Công tác đảm bảo chất lượng bên trong

Một phần của tài liệu Dam bao chat luong dao tao tai CDSP nam dinh (Trang 71 - 84)

2.2. Thực trạng về hoạt động đảm bảo chất lượng của trường CĐSP Nam Định

2.2.2. Công tác đảm bảo chất lượng bên trong

Cùng với việc thành lập Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng theo Quyết định số 323 của Hiệu trưởng ngày 05/07/2014 và ban hành Quy chế, chức năng nhiệm vụ của Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng thì nhà trường đã ban

hành các kế hoạch đảm bảo chất lượng hàng năm. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, các đơn vị đã xây dựng, triển khai kế hoạch cụ thể theo từng lĩnh vực công tác;

Ban hành Mục tiêu chất lượng của trường, của các đơn vị và Kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng theo từng năm học;

Kiện toàn Hội đồng tự đánh giá chất lượng, Ban Thư ký giúp việc Hội đồng; thành lập các Ban chỉ đạo, các tổ công tác để thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng trên từng lĩnh vực công tác, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trường;

Ban hành các quy định về lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên; quy định về xây dựng, bảo mật ngân hàng đề thi;…

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng và chất lượng trong hoạt động đào tạo hàng năm của trường.

STT Phân loại Nam Nữ Tổng số

I Cán bộ cơ hữu1 Trong đó:

I.1 Cán bộ trong biên chế 71 87 158

I.2 Cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên) và hợp đồng không xác định thời hạn

6 5 11

II Các cán bộ khác

Hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm, bao gồm cả giảng viên thỉnh giảng2)

0 0 0

Tổng số 77 92 169

Bảng 2.2: Thống kê số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên của nhà trường

Giảng viên cơ hữu

Số TT

Trình độ, học vị, chức danh

Số lượng giảng viên

Giảng viên thỉnh giảng trong nước

Giảng viên quốc tế Giảng

viên trong biên chế trực tiếp giảng dạy

GV hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng

dạy

GV kiêm nhiệm là

cán bộ quản lý

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

1 Giáo sư, Viện sĩ 0 0 0 0 0 0

2 Phó Giáo sư 0 0 0 0 0 0

3 Tiến sĩ KH 0 0 0 0 0 0

4 Tiến sĩ 2 0 0 2 0 0

5 Thạc sĩ 62 40 0 22 0 0

6 Đại học 67 53 1 13 0 0

7 Cao đẳng 0 0 0 0 0 0

8 Trình độ khác 0 0 0 0 0 0

Tổng số 131 93 1 37 0 0

Bảng 2.3: Thống kê, phân loại giảng viên của nhà trường Giám sát thường niên đối với chương trình đào tạo

Ban hành các quyết định thành lập ban chỉ đạo lấy ý kiến phản hồi của người học về đánh giá chương trình và đánh giá giáo viên; Quy định về làm quỹ đề thi và sử dụng quỹ đề thi đối với hệ cao đẳng chính quy… như những hành động cần thiết nhằm nâng cao chất lượng, khắc phục các thiếu sót có thể xảy ra và theo dõi tiến độ đưa ra những quyết định hoạch địch đó đã được thực hiện trước đó.

Số lượng sinh viên tốt nghiệp và tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm đều được thống kê rõ ràng, đầy đủ:

Nội dung

Năm tốt nghiệp

2009 2010 2011 2012

1. Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng Trong đó:

628 909 589 943

Hệ chính quy 298 364 263 354

Hệ không chính quy 330 545 326 589

2. Học sinh tốt nghiệp TCCN Trong đó:

53 73 253

Hệ chính quy 73 253

Hệ không chính quy 53

Bảng 2.4: Thống kê số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm

Nội dung

Năm tốt nghiệp

2009 2010 2011 2012

1. Số lượng sinh viên tốt nghiệp (người) 628 909 589 943 2. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp so với số tuyển

vào (%)

83% 87% 90% 91%

Bảng 2.5: Thống kê tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp hàng năm

- Định tính. Quan điểm của các bên liên quan về tiến độ thực hiện của chương trình đào tạo bao gồm quan điểm của đội ngũ cán bộ, nhân viên và sinh viên

Xây dựng một biểu mẫu tiêu chuẩn cho từng chương trình đào tạo trên cơ sở hàng năm. Phân công các đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng biểu mẫu tiêu chuẩn này. Việc lưu trữ và ghi lại về quá trình thực hiện kể trên được thực hiện cẩn thận, bài bản. Nói cách khác những người chịu trách nhiệm cho hoạt động này có thể đưa ra đánh giá đầy đủ thông tin về tiến độ của chương trình đào tạo.

Điều tra đầu vào sinh viên thông qua phiếu hỏi, phiếu đánh giá. Đây là nội dung đặc biệt quan trọng trong quá trình giám sát định kỳ hàng năm. Ngoài điều tra thông qua bảng hỏi, nhà trường còn triển khai thu thập ý kiến của sinh viên, thông qua các cán bộ đoàn, lớp, hội sinh viên, hay bằng cách tạo cơ hội cho sinh viên trao đổi với đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý chương trình học.

