Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Cải Tiến Chương Trình Giảng Dạy Môn Học Giáo Dục Thể Chất Ở Trường Đại Học Cửu Long (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.9. Các công trình nghiên cứu có liên quan

Trong nhiều năm qua có nhiều công trình nghiên cức về công tác GDTC nhằm tìm các giải pháp cơ bản và đắc trưng của từng khu vực, từng nơi, từng đơn vị để nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh như:

Vũ Đức Thu, Phùng Thị Hòa, Vũ Thị Bích Huệ, Nguyễn Trọng Hải (2000): “Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác GDTC và phát triển TDTT trong nhà trường các cấp” cho thấy chất lượng giờ học thể dục còn thấp, ngoại khóa chưa được chú trọng, các trường vùng cao, vùng sâu còn nhiều khó khăn nên đá số các trường không thực hiện được giờ thể dục.

Nguyễn Văn Nam: “GDTC cho sinh viên Hà Tĩnh”, đã cho bài học kinh nghiệm qua 5 năm (1991 – 1996) thực hiện việc đổi mới cải tiến phương pháp giảng dạy GDTC cho sinh viên được nâng lên rõ rệt, năng lực vận động được tăng cường, các tố chất thể lực phát triển tốt.

TS. Lương Kim Chung (1999): “Suy nghĩ về phát triển thể chất đối với nguồn lao động tương lai” cho thấy phát triển thể chất của người Việt Nam là một yếu tố động và lệ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác như cuộc sống, môi trường, giáo dục, di truyền,… trẻ ở những vùng kinh tế phát triển do đời sống vật chất tinh thần cao hơn nên có lợi thế về hình thái hơn so với các em ở vùng núi, vùng xâu, vùng xa.

Vũ Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1994): “Những giải pháp thực thi nhằm cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các trường đại học” tuyển tập khoa học TDTT đã chỉ ra nhiều phương pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác GDTC trường học.

Bùi Trọng Căn: “Tình hình GDTC các trường THPT Nghệ An” đã chỉ ra việc thực hiện chương trình thể dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa đều,

phần lớn không tiến hành thực thi rèn luyện thể thao, cơ sở vật chất không đảm bảo được yêu cầu của việc dạy thể dục chính khóa.

GS Lê Văn Lẫm, Trịnh Trung Hiếu, Vũ Đức Thu, Phạm Khắc Học, Trần Đồng Lâm, Nguyễn Mạnh Liên và cộng sự (1978 – 1985), “Công trình nghiên cứu về chương trình giảng dạy thể dục”.

Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1994), “Nhưng giãi pháp thực thi nhằm cải tiến nâng cao chất lượng GDTC trong các trường đại học”. tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT đã chỉ ra nhiều giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác GDTC trường học.

Nguyễn Mộng Toàn (2005), “Thực trạng công tác GDTC ở trường đại học Hông Đức – Thanh Hóa”. Tạp chí khoa học thể thao, tác giả đã chỉ ra thực trạng công tác GDTC tại trường với tiêu chí đánh giá như kết quả học tập và tiêu chuẩn RLTT của HSSV.

Nguyễn Minh Vương (2009), “Nghiên cứu thực trạng công tác GDTC tại các trường chuyên nghiệp trên địa bàn Quận 9, tp. HCM”. Luận văn cao học. Tác giả đã chi ra thực trạng công tác GDTC của các trường chuyên nghiệp ở Quận 9, tp.HCM.

Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Quốc Huy (2010), “Thực trạng công tác GDTC cho sinh viên trường đại học Ngoại Ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội”.

Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC và y tế học đường, NXB TDTT. Tác giả chỉ ra thực trạng công tác GDTC của Nhà trường.

Đỗ Ngọc Quang (2010), “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC trường PTTH tư thục Khai Trí, thành phố Đà Nẵng”. Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC và y tế học đường, NXB TDTT.

Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Phúc (2011), “Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác GDTC cho hệ đại học trường đại học Hồng Đức – Thanh Hóa”. Tạp chí khoa học thể thao. Tác giải đã lựa chọn 8 giải

pháp như sau: Cải tiến phương pháp giảng dạy GDTC cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường; Cải tiến cơ cấu quản lý và công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV; Tổ chức tuyên truyền động viên, nhận thức về vai trò công tác tổ chức trong nhà trường, đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác GDTC; Tổ chức đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa cho HSSV có GD hướng dẫn và ứng dụng được kết quả thiết thực.

Nghiên cứu cải tiến nội dung giảng dạy giáo dục thể chất cho học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Tỉnh Đồng Nai” (2012) của tác giả Trần Vũ Phong;

Định hướng nghiên cứu cải tiến công tác GDTC trong hệ thống các trường dạy nghề năm 2000”, của tác giả Nguyễn Trọng Hải, 1997 đề tài đã xây tổng hợp được cơ sở lý luận thực tiễn nhằm xác định nội dung GDTC cho HS các trường dạy nghề Việt Nam.

Cải tiến chương trình giảng dạy TDTT cho sinh viên trường ĐH Văn hoá” (1998) của tác giả Phan Hoàng Nam. [14]

Những biện pháp thực thi nhằm cải tiến nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học” Chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng của tác giả Vũ Đức Thu – Nguyễn Kỳ Anh.

Nghiên cứu cải tiến chương trình dạy bơi ban đầu cho các em lứa tuổi 6 – 7”, (2000) của tác giả Nguyễn Thị Minh Hà. [8]

Nghiên cứu cải tiến tổ chức và quản lý các hoạt động TDTT ngoại khoá để nâng cao thể lực của SV trường ĐH mỏ địa chất”, (2001) của tác giả Phạm Khánh Ninh. [17]

Nghiên cứu cải tiến nội dung GD năng lực giảng dạy thực hành cho giáo sinh khoa GDTC trường CĐSPTW Nha Trang”, (2008) của tác giả Trần Thị Nam. [15]

Nghiên cứu cải tiến nội dung và PP tổ chức giảng dạy môn BC nhằm nâng cao chất lượng học tập cho nam SVCK GDTC ĐH Vinh”, (2009) của tác giả Trần Đức Thành. [22]

Nghiên cứu cải tiến khâu tổ chức và PPGD thực hành nhằm nâng cao chất lượng môn GDTC cho SV trường CĐ Thuỷ sản Bắc Ninh”, (2010) của tác giả Nguyễn Văn Trà.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, ngoài việc cải tiến phương pháp giảng dạy, xây dựng nội dung chương trình giảng dạy với các môn học là hết sức cấp thiết. Ngoài tác dụng phù hợp với điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất, nhà tập, khả năng giảng dạy huấn luyện theo từng chuyên môn hẹp của đội ngũ giáo viên GDTC – TDTT thì nó còn có tác dụng trang bị thêm cho học sinh những kỹ năng – kiến thức các môn Thể thao mà các em yêu thích.

Tuy nhiên, thực trạng các công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng chương trình giảng dạy và học tập các môn Thể thao cho học sinh trong các trường còn khá ít, riêng trường TC TDTT thành phố Cần Thơ thì chưa có ai nghiên cứu để đáp ứng được nội dung cũng như sở thích, nhu cầu học tập của học sinh. Tóm lại, khi nghiên cứu, tham khảo các nguồn tư liệu khác nhau nói trên, chúng tôi xác định được cách thức cần thiết phải tiến hành khi thực hiện công việc nghiên cứu của đề tài và dựa trên kết quả thu thập thông tin nghiên cứu của các nguồn tài liệu.

Các công trình nghiên cứu này đã cung cấp nhiều thông tin về thực trạng công tác GDTC trong trường học, đồng thời cung cấp nhiều thông tin về các nhóm giải pháp, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong trường học, là tài liệu tham khảo quý cho quá trình nghiên cứu của chúng tôi.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Cải Tiến Chương Trình Giảng Dạy Môn Học Giáo Dục Thể Chất Ở Trường Đại Học Cửu Long (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w