Trong chăn nuôi gà, năng suất trứng của gà được hiểu là tổng số trứng đẻ ra của 01 cá thể gà trong một đơn vị thời gian. Chỉ tiêu này phản ánh trạng thái sinh lý của gà và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Tuy nhiên, năng suất trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, loài, hướng sản xuất, mùa vụ sản xuất, thức ăn và đặc điểm cá thể. Tất cả những yếu tố trên đều đặt trong điều kiện, môi trường cụ thể, những tác động của các yếu tố ngoại cảnh khác đến năng suất trứng của gà.
Xác định được những yếu tố tác động làm tăng hoặc giảm năng suất trứng trong điều kiện, môi trường cụ thể để hạn chế tối đa những tác động có thể làm sai lệch kết quả thí nghiệm. Vì vậy, thí nghiệm trước tiên đảm bảo bằng khối lượng cơ thể gà tương đương với độ tuổi; chế độ ăn trước khi đẻ;
giữ được khối lượng ở các lô, không để mất cân bằng quá lớn giữa các cá thể.
Trong thí nghiệm này, việc đánh giá tác động của thức ăn khi bổ sung DHL vào khẩu phần ăn và tiến hành theo dõi, tổng hợp, phân tích hàng ngày.
Kết quả theo dõi hàng ngày được ghi chép, định kỳ thống kê xem xét, đánh giá cụ thể. Kết quả thu được trong 8 tuần được trình bày chi tiết tại bảng 3.4.
Kết quả bảng 3.4 cho thấy năng suất trứng gà thí nghiệm giảm dần từ 49 đến 53 tuần tuổi, sau đó lại tăng lên ở các tuần 54, 55 và giảm ở tuần 56.
Cụ thể ở lô ĐC giảm từ 175 quả ở 49 tuần tuổi xuống còn 147 quả ở 53 tuần tuổi, sau đó tăng lên 164 quả ở 54 tuần tuổi rồi giảm dần ở tuần 55 và 56; lô TN1 giảm từ 177 quả ở 49 tuần tuổi xuống còn 169 quả ở 53 tuần tuổi, sau đó tăng lên ở các tuần 54, 55 đạt từ 177 đến 180 quả, đến tuần 56 giảm còn
179 quả; lô TN2 giảm từ 176 quả ở 49 tuần tuổi xuống còn 156 quả ở 53 tuần tuổi, sau đó tăng lên cao nhất là 170 quả ở 55 tuần tuổi rồi lại giảm xuống ở tuần 56. Có thể thấy được cả 03 lô đều giảm ở những tuần đầu (từ tuần 49 đến 53) sau đó tăng lên và giữ ở mức ổn định. Nếu coi sản lượng trứng gà của lô ĐC là 100% sản lượng trứng lô TN1, TN2 lần lượt là 110,16%; 103,23%. Sản lượng trứng của lô TN1 cao hơn lô ĐC là 10,32%, cao hơn lô TN2 là 7,09%.
Bảng 3.4. Năng suất trứng gà thí nghiệm qua các tuần đẻ
Tuần đẻ
Lô ĐC (0 % DHL) Lô TN1 (0,5% DHL) Lô TN2 (1% DHL)
Số trứng
(quả)
Năng suất bình quân (quả/mái) Số
trứng (quả)
Năng suất bình quân (quả/mái) Số
trứng (quả)
Năng suất bình quân (quả/mái) Theo
tuần
Cộng dồn
Theo tuần
Cộng dồn
Theo tuần
Cộng dồn 49 175a 5,83 5,83a 177a 5,90 5,90a 176a 5,87 5,87a 50 164 5,47 11,30 177 5,90 11,80 165 5,50 11,37 51 152 5,07 16,37 171 5,70 17,50 164 5,47 16,83 52 152 5,07 21,43 170 5,67 23,17 159 5,30 22,13 53 147a 4,90 26,33a 169c 5,63 28,80c 156b 5,20 27,33b 54 164 5,47 31,80 177 5,90 34,63 158 5,27 32,60 55 159 5,30 37,10 180 6,00 40,63 170 5,67 38,27 56 156a 5,20 42,30a 179b 5,97 46,60b 162a 5,40a 43,67
Tổng 1269 1400 1310
So sánh (%) 100 110,16 103,23
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Khi so sánh thống kê về sản lượng trứng gà giữa các TN1, TN2 với lô ĐC chúng tôi thấy sản lượng trứng của lô TN1 với lô ĐC và lô TN2 có sự sai
khác nhau có ý nghĩa thống kê với P < 0,001; lô TN2 với lô ĐC không có sự khác nhau rõ rệt với P > 0,05.
