Tình hình nghiên cứu bổ sung dầu vào thức ăn chăn nuôi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bổ sung dầu hạt lanh vào khẩu phần đến năng suất và chất lượng chứng gà ISA SHAVER (Trang 30 - 34)

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay ngành công nghiệp thực phẩm rất quan tâm đến việc cung cấp omega 3 trong khẩu phần ăn của con người thông qua thịt và trứng gà.

Hàm lượng omega-3 trong trứng gà có thể được làm giàu lên một cách dễ

dàng thông qua việc cung cấp các chất giàu omega-3 vào khẩu phần như dầu cá, dầu hạt cải, dầu hạt lanh (Hargis và Elswyk, 1993) [35].

Nhiều nghiên cứu về hạt lanh, hạt cải và dầu của chúng như một nguồn omega-3 cung cấp cho gà đẻ và ảnh hưởng của chúng đến năng suất và chất lượng trứng. Dầu hạt lanh cung cấp với tỷ lệ 1, 2, 3, 4% vào khẩu phần không ảnh hưởng đến năng suất trứng (Gonacuglu và Ergun, 2004) [32].

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cung cấp vào khẩu phần ăn cho gà các chất dinh dưỡng giàu omega-3 hầu như không làm ảnh hưởng đến năng suất trứng (Schreiner và cs, 2004 [45]; Carrillo-Dominguez và cs, 2005 [29];

Ebeid và cs, 2008 [30]). Gonzalez-Esquerra và Leeson (2000) [33] cho biết khi khẩu phần thức ăn được bổ sung omega-3 ở các mức khác nhau thì năng suất trứng tất cả các giai đoạn đẻ đều không bị ảnh hưởng.

Gonzalez-Esquerra và Leeson (2000) [33] khi nghiên cứu cung cấp vào khẩu phần thức ăn giàu omega-3 cho biết năng suất trứng tất cả các giai đoạn đẻ đều không bị ảnh hưởng bởi việc bổ sung ở các mức khác nhau.

Gonzalez-Esquerra và Leeson (2000) [33] thông báo khi bổ sung 5%

dầu hạt lanh trong khẩu phần gà đẻ đã không tìm thấy sự ảnh hưởng của việc bổ sung đến năng suất trứng gà. Tương tự, Grobas và cs (2001) [34], đã bổ sung 5% và 10% dầu hạt lanh vào khẩu phần cho gà đẻ trong 12 tuần đẻ và thấy rằng năng xuất trứng vẫn ổn định, không bị ảnh hưởng.

Jiang và cs (1991) [38]; Novak và Scheideler (2001) [43]; Bean I.D. và Leeson (2003) [26] cho biết sản lượng trứng không bị ảnh hưởng khi bổ sung cho gà đẻ 10% hạt lanh. Yannakopoulos và cs (1999) [48] bổ sung 10 và 20%

hạt lanh trong khẩu phần gà đẻ và tác giả không thấy sự ảnh hưởng của việc bổ sung đến năng suất trứng gà. Gonacuglu và Ergun (2004) [32]; Jiang và cs, (1991) [38]; Novak và Scheideler (2001) [43]; Bean và Leeson (2003) [26]

cho biết sản lượng trứng không bị ảnh hưởng khi bổ sung cho gà đẻ 10% hạt lanh. Yếu tố ảnh hưởng chính đến giá trị dinh dưỡng của các nguồn chất béo

chính là khả năng tiêu hóa. Khả năng tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi nồng độ các axit béo no, cacbon trong chuỗi, sự tập trung các axit tự do, vị trí các phân tử glyxerin, cũng như sự tương tác giữa các axit béo no và không no.

Grobas và cs (2001) [34] cho biết khi khẩu phần gà đẻ được bổ sung 5 hoặc 10% dầu hạt lanh sẽ làm giảm thu nhận thức ăn nhưng cải thiện hiệu quả chuyển hóa thức ăn. Tương tự như vậy, Novak và Scheideler (2001) [43] cho biết khi bổ sung dầu hạt lanh thu nhận thức ăn gà đẻ giảm 14%, nhưng tăng hiệu quả chuyển hóa thức ăn.

