Đặc điểm các tố chất thể lực của học sinh – sinh viên

Một phần của tài liệu Cải Tiến Chương Trình Giảng Dạy Môn Học Giáo Dục Thể Chất Ở Trường Đại Học Cửu Long (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.8. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi học sinh – sinh viên

1.8.2 Đặc điểm các tố chất thể lực của học sinh – sinh viên

Tố chất thể lực của con người là tổng hòa các chất, lượng của cơ thể, biểu hiện trong điều kiện cụ thể của đời sống, lao động và hoạt động thể dục

thể thao. Khả năng vận động là biểu hiện bên ngoài của tố chất thể lực. Các tố chất thể lực là năng lực hoạt đông cơ bản của cơ thể con người như sức mạnh, nhanh, sức bền và sự khéo léo… Sự phát triển các tố chất cơ thể thay đổi tuỳ theo lứa tuổi.

Sức mạnh:

Sức mạnh lớn hay bé phụ thuộc vào tiết diện sinh lý của cơ và cơ năng chi phối của thần kinh. Sức mạnh là khả năng một cơ hay một nhóm cơ phát lực lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất. Việc phát triển sức mạnh có thể thực hiện bằng việc cải thiện 2 yếu tố cấu thành là lực (sức mạnh) và tốc độ co cơ.

Sức nhanh:

Là tố chất thể lực cơ sở, qua trọng trong hầu hết các môn thể thao. Sự phát triển tốc độ trong môn nhằm đạt hiệu quả trong tập luyện, thi đấu, là kết quả của sự phát triển nhiều yếu tố khác bao gồm: sức mạnh, công suất, năng lực mềm dẻo và mức độ hoàn thiện của kỹ thuật. Để tăng sức nhanh điều không kém phần quan trọng là phải biết cách thả lỏng, khi thực hiện động tác không có sự căng thẳng thừa với sự nỗ lực tối đa.

Sức bền:

Đó là khả năng khắc phục sự mệt mỏi để duy trì hoạt động trong một thời gian dài. Có 2 loại sức bền, sức bền tĩnh và sức bền động. Sức bền tĩnh thể hiện ở một số động tác như duỗi tay, nắm cầm… Trong thời gian lâu, sức bền động như chạy cự ly trung bình, dài …

Năng lực mềm dẻo:

Khi nói đến biên độ hoạt động các khớp trong môn rất nhiều động tác kỹ thuật đòi hỏi vận động viên phải có năng lực mềm dẻo ở các khớp nhất định.Riêng đối với môn đòi hỏi độ dẻo của khớp hông, khớp vai, cổ ,tay, cổ chân, đầu gối. Trong đó khớp cổ chân, đầu gối, hông rất quan trọng.

+ Khớp hông càng tốt thì biên độ đá càng lớn.

+ Khớp gối và cổ chân tốt thì tăng lực của đòn đá càng mạnh Linh hoạt khéo léo:

Tố chất khéo léo còn gọi là khả năng phối hợp, đó là khả năng thực hiện đồng thời hoặc liên tục nhiều động tác khác nhau, thực hiện một cách nhanh chóng chính xác và tiết kiệm sức của cơ thể.

Sư linh hoạt và khéo léo của con người không phải sinh ra đã có, mà phải qua quá trình rèn luyện học tập mới có được. Nó có quan hệ mật thiết với hoạt động của khớp xương, sư đàn hồi của các dây chằng, với sức mạnh và tính linh hoạt của các cơ bắp dưới sự chi phối của hệ thần kinh.

Với môn thể thao mang tính kỹ thuật, nghệ thuật, đòi hỏi VĐV trước hết phải có một năng lực tiếp thu vận động đặc biệt tốt. Năng lực vận động thông qua các khả năng vận động, khả năng liên kết vận động, đặc biệt là khả năng thực hiện các kỹ thuật phối hợp trong tấn công và phòng thủ chiến thuật trong Taekwondo chính là khả năng phản ứng.

Vì vậy chỉ có tập luyện thể dục thể thao mới mang lại cho các em tố chất linh hoạt, khéo léo. Trong khi huấn luyện phát triển các tố chất: Mạnh, nhanh, bền, không thể bỏ qua huấn luyện phát triển linh hoạt khéo léo.

Tóm lại, trong quá trình giảng dạy và huấn luyện các môn thể thao nói chung và các trò chơi vận động nói riêng, chúng ta cần căn cứ vào đặc điểm phát triển tốt chất thể lực để đưa ra các bài tập phù hợp nhằm phát triển tố chất đó, đồng thời dùng các phương pháp huấn luyện khoa học, xúc tiến cho việc phát triển tố chất thể lực của học sinh.

Qua các phần trình bài về tổng quan các vấn đề nghiên cứu giúp cho chúng tôi có cơ sở để phân tích và đánh giá các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra.

Một phần của tài liệu Cải Tiến Chương Trình Giảng Dạy Môn Học Giáo Dục Thể Chất Ở Trường Đại Học Cửu Long (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w