CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.2. Nghiên cứu cải tiến chương trình giáo dục thể chất bằng phương pháp được lựu chon
3.2.2. Kế hoạch thực nghiệm
Các nhiệm vụ trong chương trình cải tiến được triển khai từ tháng 09 năm 2015. Phối hợp với Ban lãnh đạo Trường, Bổ môn GDQP- TC đã áp dụng trong 1 năm học.
Trong quá trình thực nghiệm, cả 2 nhóm đều học tập theo tiến độ thực hiện chương trình GDTC hiện tại của nhà trường. Trong đó, nhóm 1( nhóm đối chứng ) không có sự tác động của chương trình cải tiến, còn nhóm 2 (nhóm thực nghiệm) được áp dụng có sự tác động của chương trình cải tiến, thời gian thực nghiệm được tiến hành trong một năm học. Để xác định hiệu quả của việc cải tiến chương trình, trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra đối tượng thực nghiệm ở 2 thời điểm: trước thực nghiệm (đầu năm học) và sau thực nghiệm (cuối năm học).
Bảng 10 :Kết quả phỏng vấn chương trình thực nghiệm
TT NỘI DUNG SỐ TIẾT SỐ
PHIẾU TỶ LỆ %
HK I ( 30 TIẾT) 1 Lý thuyết chung môn thể dục 1
2 28
02 93.33
6.7
2 Lý thuyết điền kinh 1
2 28
02 93.33
6.7 3 Thực hành môn điền kinh
( chạy cự ly ngắn 100m)
9 7
27 03
90 10 4 Lý thuyết chung môn bóng
chuyền. 1
2 23
07 76.7
23.3 5 Thực hành kỹ thuật môn bóng
chuyền 18
17 25
05 83.3
16.7 HK II
1 Lý thuyết chung môn nhảy xa 1
2 27
03 90
10 2 Thực hành kỹ thuật nhảy xa 9
8 26
04 86.7
13.3 3 Lý thuyết chung môn chạy cự ly
trung bình
1 2
29 01
96.7 3.3 4 Thực hành kỹ thuật chạy cự ly
trung bình (800m nữ,1500m nam)
9
8 25
05 83.33
16.7 5 Lý thuyết chung môn bóng đá. 1
2 29
01 96.7
3.3 6 Thực hành kỹ thuật môn bóng đá 24
23
26 04
86.7 13.3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ MÔN GDQP- TC Độc lập – Tự do-Hạnh phúc
TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM GIÁO DỤC THỂ CHẤT NỘI KHÓA Sinh viên năm thứ I. Học kỳ I (10 giáo án),Học kỳ II: 15 giáo án T
T
NỘI DUNG TẬP LUYỆN
SỐ GIÁO ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1
0 1 1
1 2
1 3
1 4
1 5 Học kỳ I (30 TIẾT)
1
Lý thuyết
chung,môn thể duc, môn điền kinh.
Lý thuyết môn bóng chuyền.
X
2 Thực hành điền kinh
(Chạy 100m) X X X
3 Thực hành kỹ thuật
môn bóng chuyền X X X X X X
Học kỳ II (45 tiết) 1
Lý thuyết chung, nhảy xa,chạy cự li trung bình,bóng đá
X 2 Thực hành kỹ thuật
nhảy xa X X X
3
Thực hành kỹ thuật chạy cự ly trung bình.
800 (nữ)1500(nam )
X X X
4 Thực hành kỹ thuật
môn bóng đá X X X X X X X X
Bảng 3. 11 Mẫu cấu trúc của giáo án củ và mới.
Phần Giáo án cũ (nhóm đối chứng)
Giáo án mới (nhóm thực nghiệm)
Mở đầu
Giới thiệu nội buổi học Khởi động chung, chuyên môn
Báo cáo sĩ số, giới thiệu nội dung buổi học và phân tích những lợi ít mà buổi học mang lại
Hỏi thăm tình hình sức khỏe
Chạy nhẹ nhàng trước khởi động (chung, chuyên môn )
Thực hiện thêm các bài tập căng cơ, ép dẻo
Cơ bản
Thực hiện nội dung tập luyện bằng phương pháp đồng loạt, phân nhóm Giáo viên quan sát hướng, sữa sai.
Cũng cố.
Thực hiện nội dung buổi học, có dẫn dắt bằng phương pháp trò chơi.
Nội dung trọng tâm mạnh dạn áp dụng các phương pháp, các hình thức lên lớp như;phân nhóm, xoay vòng.
Phân tích kỹ thuật bằng tranh ảnh
Chia nhóm thực hiện động tác và sửa sai, bảo hiểm giúp đỡ cho nhau.
Cũng cố cho học sinh thực hiện lại kỹ thuật.
Kết thức
ổn định đội ngũ, nhận xét.
Xuống lớp
Chạy thả lỏng nhẹ nhàng, thực hiện bài tập căng cơ, ép dẻo.
Nhận xét, ý kiến của sinh viên.