Trong quá trình thực hiện nội dung trên, nhà trường đặc biệt quan tâm tới việc thiết kế bảng hỏi cho sinh viên, bao gồm việc quyết định tần suất sinh viên được yêu cầu trả lời bảng hỏi và cách thức phản hồi lại cho sinh viên tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên trả lời nghiêm túc, có chất lượng những nội dung trong bảng hỏi.

Kết quả thu được từ bảng hỏi khảo sát sinh viên là một phần quan trọng trong quá trình đánh giá chất lượng giảng dạy của các từng giảng viên. Nhưng đây không phải là đầu vào duy nhất và một hệ thống IQA toàn diện nên bao gồm các quy trình đánh giá chất lượng giảng dạy, ví dụ như quan sát hoạt động giảng dạy từ đồng nghiệp từ hay cấp quản lý.

Đầu vào từ người sử dụng lao động cũng có ý nghĩa rất quan trọng với các chương trình đào tạo có liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp. Các chương trình mang tính nghề nghiệp cao trong nhà trường đề có các ủy ban thường trực, trong đó bao gồm đại diện từ các nhà tuyển dụng.

Đánh giá định kỳ chương trình đào tạo

Nhà trường triển khai công tác tự đánh giá chương trình đào tạo theo định kỳ 5 năm 1 lần. Quá trình này được kết hợp các nội dung của sự phê duyệt ban đầu cho chương trình đào tạo, từ đó xem xét phải chăng vẫn còn thích hợp để nhà trường cung cấp chương trình đào tạo và liệu nhà trường có đủ các nguồn lực cần thiết để triển khai chương trình đào tạo, với những bài học rút ra từ kinh nghiệm triển khai một chương trình đào tạo. Việc đánh giá này dựa nhiều trên các kết quả của quá trình giám sát hàng năm.

Tự đánh giá của cơ sở đào tạo

Tự đánh giá là một khâu quan trọng trong tổng thể các hoạt động kiểm định chất lượng trường cao đẳng. Với mục đích nhìn nhận lại công việc mà nhà trường đã làm được trong những năm qua để đưa ra những phương án thực hiện tốt hơn công việc trong thời gian tiếp theo, căn cứ vào các tiêu chuẩn kiểm định

chất lượng của Bộ giáo dục và Đào tạo, trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định đã thực hiện công tác Tự đánh giá và công bố kết quả tự đánh giá.

Là một trường địa phương trực thuộc sự quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, trường CĐSP Nam Định không chỉ hoàn thành trách nhiệm với ngành, với địa phương mà còn luôn vươn tầm xa hơn trong mối quan hệ hợp tác với các ban, ngành trong tỉnh, với các trường đại học và cao đẳng toàn quốc để học hỏi, để mở rộng tầm nhìn, để nhìn bạn và nhìn mình rõ hơn. Nhà trường bước đầu cũng đã có những mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trong việc bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho tương lai, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của địa phương, của xã hội.

Trong lộ trình phát triển của mình, cũng như mọi đơn vị khác, trường CĐSP Nam Định không thể ra khỏi quỹ đạo chung nên bên cạnh những bước đi vững vàng, bên cạnh sự mở mang, phát triển, nhà trường cũng không tránh khỏi những va vấp, những chao đảo ...do biến động của từng giai đoạn lịch sử, do thay đổi cơ chế, thay đổi nội dung và chương trình đào tạo, do mở thêm các mã ngành đào tạo... nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhà trường vẫn gắng vượt lên để tồn tại, đứng vững và phát triển. Kết quả đào tạo của trường đã đáp ứng kịp thời các nhu cầu của xã hội. Nhà trường xứng đáng là một trong những cánh chim đầu đàn của các trường cao đẳng, xứng đáng với niềm tin cậy đã được xã hội gửi gắm, xứng đáng với các tấm Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba đã được Chính phủ trao tặng từ năm 2003.

Năm 2013, Trường Cao đẳng sư phạm Nam Định đã hoàn thành Báo cáo tự đánh giá dựa trên bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường cao đẳng ban hành theo Quy định số 66/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiêu

chuẩn Tiêu chí Tự đánh

giá Tiêu

chuẩn 1.

Sứ mạng

Tiêu chí 1.1. Sứ mạng của trường cao đẳng được xác định, được công bố công khai, có nội dung rõ ràng;

phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, với các nguồn lực

Đạt

và mục tiêu của trường cao

đẳng

và định hướng phát triển của nhà trường; phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương và của ngành.

Tiêu chí 1.2. Mục tiêu của trường cao đẳng phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng quy định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã được tuyên bố của nhà trường; được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện.

