cấp độ cá nhân: cam kết của từng cá nhân để phấn đấu cho chất lượng

* Cấp độ tập thể: thái độ của mỗi cá nhân tạo nên VH chất lượng.

Từ trên xuống Từ dưới lên

Đối thoại Tham gia Lòng tin

Hình 3.1. Các yếu tố tạo lập Văn hóa chất lượng (European University Association, 2006)

Văn hóa chất lượng

Văn hóa chất lượng

Đảm bảo chất lượng Đảm bảo chất lượng Kiểm định

chất lượng Kiểm định chất lượng

Hình 3.2. Mối quan hệ giữa VHCL với ĐBCL

Để xây dựng VHCL, đòi hỏi mỗi người trên cương vị chuyên môn của mình cần có hiểu biết nhất định về VHCL từ đó có kế hoạch tự điều chỉnh cách thức hoạt động của bản thân và tổ chức mình đảm nhiệm nhằm đảm bảo mục tiêu về ĐBCL đề ra trong từng giai đoạn cụ thể. Khi có được VHCL, cơ sở đào tạo sẽ đạt được những mục tiêu chất lượng mong muốn trên cơ sở phát huy nội lực của mình.

Một phần của tài liệu Dam bao chat luong dao tao tai CDSP nam dinh (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w