CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.3. Đánh giá hiệu quả cải tiến chương trình giáo dục thể chất Trường Đại học Cửu Long – Vĩnh Long
3.3.3. Đánh giá thể lực trước và sau thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Trước thực nghiệm:
- Kết quả về trình độ thể lực của 2 nhóm trước thực nghiệm: Trước khi tiến hành chương trình thực nghiệm áp dụng các giải pháp giảng dạy môn GDTC đã khảo sát thực trạng thể lực của sinh viên nam, nữ năm nhất và năm hai của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.14 và 3.15
Qua bảng 3.14 và 3.15 cho thấy, các giá trị trung bình của các chỉ tiêu có sự khác biệt và với ttính < tbảng = 1.96 (trong đó sinh viên nam có ttính = 0.05 - 0.84 và sinh viên nữ có ttính = 0.05 - 0.25). Chứng tỏ trước thực nghiệm sự khác biệt giữa hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng p > 0.05
- Kết quả về trình độ thể lực của 2 nhóm trước thực nghiệm: chúng tôi tiến hành tính giá trị t tự đối chiếu của cả nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm. Kết quả được trình bày trong bảng 3.15 và 3.16.
Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra thể lực sinh viên nam Trường Đại học Cửu Long – Vĩnh Long ở 2 nhóm trước thực nghiệm
Nội dung
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
So sánh 2 nhóm (tbảng=1.66)
X SD X SD
n = 150 n = 150 t P
Lực bóp tay thuận (kg) 43.62 7.06 43.86 6.68 0.59 P>0.05 Nằm ngữa gập bụng (lần) 21.00 3.15 21.0 3.92 0.00 P>0.05 Bật xa tại chổ (cm) 220.8 17.5 219.4 18.82 0.84 P>0.05 Chạy 30m XPC (giây) 4.80 0.85 4.97 0.62 0.08 P>0.05 Chạy còn thoi 4x10m (giây) 10.75 1.14 10.68 0.80 0.05 P>0.05 Chạy 5 phút tùy sức (m) 944.3 70.6 948.5 95.36 0.12 P>0.05
Biểu đồ 3.4: Kết quả kiểm tra thể lực sinh viên nam Trường Đại học Cửu Long ở 2 nhóm trước thực nghiệm
Nhóm I : Nhóm thực nghiệm Nhóm II: Nhóm đối chứng
Bảng 3.16. Kết quả kiểm tra thể lực sinh viên nữ Trường Đại học Cửu Long – Vĩnh Long ở 2 nhóm trước thực nghiệm
Nội dung
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối
chứng So sánh 2 nhóm (tbảng=1.66)
X SD X SD
n = 150 n = 150 t p
Lực bóp tay thuận (kg) 28.72 4.66 31.06 3.28 0.05 P>0.05 Nằm ngữa gập bụng (lần) 14.04 3.15 13.87 3.72 0.24 P>0.05 Bật xa tại chổ (cm) 163.5 12.75 162.4 11.82 0.25 P>0.05 Chạy 30m XPC (giây) 6.16 0.75 6.17 0.62 0.21 P>0.05 Chạy còn thoi 4 x10m
(giây) 12.36 0.94 12.35 0.94 0.11 P>0.05 Chạy 5 phút tùy sức (m) 738.8 74.46 743.5 83.46 0.18 P>0.05
Biểu đồ 3.5 : Kết quả kiểm tra thể lực sinh viên nữ Trường Đại học Cửu Long – Vĩnh Long ở 2 nhóm trước thực nghiệm.
Sau thực nghiệm:
+ Sinh viên nam có độ tăng tiến w% = 0.62 - 4.65 và ttính = 0.62 - 5.54 + Sinh viên nữ có độ tăng tiến w% = 2.54 - 9.26 và ttính = 1.92 - 3.00 >
tbảng=1.96
Chứng tỏ sau thực nghiệm nhóm đối chứng có sự phát triển thể lực và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng p<0.05, riêng chỉ tiêu lực bóp tay thuận (kg) với ttính = 1.69 < tbảng = 1.96 và chạy 30m XPC với ttính = 1.52 < tbảng = l.96 của sinh viên nam, chạy 5 phút tùy sực (m) ttính = 1.68 < tbảng = 1.96 của sinh viên nam có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng p>0.05.