Giao nhiệm vụ về nhà , xuống lớp
Các kết quả công tác quản lý lệ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều giải pháp và khi tiến hành các giải pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng GDTC cần phải tiến hành đồng bộ và tổng thể theo đúng nguyên tắc.
Trên cơ sở khoa học để cải tiến chương trình GDTC áp dụng giảng dạy bắt đầu từ năm học 2015 – 2016, qua quá trình khảo sát phỏng vấn, tham khảo, phân tích các tài liệu liên quan đến việc xây dựng, đổi mới chương trình
đào tạo, đề tài nhận thấy quan điểm của các chuyên gia, các nhà quản lý và xây dựng chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội; do đó đề tài xác định các cải tiến chương trình GDTC như sau:
Cải tiến mục tiêu:
Đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tốc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, mục tiêu chương trình GDTC phải đáp ứng được yêu cầu định hướng nghề nghiệp một các rõ ràng và có hệ thống.
Tuân thủ các mục tiêu cơ bản của chương trình GDTC do Bộ GD&ĐT ban hành trước đây và trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng cần thiết để rèn luyện thân thể. Quá trình cải tiến môn học cần đảm bảo được mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, đáp ứng được yêu cẩu về chuẩn đầu ra.
Cải tiến nội dung:
Nội dung chương trình mang tính chất quyết định về phảm vi và mức độ hoàn thiện mục tiêu của chương trình, vì vậy nội dung chương trình cần được thiết kế theo định hướng.
Nội dung chương trình phải phù hợp với học sinh, tức là chương trình thiết kế phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, trình độ của học sinh, chương trình phải có tính khoa học được thiết kế từ dễ đến khó dần, hướng người học phải có sự tích cực chủ động trong việc tự rèn luyện thể lực, kỹ chiến thuật đáp ứng mục tiêu đề ra.
Nội dung chương trình phải có tính linh hoạt. Thứ nhất, là bổ sung nội dung học tập nhằm tăng thêm tính phong phú của chương trình môn học. Thứ hai, tăng hàm lượng nội dung chương trình để nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh và đề ra các mục tiêu cần thiết yêu cầu học sinh đạt được của
chương trình. Thứ ba, bổ sung phần thể lực chung và thể lực chuyên môn để nâng cao thể chất cho học sinh đạt quy định về thể chất với thể chất người Việt Nam. Tuy nhiên, thời lượng giảng dạy của môn GDTC của nhà trường có hạn, do đó học sinh tích cực, tự giác chủ động nghiên cứu và thực hành thêm ngoài giờ để đạt chuẩn đầu ra theo quy định trong đề cương chi tiết.
Nội dung chương trình phải đảm bảo kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn, kiến thức về phương pháp tổ chức hoạt động TDTT và luật thể thao.
Kiến thức cơ bản là kiến thức thể hiện tính cập nhật mới về cấu trúc, nội dung có tính độc lập, có giá trị sử dụng bền lâu, phổ cập trong quá trình triển khai và ứng dụng, có tính hiệu quả trực tiếp, đồng thời còn là cơ sở để người học phát triển hiểu biết của mình về kiến thức, kỹ năng hướng nghiệp.
Nội dung chương trình phải phù hợp với thực tiễn nhà trường, phù hợp với điều kiện đào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường.
Nội dung chương trình phải được thống nhất nội dung của môn học trong chương tình đào tạo là hết sức cần thiết.
Cải tiến tổ chức hoạt động đào tạo:
Tổ chức các hoạt động đào tạo là sự bố trí, sắp xếp, tiến hành các công việc cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu chương trình đào tạo đề ra. Vì vậy việc tổ chức tốt các hoạt động đào tạo sẽ tạo nên những thành công của một chương trình đào tạo.
So với chương trình cũ, chương trình cải tiến bổ sung các nội dung đào tạo là: trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kiến thức và kỹ năng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Vì vậy, việc triển khai chương trình GDTC cải tiến được tổ chức thực hiện theo hướng:
Trang bị kiến thức và thể thao cho học sinh, vừa tạo điều kiện để học sinh ứng dụng các kiến thức và kỹ năng đã học trong giờ học.
Mỗi giờ học được đề ra các nhiệm vụ cụ thể để học sinh rèn luyện ít nhất 1 giờ tự học, mỗi học sinh vừa làm chủ thể vừa làm khách thể trong giờ học.
Giáo viên triển khai giờ học theo hướng tích cực tạo động lực cho học sinh học tập, học sinh có sự thâm nhập vào nội dung, mục tiêu, định hướng hoạt động của giờ học. Coi giờ học là hoạt động cung cấp kiến thức, bài tập để học sinh chủ động hoạt động trong giờ học...
Cải tiến nội dung giảng dạy GDTC: GV lên lớp phải có giáo án giảng dạy, phải chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ, điều kiện sân bãi trước khi lên lớp. Tận dụng một cách hiệu quả các trang thiết bị của nhà trường, đa dạng hóa các bài tập và áp dụng nhiều phương pháp trong quá trình giảng dạy.
