Hạt lanh không phải là chất béo hoàn toàn mặc dù đã cung cấp một lượng protein (20-24g/100 g), chất xơ (25-28g/100g) và dầu hạt lanh cho gà đẻ. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã xem xét việc tìm ra cách thức để bổ sung DHL vào thức ăn làm tăng hàm lượng axit béo n-3 trong lòng trứng gà. Nếu hạt lanh chưa qua chế biến còn có bao gồm các yếu tố dinh dưỡng chống lại dinh dưỡng như glycosides cyanogenic có liên quan đến trầm cảm tăng trưởng, hiệu quả thức ăn, sản xuất trứng, trọng lượng trứng, chất lượng trứng, hô hấp bất thường và căng thẳng của gà đẻ. Tình trạng này đòi hỏi nhiều sự chú ý hơn để giảm tác động độc hại và cải thiện chất lượng dinh dưỡng của hạt lanh, do vậy việc sử dụng DHL sẽ loại bỏ các yếu tố dinh dưỡng như glycosides cyanogenic.
Mục đích của thí nghiệm, nội dung về thành phần hóa học và hàm lượng omega-3, omega-6, omega-9 được xem xét dưới tác động ảnh hưởng của việc bổ sung DHL là một nội dung rất quan trọng. Do vậy những tác động dù có ý nghĩa hay không có ý nghĩa về phương diện thống kê đều có vai trò minh
chứng cơ bản cho nội dung của nghiên cứu hướng tới. Do vậy nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm và phân tích dựa trên công nghệ phân tích hiện đại.
Trong thí nghiệm này, sau khi sử dụng DHL bổ sung vào khẩu phần ăn cho gà mái Isa Shaver sinh sản từ 49 tuần tuổi đến 56 tuần tuổi. Thí nghiệm tiến hành lấy mẫu trứng trong thời gian ăn thức ăn thí nghiệm để phân tích.
Kết quả được thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Thành phần hóa học và tỷ lệ omega-3, 6, 9 trong trứng gà (n=5) Hàm lượng omega-3, 6, 9
(mg/100 g lòng đỏ)
Thành phần hóa học của lòng đỏ (%) Chỉ tiêu
Lô
Omega-3 Omega-6 Omega-9
VCK (%)
Protein thô (%)
Mỡ thô (%)
Lô ĐC 232a 2723a 2822a 49,89 17,11 30,81
Lô TN 1 (0,5% DHL) 704b 7801b 8204b 50,91 18,11 31,68
Lô TN 2 (1% DHL) 902c 10906c 11702c 50,59 17,84 31,49
Ghi chú: Theo hàng dọc, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác giữ chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,001).
Kết quả bảng 3.6 cho thấy: Việc bổ sung dầu hạt lanh tác động trực tiếp đến một số chỉ tiêu hóa học của trứng:
Khi bổ sung DHL ở tỷ lệ 0; 0,5% và 1% vào khẩu phần ăn đã làm tăng hàm lượng omega-3 gấp 3,01 đến 3,90 lần, omega-6 tăng gấp 2,86 đến 4,00 lần và omega-9 tăng gấp 2,90 đến 4,14 lần so với đối chứng, ở cả 3 lô thí nghiệm đều có sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kê. Khi tăng tỷ lệ bổ sung DHL lần lượt là 0; 0,5 và 1 % vào khẩu phần ăn cho gà đẻ thì tỷ lệ VCK, protein thô, mỡ thô trong trứng của cả 3 lô gà thí nghiệm đều có diễn biến tăng cao ở lô TN1 sau đó giảm ở lô TN2 và thấp nhất ở lô đối chứng.
Omega-3: khi bổ sung DHL ở các mức 0, 0,5 và 1 % vào khẩu phần ăn của gà thí nghiệm thì hàm lượng omega-3 ở lô TN1 và TN2 tăng cao hơn lần lượt là 3,01 lần và 3,90 lần so với đối chứng. Khi so sánh thống kê giữa lô ĐC với lô TN1 và lô TN2; giữa lô TN1 với TN2 thấy có sự khác nhau rất rõ rệt về tỷ lệ omega-3 có trong trứng với P<0,001.
