Ảnh hưởng của dầu hạt lanh đến độ đậm màu của lòng đỏ trứng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bổ sung dầu hạt lanh vào khẩu phần đến năng suất và chất lượng chứng gà ISA SHAVER (Trang 58 - 61)

đây là chất chống oxy hóa giúp hình thành vitamin A, cải thiện tình trạng xương. Do đó, màu sắc lòng đỏ trứng càng đậm thì sẽ cung cấp càng nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Màu sắc của lòng đỏ trứng phụ thuộc trực tiếp vào chế độ ăn uống của gà mái và cách chăm sóc. Nếu gà mái có chế độ ăn uống hoàn toàn là thóc lúa thì lòng đỏ trứng sẽ có màu vàng nhạt. Nếu chúng được ăn ngô, thực vật, côn trùng thì lòng đỏ trứng sẽ có màu vàng sẫm hơn một chút. Vào mùa đông, lòng đỏ trứng thường trở nên nhạt màu hơn vì số lượng thức ăn gà tiêu thụ ở thời điểm này ít hơn. Thực tế trong hầu hết mọi trường hợp, màu nhạt vẫn được coi là dấu hiệu trứng có chất lượng thấp, do vậy người chăn nuôi rất chú trọng đến việc áp dụng các giải pháp nâng cao độ đậm của lòng đỏ và xem đó là một tiêu chuẩn quan trọng để xác định chất lượng sản phẩm trứng

Trong thí nhiệm này, với tỷ lệ bổ sung 0,5% và 1% DHL, vào khẩu phần ăn và theo dõi, khảo sát bằng bảng màu với 15 gam màu từ vàng nhạt đến vàng đậm. Kết quả khảo sát tổng hợp theo bảng 3.7.

Bảng 3.7. Độ đậm màu lòng đỏ trứng ở các giai đoạn thí nghiệm (n=8) Thời

điểm khảo sát

(ngày)

Giá trị trung bình Lô ĐC

(X mx)

Lô TN1 (X mx)

Lô TN2 (X mx) 1 8,70a ±0,48 8,80a ± 0,42 8,80a ± 0,48 28 8,80b ± 0,42 10,40a ± 0,51 10,60a ±0,51 56 8,70c ± 0,48 10,80b ± 0,42 11,00a ± 0,00

Xem xét số liệu được mô tả chi tiết trong bảng 3.7 cho thấy, trong quá trình thí nghiệm (trong thời gian 8 tuần, từ 49 tuần tuổi đến 56 tuần tuổi) ở lô đối chứng do không sử dụng DHL bổ sung vào khẩu phần nên độ đậm màu của lòng đỏ trứng gà tương đối ổn định ở mức 8,70 - 8,80 điểm.

Ở thời điểm ngày thứ 1, lòng đỏ trứng gà ở các lô cơ bản có độ đậm màu tương đối bằng nhau do chưa có tác động của khẩu phần thức ăn đến độ đậm của lòng đỏ. Kết quả so sánh thống kê giữa ba lô không có sự khác nhau về điểm số của lòng đỏ trứng gà trong ngày đầu thí nghiệm với P>0,05. Lô ĐC, TN1 và TN2 có độ đậm màu đều ở mức 8,70, 8,80 và 8,80. Từ ngày thí nghiệm thứ 10 trở đi, độ đậm màu ở lòng đỏ trứng gà các lô TN1 và TN2 có sự thay đổi rõ rệt hơn. Ở lô TN2 độ đậm màu cao hơn các lô còn lại.

Ở ngày thí nghiệm thứ 28, lòng đỏ trứng gà ở các lô sử dụng khẩu phần cơ sở và bổ sung 0,5 và 1% dầu hạt lanh trong khẩu phần cho độ đậm màu lòng đỏ rõ hơn, kết quả khảo sát cho thấy ở lô ĐC thấp nhất, sau đó đến lô TN1 và cao nhất là lô TN2 tương ứng là 8,80; 10,40 và 10,60 điểm. Mức vượt trội về độ đậm màu so với lô ĐC ở lòng đỏ trứng lô TN1 là 2,20 và ở lô TN2 là 2,40. Kết quả so sánh thống kê về điểm số lòng đỏ trứng gà giữa lô thí

nghiệm với lô ĐC có sự khác nhau rõ rệt với P < 0,001, còn giữa hai lô thí nghiệm không có sự sai khác nhau với P > 0,05.

Kết quả theo dõi chúng tôi thấy độ đậm màu lòng đỏ tăng dần lên qua các giai đoạn thí nghiệm. Đến ngày thứ 56, lô ĐC (không bổ sung DHL) đạt điểm thấp nhất là 8,70; sau đó đến lô TN1 (bổ sung 0,5 % DHL) đạt 10,80 điểm và cao nhất ở lô TN2 (bổ sung 1% DHL) là 11,00 điểm. Như vậy, khi bổ sung vào khẩu phần ăn thí nghiệm với 1% DHL cho kết quả điểm lòng đỏ tốt nhất và sai khác có ý nghĩa thống kê với lô TN1 (P < 0,05).

Tổng thể kết quả khảo sát trên cho thấy, với lượng bổ sung 0,5% và 1%

DHL vào khẩu phần ăn trong thời gian 45 ngày, lòng đỏ trứng gà đạt độ đậm cao hơn so với lô ĐC; độ đậm ở lô TN2 cao hơn lô TN1 tương ứng với mức bổ sung vào khẩu phần ăn thí nghiệm tỷ lệ 1% DHL. Kết quả này tương ứng về mặt cơ chế tăng độ đậm so với nghiên cứu của Ana Beatriz Garcia Faitarone Rua (2016) [23]. Bên cạnh đó, thời gian thí nghiệm diễn ra vào thời điểm thời tiết có nhiều thay đổi, biên độ giao động thời tiết khá lớn nhưng không làm giảm độ đậm của lòng đỏ. Đồng thời, độ đậm màu của lòng đỏ cho thấy sức khỏe của đàn gà ở các lô TN1 và TN2 ổn định.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ thí nghiệm này, từ nhận định trên cơ sở đánh giá độ đậm lòng đỏ với mức bổ sung 0,5 và 1% DHL không phải là kết quả có tính đại diện cho toàn bộ những nghiên cứu ở các mức bổ sung khác nhau. Vì thế ở các nghiên cứu khác, với mức bổ sung khác nhau sẽ có thể cho kết quả cụ thể có thể không tương ứng với kết quả của thí nghiệm này, hơn nữa trong điều kiện cụ thể cần có nghiên cứu, phân tích rõ hơn hàm lượng carotenoid và các chất có lợi khác trong lòng đỏ trứng gà. Đây cũng là nội dung mà các nghiên cứu tượng tự cần quan tâm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bổ sung dầu hạt lanh vào khẩu phần đến năng suất và chất lượng chứng gà ISA SHAVER (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)