Tóm lại: Nhịp độ tăng trưởng các chỉ số thể lực của sinh viên nam và nữ của nhóm thực nghiệm cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng. Chứng tỏ các giải pháp đã lựa chọn để giảng dạy môn giáo dục thể chất đã có hiệu quả về sự phát triển thể lực của sinh viên nam, nữ Trường Đại Học Cửu Long.
Đối tượng
Test
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
So sánh 2 nhóm sau thực nghiệm Trước thực
nghiệm
Sau thực nghiệm
So sánh (tbảng=1.96)
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
So sánh (tbảng=1.96)
SD1 SD2 W% t SD1 SD2 W% t t P
Lực bóp tay thuận (kg) 28.72 4.66 32.60 4.15 8.98 4.05 31.06 3.28 32.09 2.69 4.00 2.47 1.69 P<0.05 Nằm ngữa gập bụng (lần) 14.04 3.15 15.27 1.56 8.34 4.27 13.87 3.72 14.49 2.19 4.25 3.00 2.04 P<0.05 Bật xa tại chổ (cm) 163.5 12.75 172.5 12.3 5.35 3.32 162.4 11.82 167.14 13.90 2.54 2.08 2.04 P<0.05 Chạy 30m XPC (giây) 6.16 0.75 5.22 0426 -16.32 3.49 6.17 0.62 5.80 0.36 -9.26 1.92 4.50 P<0.05 Chạy con thoi 4 x10m (giây) 12.36 0.94 11.22 0.85 -10.37 3.39 12.35 0.94 11.97 0.78 -3.32 2.73 3.94 P<0.05 Chạy 5 phút tùy sức (m) 738.8 74.46 805.4 59.19 8.48 2.83 743.5 83.46 777.84 74.79 4.62 2.68 2.05 P<0.05
Đối tượng
Test
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
So sánh 2 nhóm sau thực nghiệm Trước thực
nghiệm
Sau thực nghiệm
So sánh (tbảng=1.96)
Trước thực
nghiệm Sau thực nghiệm So sánh (tbảng=1.96)
SD1 SD2 W
% t SD1 SD2 W% t t P
Lực bóp tay thuận (kg) 43.62 7.06 45.60 3.05 4.37 3.55 43.86 6.68 44.67 7.71 1.90 1.19 1.64 P<0.05 Nằm ngữa gập bụng (lần) 21.00 3.15 22.39 2.22 7.61 5.72 21.0 3.92 22.23 3.02 4.65 3.00 1.54 P<0.05 Bật xa tại chổ (cm) 220.8 17.5 238.7 17.27 6.99 4.90 219.4 18.82 221.34 15.90 5.54 2.58 1.54 P<0.05 Chạy 30m XPC (giây) 4.80 0.85 4.54 0.26 -9.82 6.81 4.97 0.62 4.80 0.6 -1.86 1.52 2.50 P<0.05 Chạy con thoi 4 x10m (giây) 10.75 1.14 10.32 0.64 -3.89 2.05 10.68 0.80 10.47 0.18 -4.32 1.73 4.14 P<0.05 Chạy 5 phút tùy sức (m) 944.3 70.6 987.0 67.41 4.24 2.16 948.5 95.36 952.84 89.19 0.62 1.68 2.10 P<0.05
Về kết quả kiểm tra trình độ thể lực trước và sau thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng: kết quả thu nhập được và phân tích chúng tôi thấy đa phần chỉ số ở các test thể lực nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng khác biệt không đáng kể P >0.05 trước thực nghiệm nhưng sau thực nghiệm cũng giống như các tiêu chí đánh giá trên các chỉ số của các test này có sự biến đổi đáng kể được thực hiện qua ttính > tbảng=1.96, P<0.05, đồng thời các giá trị của nhịp tăng trưởng W% của nhóm thực nghiệm cũng tốt hơn nhóm đối chứng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành so sánh thể lực với tiêu chuẩn rèn luyện thể lực theo Quyết định 53/BGDĐT, chúng tôi cũng thu được kết quả cũng hết sức ấn tượng. Đó là tỷ lệ phần trăm mức tốt và đạt của từng chỉ tiêu của nhóm thực nghiệm chiếm tỷ lệ nhiều hơn nhóm đối chứng sau thực nghiệm với lẽ dĩ nhiên là trước thực nghiệm các tỷ lệ ở các mức đo này chúng tương đồng nhau. Đây là kết quả chúng tôi hằng mong đợi. Vì đạt kết quả này chứng tỏ việc cải tiến chương trình GDTC của chúng tôi đáng tin cậy, có tính thực thi trong điều kiện thực tiễn ở Trường Đại học Cửu Long – Vĩnh Long