Đạt

Tiêu chuẩn 2:

Tổ chức và quản lý

Tiêu chí 2.1: Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng và được cụ thể hoá trong Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Đạt

Tiêu chí 2.2: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đáp ứng các tiêu chuẩn và thực hiện đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm theo quy định.

Đạt

Tiêu chí 2.3: Hội đồng khoa học và đào tạo của trường có đủ thành phần và thực hiện được chức năng theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng.

Đạt

Tiêu chí 2.4: Các phòng chức năng, các khoa, các bộ môn trực thuộc trường, các bộ môn trực thuộc khoa được tổ chức phù hợp với yêu cầu của trường, có cơ cấu và nhiệm vụ theo quy định.

Đạt

Tiêu chí 2.5: Các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các cơ sở thực hành, nghiên cứu khoa học của trường được thành lập và hoạt động theo quy định

Không đánh giá Tiêu chí 2.6: Có tổ chức đảm bảo chất lượng đào tạo

đại học, bao gồm trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai các

Chưa đạt

hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.

Tiêu chí 2.7: Tổ chức Đảng trong trường cao đẳng phát huy được vai trò lãnh đạo và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Đạt

Tiêu chí 2.8: Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường cao đẳng góp phần thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Đạt

Tiêu chí 2.9: Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đạt Tiêu

chuẩn 3:

Chương trình đào

tạo

Tiêu chí 3.1: Chương trình đào tạo của trường cao đẳng được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương trình đào tạo được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định

Đạt

Tiêu chí 3.2. Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ cao đẳng và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Đạt

Tiêu chí 3.3: Các học phần, môn học trong Chương trình đào tạo có đủ đề cương chi tiết, tập bài giảng hoặc giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêu của học phần, môn học.

Đạt

Tiêu chí 3.4. Chương trình đào tạo được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương

Đạt

trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành

Tiêu chí 3.5: Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và Chương trình đào tạo khác

Chưa đạt

Tiêu chí 3.6: Chương trình đào tạo được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá

Đạt

Tiêu chuẩn 4:

Hoạt động đào tạo

Tiêu chí 4.1: Công tác tuyển sinh được đảm bảo thực hiện công bằng, khách quan theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đạt

Tiêu chí 4.2. Công khai số liệu thống kê hằng năm về người tốt nghiệp và có việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo

Đạt

Tiêu chí 4.3: Tổ chức đào tạo theo mục tiêu, nội dung Chương trình đào tạo của trường đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội

Đạt

Tiêu chí 4.4: Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học

Đạt

Tiêu chí 4.5: Đổi mới phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học; đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với hình thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù môn học, đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa các

Đạt

hình thức đào tạo.

Tiêu chí 4.6: Đảm bảo an toàn, chính xác trong lưu trữ

kết quả học tập của người học Đạt

Tiêu chí 4.7: Kết quả học tập của người học được thông báo kịp thời. Văn bằng tốt nghiệp và chứng chỉ học tập được cấp theo quy định và được công bố trên trang thông tin điện tử của nhà trường.

Đạt

Tiêu chí 4.8. Có cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường, tình hình sinh viên tốt nghiệp, tình hình việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp.

Đạt

Tiêu chí 4.9: Có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Chưa đạt

Tiêu chuẩn 5:

Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên

và nhân viên

Tiêu chí 5.1: Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên thực hiện các nghĩa vụ và được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng.

Đạt

Tiêu chí 5.2: Có chủ trương, kế hoạch và biện pháp tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ và nhân viên, tạo điều kiện cho họ tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước và ở ngoài nước;

chú trọng đào tạo và phát triển các giảng viên trẻ.

Đạt

Tiêu chí 5.3: Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục và nghiên cứu khoa học; đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục nhằm giảm tỷ lệ trung bình sinh viên / giảng viên.

Đạt

Tiêu chí 5.4: Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ Đạt

chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định. Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Tiêu chí 5.5: Đội ngũ giảng viên được đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác chuyên môn và trẻ hoá của đội ngũ giảng viên theo quy định.

Đạt

Tiêu chí 5.6: Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn và được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

Chưa đạt

Tiêu chuẩn 6:

Người học

Tiêu chí 6.1. Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình đào tạo, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đạt

Tiêu chí 6.2. Người học được đảm bảo chế độ chính sách xã hội và được chăm sóc sức khoẻ định kì, được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao, được đảm bảo an toàn trong khuôn viên nhà trường.

Đạt

Tiêu chí 6.3. Người học được phổ biến, giáo dục về chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; được tạo điều kiện để tu dưỡng và rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tinh thần và thái độ hợp tác; được tạo điều kiện để tham gia công tác đảng, đoàn thể.

Đạt

Tiêu chí 6.4. Thực hiện đánh giá năng lực người tốt nghiệp theo mục tiêu đào tạo; có kết quả điều tra về

Đạt

Một phần của tài liệu Dam bao chat luong dao tao tai CDSP nam dinh (Trang 71 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w