Như vậy, khi bổ sung dầu hạt lanh vào thức ăn cho gà thí nghiệm thì tỷ lệ đẻ có tăng lên nhưng sự khác biệt có ý nghĩa khi bổ sung ở mức 0,5% vào khẩu phần, còn bổ sung ở mức 1% vẫn làm sản lượng trứng tăng lên nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Theo Gonzalez-Esquerra và Leeson, (2000) [33]; Schreiner và cs (2004) [45]; Carrillo-Dominguez và cs (2005) [29]; Ebeid và cs (2008) [30]
đã nghiên cứu bổ sung thức ăn giàu omega-3 khác nhau vào khẩu phần thức ăn cho gà đẻ thì năng suất trứng ở tất cả các giai đoạn đẻ của gà đều không bị ảnh hưởng. Grobas và cs (2001) [34], đã bổ sung 5% và 10% dầu hạt lanh vào khẩu phần cho gà đẻ trong 12 tuần đẻ và thấy rằng chúng không ảnh hưởng đến năng suất trứng. Filardi và cs, (2005) [31], cũng không tìm thấy sự sai khác về năng suất trứng khi bổ sung 3,12% dầu hạt cải vào khẩu phần cho gà đẻ. Silke và cs, (2008) [46] đã bổ sung 2 loại chất béo khác nhau là dầu hạt lanh và dầu đậu nành vào khẩu phần ăn gà đẻ và thấy rằng chúng không ảnh hưởng đến năng suất trứng giữa các lô thí nghiệm. Tuy nhiên, theo Ngô Hồng Thêu (2014) [17] thì bổ sung 2% dầu đậu nành đã làm tăng năng suất trứng có ý nghĩa thống kê so với lô ĐC.
Hình 3.3 cũng cho thấy năng suất trứng gà thí nghiệm giảm dần từ 49 đến 53 tuần tuổi, sau đó lại tăng lên ở các tuần tiếp theo. Cụ thể ở lô ĐC giảm từ 5,83 quả/tuần ở 49 tuần tuổi xuống còn 4,90 quả/tuần ở 53 tuần tuổi, sau đó tăng lên 5,47 quả/tuần ở 54 tuần tuổi rồi mới tiếp tục giảm dần; lô TN1 giảm từ 5,90 quả/tuần ở 49 tuần tuổi xuống còn 5,63 quả/tuần ở 53 tuần tuổi, sau đó tăng lên ở các tuần tiếp theo đạt từ 5,90 quả/tuần đến 6,00 quả/tuần; lô TN2 giảm từ 5,87 quả/tuần ở 49 tuần tuổi xuống còn 5,20 quả/tuần ở 53 tuần tuổi,
sau đó tăng lên cao nhất là 5,67 quả/tuần ở 55 tuần tuổi rồi lại giảm xuống ở 56 tuần tuổi.
Quan sát đồ thị dưới đây để thấy rõ hơn ảnh hưởng của các mức bổ sung DHL vào khẩu phần ăn của gà.
0 1 2 3 4 5 6 7
49 50 51 52 53 54 55 56
quả/tuần
Tuần tuổi
Lô ĐC (0 % DHL) Lô TN ( 0,5 % DHL ) Lô TN ( 1 % DHL )2
Hình 3.3. Đồ thị năng suất trứng gà thí nghiệm qua các tuần đẻ Ta thấy rõ việc bổ sung DHL ở mức 0,5 và 1% vào trong khẩu phần đã làm tăng tỷ lệ đẻ trứng của gà, trong đó bổ sung ở mức 0,5% DHL đã làm tăng 10,32% so với ĐC với sự sai khác rất rõ rệt (P < 0,001), còn bổ sung 1%
DHL làm tăng 7,09 % so với ĐC nhưng không sai khác có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Gà của lô TN1 (0,5% DHL) có tỷ lệ đẻ lớn hơn gà của lô TN2 (1%
DHL) với sự sai khác rõ rệt P< 0,001. Như vậy, mức bổ sung 0,5 % có tác động đến tỷ lệ đẻ lớn hơn so với mức 1 %.
Năng suất trứng bình quân/mái của lô TN1 cao hơn lô ĐC và lô TN2 lần lượt là 10,16 % và 6,93 %, còn của lô TN2 cao hơn lô ĐC là 3,23 %. Bổ sung cả hai tỷ lệ 0,5 và 1% DHL vào khẩu phần đều làm tăng năng suất trứng/mái, nhưng ở mức bổ sung 0,5% DHL vào khẩu phần làm tăng nhiều
hơn. Ở mức bổ sung này có sự sai khác rõ rệt về năng suất trứng của lô TN1 so với lô ĐC và TN2 với P < 0,001.
Các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước đều cho thấy bổ sung dầu vào thức ăn không làm ảnh hưởng tới năng suất trứng, như nghiên cứu của Gonacuglu và Ergun, (2004) [32], Grobas và cs (2001) [34] với tỷ lệ bổ sung 1, 2, 3, 4, 5% DHL vào khẩu phần không ảnh hưởng đến năng suất trứng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm này lại cho thấy có sự ảnh hưởng có ý nghĩa tới năng suất trứng. Sở dĩ có điều đó là do, các tác giả đi trước đều nghiên cứu ở mức bổ sung cao hơn 1 % còn thí nghiệm của chúng tôi lại cho thấy bổ sung ở mức thấp (0,5 % dầu hạt lanh) thì sai khác có ý nghĩa còn bổ sung cao hơn (1 % dầu hạt lanh) thì không có sự sai khác nhau.