Tóm lại, qua các đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất và xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC, chúng tôi tin tưởng rằng nếu giải pháp như trên được áp dụng nghiêm túc thì công tác GDTC ở Trường Đại học Cửu Long – Vĩnh Long sẽ hoàn chỉnh hơn, giúp Nhà trường hoàn thành được sứ mạng lịch sử của mình và góp phần giáo dục và nâng cao sức khỏe của sinh viên đáp ứng mọi yêu cầu về thể chất, sức khỏe trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực mà mỗi người giảng viên GDTC có trách nhiệm hoàn thành vai trò của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Qua khảo sát về thực trạng công tác GDTC của Trường Đại học Cửu Long – Vĩnh Long cho thấy một số vấn đề sau:
- Đội ngũ giảng viên giảng dạy giáo dục thể chất ở Trường còn thiếu, cần nâng cao trình độ của đội ngủ giảng viên là điều hết sực cần thiết để phục vụ tốt trong công tác giảng dạy GDTC. Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo nhà trường, cần nâng cao chất lượng đào tạo, cần củng cố công tác quản lý bộ môn, tổ chuyên môn, cải tiến phương pháp tổ chức giảng dạy nội khóa và tổ chức các hoạt động ngoại khóa đáp ứng nhu cầu tập luyện và rèn luyện thể thao của sinh viên ngày càng cao hơn.
- Về cơ sở vật chất: kết quả phỏng vấn thực trạng công tác GDTC cho thấy cần phài tăng cường cơ sở vật chất, sân bãi, kinh phí dành cho công tác giảng dạy và tập luyện thể thao, cần tăng cường tổ chức các giải thể thao nhiều hơn nữa, tổ chức và thành lập các câu lạc bộ thể thao để thu hút sinh viên có năng khiếu và yêu thích thể thao, mặc dù đã được Ban giám hiệu trường hết sức quan tâm đầu tư và nâng cấp, nhưng chưa đáp ứng được so với số lượng sinh viên nhà trường đông.
- Kết quả khảo sát về sự hứng thú, động cơ, nhu cầu tập luyện thể thao, trình độ thể lực và công tác GDTC ở Nhà trường đã thể hiện thực trạng chung của sinh viên ở Trường Đại học Cửu Long – Vĩnh Long còn nhiều điều bất cập cũng như những yếu tố cần có để phục vụ cho công tác giáo dục thể chất cho sinh viên còn nhiều hạn chế.
Trên cơ sở phân tích các điểm mạnh, điểm yếu về chương trình GDTC tại nhà trường để nắm bắt cơ hội và đề ra những mục tiêu cần đạt được trong công tác đào tào tạo, đồng thời đề tài tổng hợp các văn bản, quy định, quy chế
đào tạo theo học chế tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ đó xác định được mục tiêu chương trình và đã tiến hành xây dựng cải tiến đề cương chi tiết chương trình giảng dạy môn giáo dục thể chất tại Trường Đại học Cửu Long đảm bảo tính logic, tính khoa học phù hợp với điều kiện hiện hành của nhà trường, được ứng dụng từ năm học 2015 – 2016 nhằm đáp ứng mục tiêu cũng như chuẩn đầu ra môn học tại nhà trường.
2. Qua quá trình cải tiến chương trình giáo dục thể chất để nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại Trường Đại học Cửu Long – Vĩnh Long.
Đề tài đã cải tiến được chương trình bằng các đánh giá cụ thể như.dội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy. Qua việc ứng dụng chương trình cải tiến chương trình giảng dạy môn học giáo dục thể chất đã mang lại kết quả tốt hơn chương trình cũ của nhà Trường, điều đó chứng tỏ đề tài đã đánh giá được hiệu quả nội dung chương trình cải tiến giáo dục thể chất là có sự cải thiện rất tốt về thể lực của học sinh, thể hiện qua nhịp tăng trưởng (W%) của nhóm thực nghiệm và các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá đều có ý nghĩa thống kê.
Tổ chức thực nghiệm bước đầu đã mang đến kết quả thiết thực sau thực nghiệm thể hiện ở nhóm thực nghiệm trội hơn nhóm đối chứng.
+ Đã tăng cường được nhận thức về vị trí, vai trò của môn học được thể hiện qua các tiêu chí đánh giá về sự hứng thú, động cơ và thái độ học tập GDTC.