Theo Bean và Leeson (2003) [26] cho biết khi bổ sung 4% dầu hạt lanh sẽ làm giảm thu nhận thức ăn so với lô đối chứng. Tuy nhiên, Celebi và Utlu, 2006 cho biết ở mức bổ sung này không ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển hóa thức ăn.

Theo Novak và Scheideler (2001) [43]; Ansari và cs (2006) [24] thì bổ sung hạt lanh như nguồn chất béo vào khẩu phần gà đẻ làm tăng thu nhận thức ăn. Tuy nhiên, chưa rõ nguyên nhân làm tăng lượng thức ăn thu nhận. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của việc bổ sung chất béo đến thu nhận thức ăn của gà. Đây cũng là nội dung hết sức quan trọng mà nghiên cứu hướng tới.

1.4.2. Nghiên cứu trong nước

Lê Thanh Phương (2015) [14] đã nghiên cứu ảnh hưởng chất béo của thức ăn trong khẩu phần đến thành phần axit béo của trứng gà công nghiệp.

Tác giả đã sử dụng 3 loại dầu là cám gạo, dầu nành và dầu cá hồi với 3 tỷ lệ là 1, 2 và 3% trong khẩu phần. Kết quả cho thấy bổ sung dầu đã nâng cao năng suất sinh sản của gà; tỷ lệ đẻ cao nhất ở khẩu phần bổ sung 2% dầu cám gạo (96,81%). Gà nuôi khẩu phần bổ sung dầu cá hồi đã tăng tích lũy DHA, giảm hàm lượng cholesterol và tỷ lệ acid béo ω-6/ω-3 của lòng đỏ trứng.

Lê Phúc Chiến và cs (2012) [4], đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến hàm lượng axit béo omega-3 trong trứng gà. Tác giả sử

dụng 10% chất bổ sung vào khẩu phần ăn cho gà đẻ Isha brown đã làm tăng hàm lượng omega 3 lên 356 mg/trứng sau 60 ngày so với đối chứng. Ở mức bổ sung này đã không làm ảnh hưởng tới sản lượng trứng và các thông số chất lượng trứng.

Huỳnh Minh Quân và Nguyễn Thị Thủy (2015) [15] đã nghiên cứu ảnh hưởng của mỡ cá tra trong khẩu phần lên năng suất, chất lượng trứng và khối lượng loại thải gà mái Hisex Brown nuôi công nghiệp. Tác giả cho biết khi bổ sung tỷ lệ 0, 2, 4, 6% mỡ cá tra trong khẩu phần cho gà mái đẻ đã không cải thiện được tỷ lệ đẻ của gà mà làm tăng khối lượng trứng gà so với đối chứng;

tiêu tốn thức ăn giảm dần khi lượng dầu tăng trong khẩu phần; chất lượng trứng được cải thiện về màu sắc; khối lượng gà tăng cao hơn so với đối chứng.

Nguyễn Nhực, Xuân Dung và cs (2011) [5], nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung dầu phọng và mỡ cá tra lên năng suất, chất lượng và thành phần chất béo của trứng gà Isa Brown nuôi trong chuồng hở. Tác giả đã bổ sung lần lượt 1 và 3% dầu phông và mỡ cá tra đã không ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ và tiêu tốn thức ăn/ngày. Ảnh hưởng khác biệt lên chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng và tỷ lệ lòng trắng. Dùng dầu phộng 1 và 3% sản xuất trứng có hàm lượng cholesterol thấp hơn và có ý nghĩa thống kê so với dùng mỡ cá tra.

Ngô Hồng Thêu (2014) [17] đã nghiên cứu ảnh hưởng của dầu đậu nành, dầu hạt cải đến năng suất và chất lượng trứng gà Lương Phượng. Tác giả cho biết khi bổ sung dầu đậu nành và dầu hạt cải với các tỷ lệ 2, 3% trong khẩu phần ăn của gà Lượng Phượng đã làm tăng tỷ lệ omega 3, 6, 9 trong trứng gia cầm so với đối chứng.

Chương 2

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bổ sung dầu hạt lanh vào khẩu phần đến năng suất và chất lượng chứng gà ISA SHAVER (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)