Cải tiến tổ chức giảng dạy GDTC tại trường: nghiên cứu thay đổi giáo án theo hướng giáo dục hiện đại lấy người học làm trung trâm. GV cẩn phải thay đổi nội dung soạn giáo án theo hướng tập trung vào hoạt động của người học, nội dung, hình thức của giáo án trở nên nhẹ nhàng, GV có thể hoàn thành tốt giờ dạy cuả mình một cách dễ dàng nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.;
Cải tiến công tác GDTC ngoại khóa: khuyến khích sinh viên tham gia các CLB thể thao ngoài giờ học,thành lập các câu lạc bộ thể thao như:
CLB bóng chuyền, CLB võ thuật, CLB bóng bàn, … nhằm thu hút sinh viên tham gia của. Tổ chức thi đấu giao hữu với các đơn vị khác nhằm thu hút sự chú ý của sinh viên và tạo sự hưng phấn và động cơ tập luyện.
Cải tiến cơ sở vật chất giảng dạy và kinh phí: tận dụng một các có hiện quả nhưng trang thiết bị đã có sẵn. Đề xuất với Ban giam hiệu trang bị các dụng cụ tập luyện có chất lượng đảm bảo hơn trước với giá mua hợp lý.
Dự trù kinh phí hàng năm và kinh phí tổ chức các giải thi đấu cấp trường và tham dự các giải trong chương trình của Bộ.
Thực trạng công tác GDTC ở Trường Đại học Cửu Long – Vĩnh Long mà chúng tôi đã khảo sát và phân tích với những mặt còn nhiều hạn chế và cần phải phát huy hơn nữa công tác giáo dục thể chất ở Nhà trường để đáp ứng nhu cầu của sinh viên, sự mong đợi của tập thể cán bộ giảng viên trường về chất lượng công tác GDTC, đồng thời theo kịp chất lượng GDTC ở các trường khác, điều quan trọng là theo kịp sự phát triển của thời đại có nghĩa là phát triển con người toàn diện . Vì vậy, chúng tôi thấy nhất thiết là cải tiến chương trình GDTC nhằm nâng cao hiệu quả GDTC Trường Đại học Cửu Long – Vĩnh Long là vấn đề rất thiết thực và có ý nghĩa.
Bên cạnh đó, chúng tôi thấy trước đây đã có các công trình nghiên cứu có liên quan như: Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1994), “Những giải pháp thực thi nhằm cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các trường Đại học” đã chỉ ra được nhiều giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác GDTC trường học. Nguyễn Văn Thảo(2007), “Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho Giáo sinh trường trung học Sư phạm Thanh Hóa”. Tác giả đã đề xuất 6 giải pháp sau: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền giáo dục; Cải tiến nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn GDTC; Đổi mới các hình thức quản lý trong công tác GDTC; Bắt buộc mỗi giáo sinh phải tham gia tập luyện một môn thể thao tự chọn; Tăng cường tổ chức thi đấu TDTT trong và ngoài trường học; Tăng cường cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động TDTT. Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Quốc Huy (2010), “Thực trạng công tác giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội”, Tác giả đã chỉ ra thực trạng công tác giáo dục thể chất của Nhà trường thông qua hiện trạng công tác cán bộ, hệ thống tổ chức quản lý, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC, kết quả thực tập lý thuyết và thực hành, trình độ thể lực của sinh viên. Lê Văn Phong (2010), “Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể
chất cho sinh viên Học viện cảnh sát nhân dân”. Tác giả đã chỉ ra thực trạng công tác giáo dục thể chất của Nhà trường thông qua hiện trạng công tác cán bộ, hệ thống tồ chức quản lý, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC, kết quả học tập lý thuyết và thực hành, trình độ thể lực của sinh viên.
Tác giả cũng đã đề xuất 5 nhóm giải pháp…
Các công trình nghiên cứu này đã cung cấp nhiều thông tin rất quý giá về thực trạng công tác giáo dục thể chất, đồng thời cung cấp nhiều thông tin về các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC ở các đơn vị và trường học. nếu so sánh ý nghĩa của các công trình trên thì họ đi sâu nghiên cứu thực trạng về công tác GDTC và thực trạng thể chất sinh viên trên các địa bàn khác nhau và ở các địa phương khác nhau. Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác GDTC ở Trường Đại học Cửu Long – Vĩnh Long để phát hiện ra những tồn tại và yếu kém, từ đó cai tiến nhằm nâng cao công tác GDTC trong sinh viên tại trường.
vì vậy chúng tôi tin sự cải tiến chương trình giảng dạy GDTC của chúng tôi đã xây dựng đảm bảo độ tin cậy, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Để kiểm chứng điều này chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm về việc ứng dụng các chương trình cải tiến này vào trong công tác GDTC trong học kì 2 năm học.
Chắc chắn chúng sẽ cho kết quả khả thi.