+ Kết quả học tập ở lý thuyết và kỹ năng thực hành của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhiều so với nhóm đối chứng.
+ Trình độ thể lực của nhóm thực nghiệm vượt trội hơn nhóm đối chứng sau thời gian thực nghiệm. Kết quả thể lực so với tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Bộ GD & ĐT ở cùng lứa tuổi, nhóm thực nghiệm chiếm đa phần tỷ lệ % ở mức tốt và đạt, chiếm ưu thế hơn nhóm đối chứng.
Kết quả thu được sau thực nghiệm đã chứng minh rằng việc ứng dụng
việc cải tiến chương trình đã đem lại hiệu quả thiết thực và đã góp phần nâng cao hiểu quả công tác giảng dạy GDTC tại Trường Đại học Cửu Long – Vĩnh Long
KIẾN NGHỊ
Từ những kết luận nêu trên của đề tài chúng tôi có một số kiến nghị sau:
1. Kết quả của đề tài được áp dụng vào quá trình giảng dạy để nâng cao nhận thức và trình độ thể lực của sinh viên Trường Đại học Cửu Long – Vĩnh Long. Cần cải tiến hệ thống quản lý công tác GDTC trong Trường và tiếp tục làm chuyển biến một bước nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên TDTT đặc biệt là sinh viên về nội dung, phương pháp GDTC, phương pháp rèn luyện thân thể.
2. Cần tổ chức nhiều giải thi đấu thể thao cấp khoa, trường và các trường trong cùng địa bàn để tuyên truyền về vai trò của thể thao để mọi người tham gia tập luyện bảo vệ sức khỏe và phát triển thề chất. Khuyến khích và xây dựng thành lập các CLB TDTT trong nhà trường
3. Nhà trường nhanh xây dựng, hoàn thiện sân bãi, các công trình phục vụ cho công tác GDTC tạo tiền đề phát triển trình độ thể chất của SV Trường Đại học Cửu Long – Vĩnh Long và nhanh chóng lập ngân sách cho cho TDTT và nâng dần tỷ lệ nhằm đảm bảo các hoạt động thể thao trong nhà trường.
BGH nhà trường cần quan tâm hơn nữa về công tác nhân sự trong Bộ môn GDQP-TC.Có kế hoạch cử giảng viên học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho giảng viên.
4. Trên cơ sở vận dụng và phát huy những ưu điểm của đề tài ứng dụng, đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hơn nữa chất lượng GDTC cho đối tương sinh viên Trường Đại học Cửu Long – Vĩnh Long
đánh giá trình độ thể lực của HSSV”.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), “Tuyển tập nghiên cứu khoa học Giáo dục thể chất và y tế học đường”, NXB TDTT.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008, Ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh sinh viên (Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT,18/09/2008).
5. Bùi Trọng Căn (1996), “Tình hình công tác Giáo dục thể chất các trường THPT Nghệ An”, NXB TDTT.
6. Chỉ thị 113/TTg của Thủ tướng chính phủ, ngày 21/4/1997, “Kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT ngành Giáo dục và Đào tạo thời kỳ 1996 – 2000 và định hướng đến năm 2010”.
7. Chỉ thị 17/CT – TW 23/2/2002, Ban bí thư Trung ương Đảng lần IX
8. Chỉ thị 36/CT – TW 24/3/1994, Ban bí thư Trung ương Đảng về công tác TDTT trong gia đoạn mới.
9. Chỉ thị 48/TTg, ngày 2/6/1969 của nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng.
10. D Harel (1996), “Học thuyết huấn luyện”, NXB TDTT.
11. Đào Hùng, Nguyễn Mậu Loan, “Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất”.
NXB TDTT Hà Nội.
12. Đào Hùng, Nguyễn Mậu Loan Đỗ Ngọc Quang (2010), “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục thể chất trường THPT tư thục Khai Trí thành phố Đà Nẵng”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học Giáo dục thể chất và Y tế học đường, NXB TDTT.
13. Đỗ Ngọc Quang (2010), “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC trường PTTH tư thục Khai Trí, thành phố Đà Nẵng”. Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất và y tế học đường, NXB TDTT
14. Đỗ Vĩnh – Tâm lý học TDTT – Tp Hồ Chí Minh, 2005.
15. Lâm Quang Thành – Nguyễn Thành Lâm (2005), Đo lường TDTT, lưu hành nội bộ trường ĐH TDTT Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lí luận và phương pháp huấn luyện thể thao. NXB Tp.HCM
17. Lê Thị Kim Thảo (1999), “Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục thể chất các trường trung học phổ thông ở thành phố Biên Hòa”.