Lê Phúc Chiến và cs (2012) [4] đã bổ sung thức ăn và làm tăng được lượng omega-3 lên 356 mg/trứng sau 60 ngày; Ngô Hồng Thêu (2014) [19] đã dùng dầu đậu nành và dầu hạt cải làm tăng lượng omega-3 lên 775 mg/100g trứng; so sánh trứng gà giàu omega-3 được công ty Minh Ân [1] sản xuất công bố dựa trên việc sử dụng bổ sung dầu cá, rong tảo biển trong khẩu phần ăn của gà đẻ và đã tạo ra trứng gà giàu omega-3 đạt 549mg omega-3/100g trứng. Còn chúng tôi nghiên cứu bổ sung DHL đã cho hàm lượng omega-3 là 704mg/100g lòng đỏ trứng và 902 mg/100 g lòng đỏ trứng thì kết quả của chúng tôi là cao hơn rất nhiều. Scheideler và Froning (1996) [45] cho biết khả năng tăng hàm lượng omega-3 trong thịt, trứng gia cầm phụ thuộc nhiều vào thành phần của thức ăn cung cấp. Thông thường nguồn cung cấp là những chất giàu omega-3, trong đó cá biển là nguồn cung cấp giàu omega-3, đặc biệt giàu EPA và DHA. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi một lẫn nữa khẳng định lượng omega-3 tích lũy trong lòng đỏ trứng phụ thuộc vào nguồn thức ăn cung cấp. Thông thường tỷ lệ omega-3 trong dầu cá và tảo biển lớn hơn rất nhiều lần so với tỷ lệ đó trong dầu thực vật, do đó khi bổ sung vào thức ăn thì tỷ lệ omega-3 trong trứng sẽ cao hơn so với bổ sung dầu thực vật.
Omega-3 rất quan trọng đối với sức khỏe con người, do vậy trong ngành công nghiệp thực phẩm đã quan tâm đến việc cung cấp omega-3 trong khẩu phần ăn của con người thông qua những chất giàu dinh dưỡng như thịt và trứng gà. Hàm lượng omega-3 trong trứng gà có thể được làm giàu lên một
cách dễ dàng thông qua việc cung cấp các chất giàu omega-3 vào khẩu phần như dầu cá, dầu hạt cải, dầu hạt lanh (Hargis và Elswyk, 1993 [35]).
Như vậy, việc bổ sung DHL vào khẩu phần ăn của gà làm cho chỉ số omega-3 tăng cao, với tỷ lệ bổ sung 1 % chỉ số omega-3 đạt cao nhất so với việc không bổ sung và có bổ sung với tỷ lệ 0,5 %.
Omega-6: khi bổ sung DHL vào với tỷ lệ 0, 0,5 và 1 % vào trong khẩu phần thì hàm lượng omega-6 cũng tăng lên. Cụ thể hàm lượng omega-6 tăng lên cao nhất ở lô TN2, sau đó đến lô TN1 và thấp nhất là lô ĐC kết quả lần lượt là 10906; 7801; 2723 mg/100g lòng đỏ. Kết quả so sánh thống kê về hàm lượng omega-6 giữa các lô thì có sự sai khác rất rõ rệt với P<0,001.
Omega-9: khi bổ sung DHL tăng từ 0, 0,5 và 1 % vào thức ăn cho gà Isa shaver sinh sản thì hàm lượng omega-9 cũng có diễn biến tăng tương tự như khi tăng omega-6. Cụ thể là lô TN2 có hàm lượng omega-9 cao nhất là 11702 mg/100g lòng đỏ trứng tiếp đến là lô TN1 là 8204 mg/100g lòng đỏ trứng và thấp nhất là lô ĐC là 2822 mg/100g lòng đỏ trứng. Kết quả so sánh thống kê về hàm lượng omega-9 giữa lô ĐC với lô TN1 và lô TN2; giữa lô TN1 với TN2 có sự khác nhau rất rõ rệt với P<0,001.
Theo Caston và Leeson (1990) [28]; Scheideler và Froning (1996) [44]
Lê Thanh Phương (2015) [14] thì ảnh hưởng của khẩu phần chất béo đến tỷ lệ các axit béo trong lòng đỏ phụ thuộc lớn vào nguồn chất béo ở trong khẩu phần ăn. Thành phần lipit trong lòng đỏ trứng gà phụ thuộc vào sự kết hợp giữa lượng lipit tổng hợp ở gan, sự hấp thu ở gan và thành phần lipit trong khẩu phần ăn (Theert và Qi, 1995).
Khi tăng tỷ lệ dầu hạt lanh lần lượt là 0, 0,5 và 1 % bổ sung vào khẩu phần ăn cho gà đẻ thì tỷ lệ VCK, protein thô, mỡ thô trong trứng của cả 3 lô gà thí nghiệm đều có diễn biến tăng cao ở lô TN1 sau đó giảm ở lô TN2, tuy nhiên, lô TN2 vẫn có các tỷ lệ cao hơn so với lô đối chứng. Sở dĩ có điều này
là do các hoạt chất sinh học có trong dầu hạt lanh đã làm tăng chuyển hóa thức ăn ở gà nên làm tăng tích lũy các chất dinh dưỡng vào trong lòng đỏ.
Từ kết quả theo dõi và phân tích như trên cho thấy, kết quả nghiên cứu cơ bản tương đồng với những đánh giá trong kết quả của các nghiên cứu trước đó về việc bổ sung nguồn chất béo vào khẩu phần ăn. Tuy nhiên với tỷ lệ bổ sung dầu hạt lanh ở mức 0,5 % và 1 % thì hàm lượng omega-3, 6, 9 tăng vượt trội so với những nghiên cứu trước.