Lâm, Nguyễn Mạnh Liên và cộng sự (1978 – 1985), “Công trình nghiên cứu về chương trình dạy thể dục”.
20. Lê Văn Lẫm,Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải (2000), “Thực trạng phát triển thể chất học sinh sinh viên trước thềm thế kỷ XXI”. NXB Hà Nội.
21. Lê Văn Long (2010), “Giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục thể chất cho sinh viên Học viện cảnh sát nhân dân”. Tuyển tập nghiên cứu khoa học Giáo dục thể chất và Y tế học đường. NXB TDTT.
22. Lê Vũ Hùng (1998), “Từ chỉ thị đến thực tiễn” Bộ Giáo dục và Đào tạo.
23. Luận văn cao học của các khóa trước.
24. Lương Kim Chung (1999): “Suy nghĩ về phát triển thể chất đối với nguồn lao động tương lai”, NXB TDTT.
25. Lưu Quang Hiệp, BS. Phạm Thị Uyên (1983), “Sinh lý học TDTT”, NXB TDTT.
26. Mai văn Muôn (1996), “GDTC trong nhà trường nhằm tạo nhân tố con người phát triển toàn diện, hội nghị tổng kết công tác GDTC trong nhà trường phổ thông các cấp 1992 – 1996, Hải Phòng 8/1996.
27. Nghị Quyết hội nghị lần thứ 2, BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam – khóa VIII.
28. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2, BCH Trung ương Đảng CSVN - khóa VIII.
29. Nguyễn Hồ Phong, “Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đội ngũ giáo viên thể dục với việc nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên trường đại học Nha Trang”, luận văn cao học.
30. Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1994), “Những giải pháp thực thi nhằm cải tiến nâng cao chất lượng GDTC trong các trường đại học”. Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT.
31. Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1994), “Những giải pháp thực thi nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất trong các trường học.
32. Nguyễn Minh Vương (2009), “Nghiên cứu thực trạng công tác GDTC tại các trường chuyên nghiệp trên địa bàn Quận 9”. Luân văn cao học.
TDTT”. NXB TDTT Tp.HCM.
35. Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn (1993), “Lí luận và phương pháp TDTT”, NXB TDTT Hà Nội.
36. Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Phúc (2011), “Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác GDTC cho hệ đại học trường đại học Hồng Đức – Thanh Hóa”. Tạp chí khoa học thể thao.
37. Nguyễn Văn Bình (2003), “Nghiên cứu thực trạng thể chất học sinh tuổi 15 – 17 trong các trường PTTH tỉnh Đồng Nai”. Luận văn cao học.
38. Nguyễn Văn Hồng (1998), “Nghiên cứu thực trạng thể chất sinh vien trường đại học Sư phạm Tp.HCM trong độ tuổi 18 – 21”. Luận văn cao học.
39. Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Phúc (2011), “Thực trạng và một giải pháp nhằm nâng cao công tác Giáo dục thể chất cho hệ đại học trường đại học Hồng Đức – Thanh Hòa”. Tạp chí khoa học thể thao.
40. Nikitink (1980), “Đại cương hình thái thể thao”. NXB TDTT Tp.HCM.
41. Quy chế GDTC và Y tế trường học.
42. Trần Văn Dần, Nguyễn Xuân Côn, Trần Quốc Kham (1973 – 1979), “Điều tra về công tác GDTC “. NXB TDTT.
43. Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Quốc Huy (2010), “Thực trạng công tác Giáo dục thể chất của sinh viên trường đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội”.
tuyển tập nghiên cứu khoa học Giáo dục thể chất và Y tế học đường, NXB TDTT.
44. Trần Văn Dần, Nguyễn Xuân Côn, Trần Quốc Kham (1973 – 1979). “Điều tra về công tác Giáo dục thể chất”. NXB TDTT.
45. Trịnh Hùng Thanh, PGS.TS Lê Nguyệt Nga, (1990), “Hình thái học tuyển chọn thể thao”. Lưu hành nội bộ trường đại học TDTT Tp.HCM.
46. Trịnh Hùng Thanh (1996), “Đặc điểm sinh lý các môn thể thao”. NXB TDTT Hà Nội.
47. Trình Quốc Trung, “Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC tại trường đại học Mở bán công Tp.HCM giai đoạn 2003 – 2005”. Luận văn thạc sĩ.